Thứ hai, 20/05/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tác hại của món ăn “khoái khẩu”

Cập nhật: 09:38 ngày 10/01/2024
BẮC GIANG - Vừa từ viện trở về nhà, anh N.V.D, xã Tiền Phong (Yên Dũng - Bắc Giang) cảm thấy thật may mắn khi thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”. Chỉ vì dùng món tiết canh lợn mà anh suýt mất mạng.

Anh D là chủ một doanh nghiệp về kinh doanh bất động sản và chuỗi nhà hàng ăn uống có tiếng ở quê. Có uy tín, năng động trong nắm bắt thị trường nên doanh nghiệp của anh ngày càng phát triển, được đối tác, bạn hàng nể trọng. Thi thoảng, anh có một mảng kinh doanh liên quan đến công việc của tôi, mỗi lần giao dịch đều thanh toán sằng phẳng. 

Tin tưởng lẫn nhau, giữa chúng tôi làm ăn đều không cần giấy tờ gì cả. Vậy mà, mấy ngày liền tôi liên lạc với anh không được dù chuông điện thoại vẫn đổ. Tôi đã nghĩ hay người đàn ông này "định bùng khoản chưa thanh toán hay sao". 

Sốt ruột, hỏi thăm qua người thân, tôi mới biết anh phải nằm viện. Khoẻ trở lại, anh gọi điện kể: Chẳng là, ngày cuối tuần, bạn bè ở xa về thăm quê rủ anh cùng đi ăn sáng. Địa điểm được chọn là quán cháo lòng, tiết canh ở gần xã. Cháo lòng, tiết canh được cả nhóm ưa thích, coi như món “khoái khẩu” khi nhâm nhi với chén rượu. 

Hàn huyên chuyện trò, ăn xong ai về nhà nấy. Thế nhưng, khi về đến nhà, anh thấy trong người khác thường, đầu đau, khó thở, toàn thân nổi mẩn đỏ, đau nhức, da dần tím tái. Anh được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội). Tại đây, anh hôn mê, phải hỗ trợ máy thở. Sau vài ngày điều trị tích cực, anh D đã tỉnh và được xuất viện.

Qua chẩn đoán và kết quả xét nghiệm, các bác sĩ xác anh D bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn (Streptococcus) từ ăn tiết canh. Đây là một loại vi khuẩn gây ra bệnh đường hô hấp cho lợn và có khả năng lây lan sang người và tạo thành dịch. Bệnh lây sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của vật chủ. Người ăn thịt lợn chưa nấu chín, ăn tiết canh lợn… là đối tượng nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.

Bệnh liên cầu khuẩn lợn rất nguy hiểm, có thể gây viêm màng não, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, sốc nhiễm độc, suy đa tạng. Bệnh nhân nhập viện trễ, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 70%- 80%. Những bệnh nhân may mắn được điều trị khỏi cũng sẽ phải đối mặt với không ít biến chứng.

Cận Tết, nhiều hộ ở quê giết mổ lợn, làm món tiết canh, cháo lòng đãi khách. Nếu không may gặp phải lợn nhiễm liên cầu khuẩn mà người dân vẫn không nấu chín thì nguy cơ nhiễm bệnh cao. Để bảo vệ sức khỏe, tính mạng, mọi người nên từ bỏ thói quen ăn thịt lợn chưa nấu chín, tiết canh lợn. “Tôi thật may mắn, hôm đó trong viện có 6 người bị triệu chứng giống tôi thì 2 người tử vong. Từ giờ tôi không bao giờ ăn món tiết canh nữa”-anh D bộc bạch.

Trường Sơn

Tử vong sau ăn tiết canh lợn
Sau ăn tiết canh lợn mua tại cơ sở giết mổ gần nhà, một bệnh nhân tử vong, ba người còn lại đang theo dõi, điều trị.
Ổ sán trong não người hay ăn tiết canh
Người đàn ông 68 tuổi ở Hà Nội, có thói quen ăn tiết canh để giải nhiệt và "giải đen", thường xuyên đau đầu, co giật, sùi bọt mép, đi khám phát hiện tổ sán chi chít trong não.
Nhiễm liên cầu khuẩn sau ăn tiết canh lợn
Sau khi ăn tiết canh, người đàn ông 59 tuổi ở Lạng Sơn nổi ban xuất huyết hoại tử màu tím đen, bác sĩ chẩn đoán mắc liên cầu lợn.
Sau bữa tiết canh lòng lợn, người đàn ông ở Hà Nội phải nhập viện cấp cứu
Sau bữa tiết canh lòng lợn, người đàn ông 48 tuổi có địa chỉ tại thôn Bãi, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai (Hà Nội) bất ngờ xuất hiện tình trạng sốt cao.
Chia sẻ:
Chủ đề:
    tac-hai-cua-mon-an-“khoai-khau”.bbg

    Ý kiến bạn đọc (0)

    Bình luận của bạn...