Nước Nga nhìn từ Thông điệp liên bang của Tổng thống Vladimir Putin
Thông điệp cải cách hiến pháp
Gần một tháng sau cuộc họp báo lần thứ 15, trong 20 năm cầm quyền (ngày 19-12-2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp liên bang. Thông điệp đã đề cập đến tất cả các nhiệm vụ nặng nề của nước Nga từ
Tổng thống Vladimir Putin. |
KT-XH hội đến các vấn đề an ninh quốc gia. Đặc biệt ông Putin đã đề xuất trưng cầu dân ý về sửa đổi hiến pháp tạo ra tiếng sấm giữa trời quang trên chính trường nước Nga. Qua Thông điệp liên bang năm 2020 của ông Putin cho thấy ngoài các vấn đề quốc tế có hai điểm nổi bật.
Chấn hưng kinh tế: Ông Putin nhấm mạnh việc chấn hưng kinh tế với những kết quả đạt được cho thấy Nga đã vượt qua thử thách từ các đòn trừng phạt của Mỹ và EU. Từ đó nhiệm vụ của nước Nga sẽ là tập trung vào tăng cường nguồn và năng lượng nghiên cứu phát triển; đổi mới khoa học công nghệ để đến năm 2021 tốc độ tăng trưởng GDP phải bằng và vượt mức bình quân của thế giới.
Sửa đổi hiến pháp: Tổng thống Nga đề nghị tiến hành những thay đổi mang tính căn bản đối với hiến pháp bao gồm những hạn chế đối với quyền lực của Tổng thống trong tương lai, mở rộng quyền lực của Thượng viện và Hạ viện; củng cố vị thế của Hội đồng liên bang. Ông Putin đã trích dẫn Điều 111 và 112 Hiến pháp Liên bang Nga đang có hiệu lực rằng tổng thống cần có sự đồng thuận của quốc hội để bổ nhiệm Thủ tướng và ông đề nghị “Duma quốc gia (quốc hội) không chỉ đồng thuận mà còn xác định ứng viên Thủ tướng Chính phủ liên bang, sau đó theo sự giới thiệu của Thủ tướng, tiếp tục xác định các Phó Thủ tướng và bộ trưởng liên bang. Tiếp đó, Tổng thống có trách nhiệm bổ nhiệm họ vào chức vụ, tức là (Tổng thống) không có quyền từ chối các ứng viên theo các chức vụ đã được xác định bởi nghị viện”. Vấn đề đáng lưu ý là chỉ vài giờ sau khi ông Putin đọc Thông điệp liên bang, Chính phủ của Thủ tướng Dumitry Medvedev đã từ chức. Ông Putin đã chấp nhận và đồng ý để cựu Thủ tướng Medvedev chuyển sang Hội đồng An ninh quốc gia - một cơ quan đầy quyền lực của Nga. Sau những động thái trên, giới phân tích cho rằng động thái của ông Putin thể hiện mục tiêu rõ ràng.
Bảo vệ ông Medvedev: Đây là động thái dọn đường cho sự thăng tiến của người kế nhiệm ông Putin trong tương lai. Nếu cứ để ông Medvedev tại vị sẽ cản trở việc thực thi nhiệm vụ này, đặc biệt khi đưa ra chủ trương cải cách hưu
trí, ông Medvedev là tâm điểm của các chỉ trích trong nội bộ nước Nga- điều ông Putin không mong muốn. Mặt khác, ông Medvedev từng là Tổng thống do đó ông Putin muốn đưa cựu Thủ tướng đến một vị trí an toàn tại Hội đồng an ninh, tránh để ông này không thể tạo lập nhóm đối lập và phải phụ thuộc vào ông Putin. Lý do là bởi dù sao ông Medvedev vẫn là người kế nhiệm tiềm năng nhất. Vấn đề là sau “triều đại” Putin, ông Medvedev có giữ được vị thế của mình hay không lại là câu chuyện khác.
Người được chọn
Có thể nói, từ Thông điệp liên bang năm 2020, ông Putin biết rõ lợi ích nước Nga nằm ở đâu và quyết tâm đạt những mục tiêu căn bản cho nước Nga để tất cả vì “sự vĩ đại của nước Nga, vì phẩm giá của mỗi công dân Nga”. Điều đó đủ để chứng minh rằng một nước Nga đang trỗi dậy mạnh mẽ, một nước Nga cường quốc đang hiện hữu trong thể chế chính trị toàn cầu và thể chế ấy không thể thiếu được nước Nga. |
Ngay trong mùa Giáng sinh năm 2019, chính trường Nga rộ lên tin đồn ông Medvedev sẽ từ chức để làm Chủ tịch Tập đoàn Khí đốt khổng lồ Gazprom hoặc làm Chủ tịch Tòa án hiến pháp, nhưng cuối cùng ông Putin lại đưa vị Thủ tướng này về Hội đồng An ninh quốc gia. Dư luận Nga cũng rộ tin ai sẽ làm Thủ tướng Nga thay ông Medvedev nhưng mọi đồn đoán đều sai và điều bất ngờ không ai nghĩ tới đã xảy ra, Hạ viện Nga đã đề cử ông Mikhail Mishustin - Cục trưởng cục Thuế liên bang làm Thủ tướng. Sau sự kiện chấn động này, dư luận Nga cho rằng việc ông Mishustin được chọn làm Thủ tướng bởi ông là nhà kỹ trị và khó bị chi phối bởi quan điểm của chủ nghĩa dân túy. Nhiệm vụ của ông là phải thực thi cuộc chiến chống đói nghèo nhưng không được để ảnh hưởng tới tầng lớp trung lưu đã hình thành trong hơn 20 năm nước Nga trỗi dậy. Mặt khác, ông Mishustin được chọn bởi chính ông là người hiểu biết và đã xây dựng thành công hệ thống tài chính khi Nga bị phương Tây trừng phạt và quan trọng nhất đó là không phụ thuộc vào phe đang nắm quyền lực và chưa một lần xảy ra xung đột với họ. Sau sự kiện rất hệ trọng nói trên, không chỉ dư luận Nga mà cả phương Tây đều sôi động tìm câu trả lời rằng tại sao ông Putin lại đồng ý để ông Medvedev từ chức và bổ nhiệm Cục trưởng Cục Thuế liên bang làm Thủ tướng? Có hai vấn đề lớn được dư luận trong và ngoài nước Nga đồng thuận.
Trước hết là vấn đề cải cách khối sức mạnh. Dư luận cho rằng ông Putin đưa ông Medvedev về Hội đồng An ninh quốc gia để gia tăng sức nặng của hội đồng này với những gương mặt sáng chói trên chính trường như: Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lovrov, Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu… Khi ông Medvedev trở thành quan chức an ninh sẽ hỗ trợ khối sức mạnh (Đảng nước Nga thống nhất cầm quyền) trong cuộc bầu cử địa phương và Duma quốc gia vào năm 2021 để duy trì quyền lực của đảng ủng hộ Tổng thống và bảo đảm cho việc chuyển giao quyền lực êm thấm. Thứ hai là cân bằng lực lượng. Mục tiêu của ông Putin khi bổ nhiệm Cục trưởng Cục Thuế liên bang làm Thủ tướng là nhằm cân bằng lại lực lượng mà Tổng thống đã có trong tay và tân Thủ tướng Mishustin sẽ có nhiều quyền hạn hơn... Tất cả các quá trình này sẽ góp phần cân bằng lại lực lượng của khối sức mạnh vì một nước Nga phát triển đúng hướng.
Những dự báo sau cuộc trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp
Tổng thống Vladimir Putin luôn nhận được tín nhiệm cao của người dân Nga. |
Thực tiễn đã, đang diễn ra trên chính trường nước Nga không phải nhà phân tích chính trị nào cũng có thể hiểu hết ý đồ cũng như mong muốn của Đảng nước Nga thống nhất cầm quyền và ý nguyện của Tổng thống Putin. Đúng như ông Putin đã nói trong Thông điệp liên bang: “Chúng ta không được quên những gì đã xảy ra với đất nước chúng ta sau năm 1991. Sau khi Liên Xô sụp đổ, chúng ta vẫn giữ nguyên những kỳ vọng như trước, trong khi vẫn duy trì những tiềm năng khổng lồ: Con người, trí tuệ, tài nguyên, lãnh thổ, văn hóa và lịch sử…”. Do đó sau khi trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp rất có thể nước Nga sẽ bầu cử quốc hội (Duma quốc gia) trước thời hạn.
Trưng cầu dân ý về sửa đổi hiến pháp sẽ kích thích bầu không khí chính trị nội bộ sôi động “Vì nước Nga vĩ đại” trong dân chúng Nga. Quan trọng hơn, bỏ phiếu cho sự thay đổi hiến pháp sẽ tạo ra động lực cho việc bỏ phiếu về những thay đổi khác được người dân mong đợi và chính phủ mới sẽ hoạt động hết công suất để đáp ứng mong mỏi của người dân. Do đó Đảng nước Nga thống nhất sẽ tận dụng cơ hội này để tổ chức bầu cử sớm nhằm giành chiến thắng. Trưng cầu dân trí cũng nhằm khơi dậy tinh thần dân tộc trong chương trình kỷ niệm 75 năm Chiến thắng phát xít chắc chắn sẽ tạo động lực và sự đồng thuận của dân chúng, từ đó giúp chính quyền hình thành nền tảng của chiến dịch bầu cử và thu hút sự ủng hộ của cử tri. Đảng cầm quyền sẽ “giương cao” hình ảnh Tổng thống Putin như là người lãnh đạo tinh thần của nhân dân và điều này chắc chắn người dân Nga sẽ ủng hộ giúp Đảng cầm quyền giành chiến thắng. Còn câu hỏi sau năm 2024, ông Putin có tham gia lãnh đạo nước Nga nữa hay không, chưa ai dám trả lời và dư luận đều tập trung vào sau khi sửa đổi hiến pháp ai sẽ là Thủ tướng Nga.
Bắc Hà
Ý kiến bạn đọc (0)