Đất và người Rừng Khanh
Vượn kêu, gió hú tái tê lòng người
Xóm nghèo, hạt muối cắn đôi
Mà sao sâu nặng tình người Rừng Khanh”
Đó là lời thơ của ông Cao Minh Biên, hội viên Câu lạc bộ thơ Cầu vồng Yên Thế, người sinh ra, lớn lên và trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 80 (năm 2008) tại Rừng Khanh (nay thuộc thị trấn Bố Hạ, Yên Thế). Chỉ thế thôi cũng đủ biết mảnh đất này khi xưa hoang vu, nghèo khó biết nhường nào.
Đường giao thông và Nhà văn hóa phố Tân Tiến được xây dựng khang trang. |
Rừng Khanh là khu nghĩa địa (mả Tây) nơi chôn cất những binh sĩ Pháp tử trận trong các cuộc giao chiến với nghĩa quân Đề Thám tại Hố Chuối, Đồn Hom, Trại Cọ, chùa Lèo… Vào thập niên 60 của thế kỷ XX, người Pháp được Chính phủ Việt Nam cho phép cất bốc những hài cốt lính Pháp chôn cất ở Rừng Khanh đưa về nước. Từ đó, khu vực này được giải tỏa và trở thành xóm Tân Khanh với vài chục nóc nhà tranh quần tụ.
Thời gian thấm thoắt trôi đi, người dân từ nhiều nơi do chiến tranh loạn lạc đã về đây sinh sống ngày một đông lên và trở thành xóm Tân Tiến. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các hộ trong xóm đoàn kết bên nhau, vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, cùng tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Năm 2014 và năm 2015, ba người ở phố Tân Tiến đã được Đảng, Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”. Đó là Mẹ Nguyễn Thị Giàng (được phong tặng) có hai con là liệt sĩ; Mẹ Vũ Thị Tỉnh (được truy tặng) có 4 con tòng quân, hai con là liệt sĩ; Mẹ Phạm Thị Phú, nguyên công dân phố Tân Tiến (được truy tặng) có chồng và con trai là liệt sĩ.
Tân Tiến cũng là nơi khởi nguồn phong trào chích máu viết đơn tình nguyện lên đường đánh Mỹ từ một đảng viên trẻ Vũ Tú Hồ. Anh là tấm gương cho thế hệ trẻ không chỉ của địa phương mà cả huyện Yên Thế ngày ấy noi theo. Trong các cuộc kháng chiến, Rừng Khanh có những người con ưu tú. Đó là Đại tá, Tiến sĩ hải quân Vũ Trần Bảo; Trung tá phi công Lê Việt Bắc được đào tạo ở Liên Xô về nước đã tham gia nhiều chiến dịch lớn trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; Trung tá, bác sĩ quân y Đặng Tú 87 tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, từng công tác tại Bệnh viện Quân y 108 đã điều trị cho thương binh, bệnh binh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh biên giới.
Phát huy truyền thống anh hùng cách mạng của quê hương, noi theo tấm gương các thế hệ cha ông, nhiều người là con em phố Tân Tiến hôm nay đã nỗ lực vươn lên trong học tập, công tác, lao động sản xuất. Tiêu biểu như anh Cao Minh Thành (con trai ông Cao Minh Biên) hiện là Phó giáo sư, Tiến sĩ, giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên khoa tai- mũi - họng. Cứ mỗi dịp đầu xuân, anh đều về quê tặng quà cho người cao tuổi và các cháu học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng, đạt danh hiệu học sinh giỏi các cấp. Chị Tạ Thị Huyền (con gái cựu chiến binh Tạ Văn Minh) hiện là Tiến sĩ, giảng viên Trường Đại học Kinh tế Thái Nguyên. Gia đình ông Vũ Văn Lộc (người câm điếc bẩm sinh), vợ là bà Khổng Thị Nhung có 4 con gái, là một trong những hộ nghèo nhất phố Tân Tiến nay đã thoát nghèo, có hai cháu ngoại là Nguyễn Thị Thúy và Nguyễn Hải Yến hiện là sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ và Trường Đại học Sư phạm 1 Hà Nội.
Giờ đây, xóm Rừng Khanh đã trở thành khu phố văn hóa Tân Tiến khang trang, sạch đẹp. 100% đường làng ngõ xóm được bê tông hóa. Khu phố có 156 hộ dân tộc Kinh -Tày - Nùng cùng sinh sống với 585 nhân khẩu, 4 năm liên tục đạt danh hiệu khu phố văn hóa cấp huyện. Chi bộ và các ban, ngành, đoàn thể đều vững mạnh. |
Đặc biệt, anh Vũ Ngọc Toản là con một gia đình nghèo, dẫu chưa được học cao nhưng luôn có ý chí vươn lên. Năm 2008, anh cùng vợ là chị Hoàng Kim Nam tận dụng diện tích đất của gia đình và thuê thêm 1 ha, thành lập Công ty TNHH MTV Toản Nam chuyên sản xuất và cung ứng giống cây lâm nghiệp. Từ việc dám nghĩ, dám làm và học hỏi đúc rút kinh nghiệm, vợ chồng anh Toản đã vượt qua khó khăn ban đầu. Đến nay, mỗi năm Công ty sản xuất 300 vạn cây giống keo và bạch đàn theo phương pháp ghép mô, tạo việc làm cho hơn 20 lao động là con em phố Tân Tiến. Cũng tại nơi đây có cơ sở của chị Lê Thị Thoan thu hút 10 công nhân người địa phương chuyên may gia công cho công ty may của Hàn Quốc, thu nhập bình quân mỗi người từ 4-6 triệu đồng/tháng. Ngoài ra nhiều gia đình trong khu phố đã vươn lên làm giàu từ chăn nuôi gia cầm, gia súc như anh chị Mạnh - Hạnh, Trung - Tranh…
Giờ đây, xóm Rừng Khanh heo hút đã trở thành khu phố văn hóa Tân Tiến khang trang, sạch đẹp. 100% đường làng ngõ xóm được bê tông hóa. Khu phố có 156 hộ dân tộc Kinh -Tày - Nùng cùng sinh sống với 585 nhân khẩu, 4 năm liên tục đạt danh hiệu khu phố văn hóa cấp huyện. Chi bộ và các ban, ngành, đoàn thể đều vững mạnh.
Những người con của quê hương Tân Tiến thực sự xúc động khi nhìn thấy xóm nghèo thời thơ ấu của mình nay tưng bừng, rực rỡ cờ hoa, đường bê tông thẳng tắp tới từng nhà. Cổng nhà văn hóa khang trang với dòng chữ “Nhà văn hóa phố Tân Tiến”. Đó chính là thành quả từ sự nỗ lực thực hiện các nghị quyết của cấp ủy Đảng về phát triển kinh tế, văn hóa, cơ sở hạ tầng, thể hiện sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, là sự chuyển mình vươn lên của cộng đồng dân cư nơi đây.
Trần Thị Mây Lai
Ý kiến bạn đọc (0)