BẮC GIANG - Xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, học hành dở dang nhưng với ý chí quyết tâm, anh Nguyễn Văn Sỹ (SN 1975) ở thôn Tó, xã Nghĩa Phương (Lục Nam) đã vươn lên làm giàu bằng nghề sản xuất viên kê bê tông.
Năm 2007, sau khi chuyển sang nhận thầu các công trình xây dựng, anh Sỹ nhận thấy mỗi khi đổ bê tông, công nhân phải dùng gạch chặt nhỏ hoặc tận dụng những vật liệu xung quanh để kê sắt, thép. Làm như vậy vừa mất thời gian, lại không bảo đảm an toàn. Sau đó, anh dành thời gian tìm hiểu và biết được những công trình lớn đã sử dụng vật liệu là viên kê bê tông nhằm hỗ trợ, định vị cố định hệ sàn thép đúng vị trí, bảo vệ lớp cốt thép giúp công trình bền vững hơn.
|
Anh Nguyễn Văn Sỹ (áo trắng) tại cơ sở sản xuất của gia đình.
|
Qua khảo sát thị trường, thời điểm đó, trên địa bàn tỉnh chưa có một cơ sở nào sản xuất loại vật liệu này. Nắm bắt cơ hội, anh mạnh dạn đầu tư, ban đầu vốn ít nên làm thủ công. Cuối năm 2016, những viên kê bê tông đầu tiên ra đời với số lượng khoảng 1.500 viên/ngày, tạo việc làm cho 4 lao động. Điều đáng mừng là sản phẩm làm ra đến đâu được tiêu thụ hết đến đó nên anh đã quyết tâm đầu tư hơn 10 tỷ đồng để mua sắm thiết bị hiện đại, mở rộng quy mô.
Hiện mỗi ngày cơ sở sản xuất bình quân 300 nghìn viên. Giá bán hơn 100 nghìn đồng một hộp, tùy kích cỡ viên kê mà số lượng trong mỗi hộp sẽ khác nhau. Thị trường tiêu thụ rộng khắp các tỉnh, thành phố phía Bắc và một số tỉnh miền Trung với nhãn hiệu “ Viên kê bê tông Sỹ Bảy”. Cơ sở tạo việc làm cho hơn 50 lao động ở địa phương, với mức lương bình quân từ 7-8 triệu đồng/người/tháng. Chị Lưu Thị Hoa, thôn Tó chia sẻ: “Tôi làm việc tại cơ sở của anh Sỹ. Công việc không gò bó thời gian, thu nhập ổn định nên tôi rất yên tâm”.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Sỹ còn tích cực chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ các hộ khó khăn và tham gia các hoạt động xã hội, nhất là hoạt động của tổ chức hội nông dân. Nhiều năm gia đình anh đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh, 2 năm gần đây là hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương. Anh Nguyễn Văn Sỹ cũng đang làm Chủ nhiệm “Câu lạc bộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương, cấp tỉnh” xã Nghĩa Phương.
Bài, ảnh: Hạnh Nguyên
Thi đua giỏi làm giàu
(BGĐT)- Đại hội đại biểu Hội Nông dân (HND) tỉnh Bắc Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028 đang diễn ra. Trong báo cáo đánh giá công tác hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ vừa qua, một trong những nội dung trọng tâm được các cấp hội tích cực chỉ đạo thực hiện, hội viên hăng hái tham gia, có hiệu quả và đi vào chiều sâu. Đó là phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Lục Nam: Năng động làm giàu, giúp nhau vượt khó
(BGĐT) - Hưởng ứng phong trào cựu chiến binh (CCB) phát triển kinh tế, giảm nghèo, các cấp hội CCB huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên năng động làm giàu, giúp nhau vượt khó.
Bắc Giang: Nuôi bò BBB mở hướng làm giàu
(BGĐT) - Tháng 12/2020, Công ty cổ phần Nông nghiệp sạch Bắc Giang được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) giao thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt lai BLANC - BLUE - BELGE (BBB) thương phẩm thành hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”. Sau 2 năm triển khai, dự án bước đầu khẳng định hiệu quả.
Đảng viên Trần Văn Quyết vượt khó làm giàu
(BGĐT) - Với gần 5 nghìn con chim bồ câu các loại, trong đó 1,5 nghìn cặp chim bố mẹ, mỗi năm gia đình đảng viên Trần Văn Quyết (SN 1991), dân tộc Sán Chí, thôn Lọ, xã Lệ Viễn, huyện Sơn Động (Bắc Giang) bán ra thị trường gần 18 nghìn con chim thương phẩm, thu về hàng trăm triệu đồng.
Làm giàu từ chăn nuôi khép kín
(BGĐT)- Được sự giới thiệu của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Khám Lạng (Lục Nam-Bắc Giang), chúng tôi tìm đến mô hình chăn nuôi gà khép kín và nuôi dê thương phẩm cho hiệu quả kinh tế cao của chị Trương Thị Điền (SN 1977), hội viên Chi hội Phụ nữ thôn An Phú.
Ông Nguyễn Văn Mùi - Tỷ phú nông dân bám ruộng làm giàu
(BGĐT) - Từng hai lần rời quê hương đi làm ăn xa, nhưng cuối cùng ông Nguyễn Văn Mùi ở thôn Liễu Đê, xã Tân Liễu (Yên Dũng - Bắc Giang) lại lựa chọn trở về. Trên chính đồng đất, mảnh ruộng quê mình, ông đã thành công với mô hình nuôi vịt an toàn sinh học, thu nhập hơn 1 tỷ đồng mỗi năm.
Ý kiến bạn đọc (0)