Cách ứng xử khi nhận tin nhắn, điện thoại lạ để tránh bị lừa đảo
Luật sư Nguyễn Minh Long (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, để tránh bị lừa đảo, người dân cần bình tĩnh xử lý, không sợ hãi, hốt hoảng, lo lắng, cần tỉnh táo mới xử lý sáng suốt được.
Cảnh giác trước các cuộc điện thoại lạ. |
Cảnh giác trước những thông tin đến bất ngờ, không được làm theo, tự mình kiểm chứng lại thông tin, liên hệ người thân bạn bè để được tư vấn kịp thời.
Người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch.
Thông báo cho Cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc tra cứu địa chỉ tố giác tội phạm trên Chuyên mục "Hướng dẫn tố giác tội phạm" của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an (địa chỉ http://bocongan.gov.vn hoặc http://mps.gov.vn) để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.
Thường xuyên cập nhật tin tức báo đài để lường trước các chiêu thức lừa đảo của tội phạm.
Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Công an cũng nhiều lần có khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại, tin nhắn.
Bộ này cho hay, nếu có hiện tượng trên, đề nghị trình báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự (C02) để được hướng dẫn kịp thời.
Thời điểm đó, thiếu tướng Trần Ngọc Hà - Cục trưởng C02 cho biết, đơn vị đã khuyến cáo, tuyên truyền nhiều trên các phương tiện thông tin, trong đó có cả truyền hình.
Theo tướng Hà, C02 cũng có công văn gửi tới Bộ Thông tin và Truyền thông, thông báo tới các nhà mạng về phương thức thủ đoạn lừa đảo qua hình thức gọi điện thoại.
Theo Lao động
Ý kiến bạn đọc (0)