Các tỉnh, thành phố khó chi tiền cho trường học dạy thêm
Bộ Giáo dục và Đào tạo siết dạy thêm khi mà các địa phương đã phân bổ ngân sách xong, nên khó chi thêm tiền, kêu gọi trường học tự xoay xở.
Các nhà quản lý nhận định hiện các trường có hai lựa chọn: dùng ngân sách đã được cấp hoặc kêu gọi xã hội hóa để tổ chức dạy thêm cho học sinh lớp 9, 12.
![]() |
Học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Du trong giờ ôn tập môn Văn, năm 2023. |
Trong đó, việc kêu gọi xã hội hóa nhiều thách thức hơn, bởi nếu không cẩn thận dễ phát sinh khiếu nại. Dùng ngân sách đã được phân bổ là nguồn hợp pháp nhưng các trường sẽ phải cân đối, tính toán giữa các hoạt động. Đây là việc không dễ, vì "đắp đầu này thì hụt đầu kia".
"Khó có biện pháp nào ngay tức thì, trong khi việc ôn tập cho nhóm cuối cấp đã cận kề. Các trường phải tự xoay sở trong nguồn ngân sách được cấp và kêu gọi tinh thần chia sẻ, tự nguyện của giáo viên", lãnh đạo một Sở Giáo dục nói.
Tại Tiền Giang, ông Lê Quang Trí, Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh cho biết đã yêu cầu các trường bố trí một phần ngân sách tiền lương để chi cho các hoạt động, gồm dạy thêm cho ba nhóm theo Thông tư 29. Nếu còn thiếu, trường tìm cách cân đối bằng các nguồn thu hợp pháp khác.
Tương tự, ngành giáo dục Thanh Hóa chỉ đạo trường học chủ động, tận dụng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và kinh phí hiện có để xây dựng kế hoạch dạy thêm.
Tỉnh này cùng Bình Dương, Nam Định gợi ý các trường và giáo viên cung cấp tài liệu, đề thi, hướng dẫn học sinh cách tự học, sử dụng các phần mềm, website ôn luyện, nếu không có tiền để tổ chức dạy.
Ý kiến bạn đọc (0)