Bắc Giang: Hướng dẫn đánh giá, chấm điểm về "chính quyền thân thiện"
Người dân đến làm thủ tục hành chính tại bộ phận "một cửa" UBND xã Quế Nham (Tân Yên). |
Theo đó, nội dung đánh giá, công nhận gồm: Công tác xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tuyên truyền về “chính quyền thân thiện”; thực hiện cải cách hành chính; văn minh, văn hóa công sở và quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức; tổ chức tiếp xúc, đối thoại và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; mức độ hài lòng của cán bộ, công chức, người dân, tổ chức và doanh nghiệp.
Việc xét đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn được thực hiện định kỳ hằng năm; chỉ đánh giá, công nhận các xã, phường, thị trấn đăng ký đạt chuẩn hằng năm hoặc đăng ký nâng hạng sao hằng năm (đối với các xã, phường, thị trấn đã được công nhận đạt chuẩn).
Trường hợp năm xét “chính quyền thân thiện”, đơn vị có cán bộ, công chức vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên thì không xét năm đó. Trường hợp đã được công nhận đạt chuẩn mà sau đó có cán bộ, công chức vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên thì thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn.
Đơn vị đạt “chính quyền thân thiện” phải đạt trên 80% tiêu chí đạt (các tiêu chí đạt là các tiêu chí có số điểm tối thiểu bằng 50% số điểm chuẩn của tiêu chí) và có tổng điểm đạt được của các tiêu chí từ 80 điểm trở lên, trong đó không có tiêu chí được 0 điểm.
Các xã, phường, thị trấn tự chấm điểm theo mức độ hoàn thành các tiêu chí theo Bộ tiêu chí và thang điểm. Căn cứ điểm tự chấm của các đơn vị, UBND cấp huyện tổng hợp, thẩm định điểm đạt được của các xã, phường, thị trấn để gửi Sở Nội vụ.
Được biết, năm 2021, tỉnh Bắc Giang triển khai thí điểm mô hình “Chính quyền thân thiện” tại xã Hợp Đức (Tân Yên), phường Trần Phú (TP Bắc Giang) và thị trấn Đồi Ngô (Lục Nam). Từ hiệu quả thí điểm đem lại, đến nay, mô hình này đã được nhân rộng ra toàn tỉnh.
Ý kiến bạn đọc (0)