Thứ hai, 20/05/2024
Bắc giang 31 °C / 24 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Du lịch >> Điểm đến
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Seoul, một ngày đàng... !

Cập nhật: 14:19 ngày 12/02/2024
BẮC GIANG - Lần đầu đến Seoul, thủ đô sầm uất và nhộn nhịp của đất nước Hàn Quốc tôi thấy nhiều điều mới lạ và cuốn hút. Đi để mở rộng tầm hiểu biết, như ông cha ta từng đúc kết “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, quả không sai.

Đường phố thông thoáng

Vừa từ Hà Nội vất vả vì nạn tắc đường diễn ra như cơm bữa, sau 4 giờ ngồi máy bay, tôi đã có mặt ở Soeul. Cứ nghĩ thủ đô của cường quốc sản xuất xe hơi thì sẽ không tránh khỏi tình trạng kẹt xe, nhưng không, điều làm tôi bất ngờ đầu tiên là việc đi lại ở Soeul rất thông thoáng. Ra khỏi sân bay, chiếc xe ô tô 30 chỗ ngồi đón chúng tôi đã chạy vun vút. Tôi quan sát thấy đường sá rộng rãi, nhiều làn xe và đèn điện sáng choang. 

{keywords}

Quang cảnh đường phố Seoul.

Bạn Vero Kim, hướng dẫn viên của đoàn vui vẻ thông báo thời gian đi từ sân bay Incheon về trung tâm thành phố Seoul hết khoảng 1 giờ, tương đương quãng đường 60 km. Du khách có nhiều lựa chọn cho việc đi lại, trong đó phương tiện giao thông công cộng như xe bus, tầu điện… chạy gần như liên tục và giá vé rất rẻ.

Thú thật khi mới đến Seoul tôi như bị choáng ngợp trước hệ thống giao thông đường bộ và tầu điện ngầm. Nhìn trên bản đồ hướng dẫn việc đi lại kèm thuyết minh bằng tiếng Anh, tiếng Hàn tôi như hoa cả mắt. Nhưng đó là cảm nhận ban đầu chưa đúng với thực tế giao thông ở đây mà thôi. Chỉ sau nửa ngày hết chạy xe bus, taxi và tầu điện ngầm tôi đã kịp nhận ra việc đi lại ở Seoul rất thuận tiện và nhanh chóng. Phương tiện giao thông công cộng được đa số người dân sở tại lựa chọn là tầu điện ngầm. 

Tìm hiểu mới thấy bạn Vero Kim bảo việc đi lại dưới lòng đất tấp nập, nhộn nhịp hơn trên mặt đất là hoàn toàn đúng. Hệ thống đường tầu điện ngầm phát triển rộng khắp, nhìn trên bản đồ chẳng khác chiếc mạng nhện nhưng không hề rối rắm. Bạn có thể di chuyển khắp thành phố bằng tầu điện ngầm, chỉ phải đợi vài phút là có chuyến tầu mình cần đi. Được nhà nước hỗ trợ nên giá vé rất rẻ, di chuyển nhanh và đi được khắp thành phố nên tầu điện ngầm là lựa chọn số một khi đi lại của người dân Seoul. Ngồi trên những chuyến tầu khám phá Seoul, tôi thầm mong trong tương lai Hà Nội cũng có hệ thống tầu điện ngầm như nơi này. Chắc chắn khi đó việc đi lại của dân sẽ vợi bớt khó khăn, vất vả.

Gần nửa tháng lưu lại Seoul, tôi di chuyển khá nhiều, bằng đủ phương tiện nhưng chưa một lần gặp cảnh tắc đường, tai nạn giao thông hay cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ trên đường. Hằng ngày, tôi nghỉ tại một căn phòng trên tầng 20 có ô cửa nhìn xuống đường phố tấp nập suốt ngày. Từ trên tầng cao quan sát, tôi thấy giờ cao điểm ở Seoul xe cộ cũng đi như mắc cửi, nhưng thành hàng lối, trật tự và không thấy kẹt xe bao giờ. 

Tìm hiểu được biết, cơ quan chức năng ở Seoul quản lý trật tự an toàn giao thông bằng các thiết bị thông minh là chủ yếu. Hầu như mọi hành vi vi phạm luật giao thông đều được phát hiện và xử lý. Chính vì vậy việc chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của người dân là gần như tuyệt đối. Điều đó góp phần quan trọng giúp giao thông của thành phố luôn thông thoáng, hầu như không có cảnh tắc đường thường thấy ở thủ đô nhiều nước.

Giỏi làm du lịch

Đến Seoul có lẽ ai cũng muốn đến thăm khu phi quân sự - nơi chia cắt giữa 2 miền Triều Tiên (gọi tắt là DMZ). Cách Seoul 50 km, khu phi quân sự được coi là mảnh đất đặc biệt nhất hành tinh, nơi được quân đội Triều Triên và Hàn Quốc ngày đêm bảo vệ nghiêm ngặt. Để đến được đây từ phía Hàn Quốc, chúng tôi phải đi qua 2 trạm kiểm soát có nhiều binh lính súng ống nai nịt làm nhiệm vụ. Nhưng bất chấp những rào cản về an ninh, dòng người thuộc đủ mầu da, quốc tịch vẫn đổ về đây ngày càng đông đảo. 

{keywords}

Đài quan sát Do-ra.

Khu tiền sảnh của Bảo tàng Bàn Môn Điếm khá rộng mà chật kín xe du lịch, từng đoàn du khách nối nhau vào thăm Bảo tàng và khám phá vùng đất được mệnh danh căng thẳng nhất trên thế giới. Qua xem một phóng sự tài liệu ngắn, du khách có phác hoạ toàn cảnh về khu phi quân sự này. Sau cuộc chiến tranh liên Triều (1950-1953), một hiệp định đình chiến giữa 2 miền được thực thi, theo đó khu phi quân sự được hình thành với chiều dài 250 km, rộng 4 km, nằm trên vĩ tuyến 38- ranh giới chia cắt 2 miền Bắc- Nam bán đảo Triều Tiên kể từ năm 1953.

Có nhiều chứng tích để thăm thú nhưng thời gian có hạn nên chúng tôi chọn đài quan sát Do-ra là điểm khám phá đầu tiên. Từ trên cao, qua lăng kính của đài quan sát, chúng tôi chăm chú ngắm nhìn quang cảnh làng quê Bắc Triều Tiên yên bình, nhà cửa lưa thưa, thảng có bóng người trên đồng ruộng, bóng xe trên đường làng. Xa xa là Khu công nghiệp Kaesong cũng tịnh không một bóng người. Trước khi phải đóng cửa, Khu công nghiệp này có hơn 120 doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư, thu hút hàng chục nghìn người dân Bắc Triều Tiên vào làm việc. Do quan hệ căng thẳng giữa 2 miền Triều Tiên, từ năm 2016 đến nay, Khu công nghiệp tạm thời đóng cửa.

Từ đài quan sát, chúng tôi đến thăm đường hầm số 3 là một trong bốn đường hầm quân đội Bắc Triều Tiên đào phục vụ cuộc chiến. Đường hầm được phát hiện năm 1978, dài khoảng 1.600 m, cách mặt đất 73 m. Không lâu sau đó, hơn 430 m đường hầm nằm trên địa phận Hàn Quốc đã được đưa vào khai thác du lịch. Tin tức lan truyền, đường hầm này đã trở nên nổi tiếng và là địa chỉ không thể bỏ qua của du khách.

Hoà vào dòng người “mục sở thị” đường hầm, tôi lặng lẽ quan sát phần đường hầm phía Bắc Triều Tiên qua khe hở nhỏ của tường rào ngăn cách Bắc - Nam. Những dấu tích đất đá sói lở, cảnh vật hoang hoải mách bảo tôi rằng đường hầm phía Bắc đã lâu không có người qua lại. Quang cảnh thanh vắng ấy càng kích thích sự hiếu kỳ, mong muốn được khám phá cuộc sống có phần khép kín, bí ẩn ở bên kia giới tuyến của du khách khắp nơi trên thế giới.

{keywords}

Nhà Xanh - Điểm du lịch hấp dẫn.

Ở Seoul còn có một địa chỉ ai cũng muốn ghé thăm, đó là Nhà Xanh - nơi ở và làm việc của 12 đời Tổng thống Hàn Quốc. Lẽ thường nơi sinh sống, làm việc của người đứng đầu của bất kỳ quốc gia nào cũng cách biệt với cuộc sống xã hội, đó là thế giới riêng và phải được canh phòng cẩn mật tuyệt đối. Chính điều đó đã thu hút sự tò mò của công chúng và ngay sau khi mở cửa, Nhà Xanh đã trở thành địa điểm du lịch hàng đầu của Hàn Quốc.

Người dân Hàn Quốc gọi dinh tổng thống là Nhà Xanh do phần mái của công trình được lợp bằng 150.000 viên ngói mầu xanh. Công trình gồm nhiều hạng mục như tòa nhà văn phòng, nhà khách, hội trường, cung điện, vườn đồi cây xanh bao phủ… Tổng thống đương nhiệm của Hàn Quốc Yoon Suk- yeol sau khi nhậm chức đã có một quyết định bất ngờ là chuyển nơi ở và làm việc của tổng thống đến một địa điểm khác. Ngày tổng thống chọn để chuyển văn phòng là 10/5/2022 cũng đồng thời là ngày ông tuyên bố mở cửa Nhà Xanh đón khách du lịch tới thăm quan. Kể từ đó du khách khắp trong và ngoài đất nước Hàn Quốc có cơ hội tìm hiểu nơi sinh sống của 12 đời tổng thống, được ngắm nhìn vẻ đẹp của toà nhà được thiết kế, xây dựng theo phong cách truyền thống của xứ sở Kim Chi.

Không nhiều thì ít, đất nước nào cũng có tài nguyên du lịch. Việc khai thác nguồn tài nguyên này đều được các quốc gia quan tâm nhưng cách người Hàn Quốc làm du lịch thật đáng khâm phục. Thường thấy ở các nước, khu vực quân sự, nơi sống và làm việc của người đứng đầu đất nước phải cửa đóng then cài, không được lộ, lọt bí mật ra bên ngoài. Song chính những nơi thâm cung bí sử đó lại là nơi người Hàn Quốc khai thác du lịch hiệu quả nhất, thành công nhất.

Bài, ảnh: Trịnh Văn Ánh

Lừa hàng trăm người sang Hàn Quốc làm việc lương cao, chiếm đoạt cả chục tỷ đồng
Lê Thị Chúc Phương (43 tuổi), quốc tịch Hàn Quốc bị cáo buộc nhận hơn 10,5 tỷ đồng để đưa hàng trăm người sang Hàn Quốc làm việc với thu nhập 40-50 triệu đồng mỗi tháng, song không thực hiện.
Hàn Quốc tiếp nhận lao động nước ngoài đợt đầu năm 2024
Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc ngày 19/1 thông báo bắt đầu tiếp nhận đăng ký cấp phép tuyển dụng lao động nước ngoài đợt đầu năm 2024 cho các chủ sử dụng lao động trên toàn quốc. Việc cấp phép tuyển dụng thực hiện theo Hệ thống giấy phép lao động (EPS) cấp thị thực E-9 (thị thực làm việc không chuyên nghiệp) cho đối tượng lao động phổ thông.
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang ký hợp tác với doanh nghiệp Hàn Quốc
BẮC GIANG - Ngày 10/1, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang tổ chức ký thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH SEOJIN Việt Nam, ở Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng (Yên Dũng) về đào tạo, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho học sinh, sinh viên. Trong đó tập trung vào các ngành như: Điện tử, điện công nghiệp, tự động hóa, ô tô, công nghệ kỹ thuật cơ khí, hàn.
Thống đốc tỉnh Chungcheongnam (Hàn Quốc) thăm doanh nghiệp tại Bắc Giang
BẮC GIANG - Nhân dịp sang dự hội đàm và ký thỏa thuận hợp tác với tỉnh Bắc Giang, ngày 6/12, Thống đốc tỉnh Chungcheongnam (Hàn Quốc) Kim Tae Heum đã đến thăm Công ty TNHH Hana Micron Vina. Cùng đi có đồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ban, ngành.
Dự án phát triển làng Việt Nam được chính phủ Hàn Quốc cấp ngân sách
Dự án phát triển một ngôi làng Việt Nam tại xã Bonghwa tỉnh Bắc Kyungsang sẽ chính thức được đưa vào ngân sách của Chính phủ Hàn Quốc năm 2024.


Chia sẻ:
Chủ đề:
    seoul-mot-ngay-dang.bbg

    Ý kiến bạn đọc (0)

    Bình luận của bạn...