Nước Nga - Điều kỳ lạ
Crưm - lý do trừng phạt Nga của phương Tây
Cuộc chiến chống Nga đã diễn ra hàng thế kỷ, đặc biệt là sau Cách mạng tháng Mười năm 1017 tại Nga, nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới hình thành và từ đó đến nay cuộc chiến chống Nga của Mỹ và phương Tây chưa lúc nào ngừng nghỉ và ngày nay xem ra còn quyết liệt hơn. Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ tự tuyên bố đã chiến thắng trong cuộc chiến tranh lạnh và thiết lập thế giới đơn cực do Mỹ chỉ huy.
Cây cầu Eo biển Kerch nối liền bán đảo Crưm với phần phía nam của Nga. |
Thế nhưng nước Nga sau 10 năm “khốn khó” (từ năm 1990 đến 2000) đã hồi sinh mạnh mẽ dưới thời ông Putin và kíp lãnh đạo mới của Nga. Sau gần 20 năm, nước Nga đã trở lại vị thế của một cường quốc thế giới. Tại thông điệp liên bang năm 2018 thay cho cương lĩnh tranh cử nhiệm kỳ thứ 4, ông Putin đã thống kê sự mất mát của Nga sau khi Liên Xô tan rã và nói rõ tại sao bây giờ bên ngoài nước Nga người ta vẫn gọi là nước Nga Xô Viết.
Với bán đảo Crưm vốn thuộc lãnh thổ Nga, nhưng vào thập niên 1950 (thế kỷ XX) được một lãnh đạo Liên Xô khi ấy cắt chuyển cho Cộng hòa Ukraina (thuộc Liên Xô cũ) không thông qua các thủ tục pháp lý của Liên Xô. Năm 2014, qua trưng cầu dân ý tại Crưm (98% người Crưm muốn trở lại Nga), Nga sáp nhập trở lại bán đảo này gây ra cơn địa chấn chính trị tại khu vực và làm sụp đổ những toan tính của Mỹ, phương Tây cũng như của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong việc bao vây nước Nga. Mỹ cầm trịch thúc giục các nước trong Liên minh châu Âu (EU) đồng loạt ban hành các chế tài trừng phạt kinh tế đối với Nga khiến cho nền kinh tế Nga năm 2015 rơi vào khủng hoảng.
Không thể sụp đổ
Sự chống phá Nga từ Mỹ - phương Tây không ngừng được đẩy lên cao khi mà các quyết sách đối nội, đối ngoại của các đối thủ của Nga gặp trục trặc đều được đổ lỗi cho phía Nga rằng Nga là người can thiệp. Từ trưng cầu dân ý về Brexit tại Vương quốc Anh đến bầu cử Tổng thống Mỹ và các cuộc bầu cử khác ở châu Âu – châu Mỹ. Gần đây nhất là phong trào “áo vàng” tại Pháp.
Tổng thống Nga Putin. |
Adriel Kasonta- chuyên gia phân tích nước ngoài tại London (Anh) nói rằng: “Đây chỉ là sự tiếp tục của (chiến dịch) săn phù thủy McCarthy nhằm vào Nga, một kiểu chiến thuật hòng che đậy đánh giá sai lầm hay các chính sách sai lầm của một số nước" và nếu có gì sai lầm hay sự kiện chính trị nào xảy ra nó sẽ tự động đổ lỗi là do Nga, người hưởng lợi là NATO, Mỹ, Anh còn BBC chỉ tạo thuận lợi cho tiến trình trách cứ đổ lỗi cho Nga.
Trớ trêu thay, tại Pháp- nơi diễn ra phong trào “áo vàng”- các cơ quan tình báo nước này đã nên tiếng khẳng định Nga không liên quan tới “áo vàng”. Còn tại Mỹ, nhà sử học Stephen Cohen, giáo sư danh dự tại Đại học New York đã viết trên tạp chí The Nation rằng “thực tế chính sách ngoại giao tích cực và năng động của Nga đã đem lại nhiều thành công, càng chứng minh cho lập luận rằng Nga khó có thể bị cô lập.
Kể từ năm 2014, Nga không ngừng mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia kể cả với EU khối các nước đang trừng phạt Nga”. Đúng như vậy, Pháp- nước đang trừng phạt Nga nhưng vẫn làm ăn với Nga mặc cho EU kéo dài lệnh trừng phạt Nga tới hết tháng 6-2019. Không chỉ vậy, các nước thành viên khác của EU đều “lách” trừng phạt để làm ăn với Nga.
Các chiến lược của Nga
Năm 2014, trước thách thức kép là giá dầu lao dốc chỉ còn 1/3 giá trị đã lấy đi của Nga một nguồn thu rất lớn từ dầu mỏ, cùng với các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ và EU khiến kinh tế Nga suy thoái nặng, Mỹ và đồng minh tưởng rằng nền kinh tế Nga sẽ sụp đổ và ý đồ chiến lược của Mỹ - phương Tây quyết làm phân rã và chia nhỏ nước Nga hoặc chí ít cũng biến Nga thành một liên bang lỏng lẻo.
Thế nhưng kinh tế Nga không sụp đổ, nước Nga không sụp đổ đem lại sự kinh ngạc cho Mỹ và phương Tây. Lãnh đạo nước Nga đã thực hiện ba chính sách lớn để đối phó với các thách thức đó là:
Quảng trường Đỏ. |
Thứ nhất, ổn định kinh tế vĩ mô. Khi hai thách thức đến cùng lúc, nước Nga cắt giảm mạnh chi tiêu, nhưng vẫn duy trì các dịch vụ xã hội để cân bằng ngân sách. Nga nâng lãi suất ngân hàng để hạn chế lạm phát, đồng thời thực hiện nhiều biện pháp khắc khổ nhưng người dân Nga vẫn ủng hộ khiến phương Tây không thể lý giải.
Thứ hai, bảo đảm công ăn việc làm và duy trì trợ cấp xã hội. Cách làm này của Nga khác hoàn toàn với phương Tây, khi hai thách thức đến cùng lúc, Nga chấp nhận cắt giảm lương và kiên quyết không đẩy người lao động vào vòng thất nghiệp và người lao động Nga thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc đồng thuận với lãnh đạo Nga chấp nhận mức lương thấp hơn để có việc làm.
Rất khó để cô lập nước Nga, càng không thể làm kinh tế Nga sụp đổ, vì Nga đã có khoản dự trữ tới gần 500 tỷ USD (bằng 1/3 ngân sách của Nga hằng năm) để chống đỡ với các đòn trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Do đó, đã đến lúc Mỹ và đồng minh phải xem lại chính sách của họ đối với nước Nga, nếu không chính Mỹ và đồng minh sẽ bị cô lập và “điều kỳ lạ” của nước Nga vẫn cứ diễn ra. |
Thứ ba, khuyến khích các công ty tư nhân hoạt động đóng góp tăng trưởng. Trong khi duy trì sức mạnh của các tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước để dẫn dắt nền kinh tế, duy trì ổn định ngân sách, Liên bang Nga thực thi chính sách khuyến khích các công ty tư nhân phát triển duy trì hoạt động đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Nga.
Một biện pháp rất quan trọng nữa được Nga thực hiện để giảm sự phụ thuộc vào đồng USD của Mỹ đó là Nga đang tiến dần đến việc thanh toán các mặt hàng xuất khẩu của mình bằng đồng nội tệ, đặc biệt là với các nước mua của Nga nhiều trang thiết bị quân sự.
Như vậy có thể nói rằng rất khó để cô lập nước Nga, càng không thể làm kinh tế Nga sụp đổ, vì Nga đã có khoản dự trữ tới gần 500 tỷ USD (bằng 1/3 ngân sách của Nga hằng năm) để chống đỡ với các đòn trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Do đó, đã đến lúc Mỹ và đồng minh phải xem lại chính sách của họ đối với nước Nga, nếu không chính Mỹ và đồng minh sẽ bị cô lập và “điều kỳ lạ” của nước Nga vẫn cứ diễn ra.
Bắc Hà
Ý kiến bạn đọc (0)