Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam: Ước mơ làm báo số
Cơ cực làm kỹ thuật phim ảnh
Không thể sánh với những phóng viên chiến trường, những người làm báo thời bình mới cách đây hơn hai chục năm cũng thấm nỗi cơ cực nghề nghiệp. Nhà báo được phác họa là ngồi chiếc xe đạp tay cong, một vai cặp tài liệu, một vai lủng lẳng chiếc máy ảnh. Họ là người luôn bận rộn tốc ký lia lịa, bấm máy ảnh rôm rốp trong các sự kiện.
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Báo Bắc Giang đã ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ. Ảnh tư liệu. |
Hậu sự kiện, sau những giờ phút bươn bả ngoài “mặt trận”, “hậu kỳ” của những nhà báo làm gì, chắc ít người không làm nghề biết tới?
Sau khi nghe lại đoạn băng ghi âm, xem lại trang tốc ký với ngồn ngộn tư liệu sống, nhà báo bắt tay vào khâu làm ảnh. Trong phòng tối người làm ảnh phải thuần thục tất cả các khâu từ gỡ phim khỏi máy, tráng phim, hong khô rồi mới chuyển sang rửa ảnh.
Lắp phim vào máy phóng, cân chỉnh kỹ lưỡng từng kiểu rồi ấn định ảnh trên giấy bảo đảm thời gian thích hợp nhằm ổn định hình ảnh mới chuyển vào thuốc hiện ảnh, khi nhìn ra mắt người hiện lên trong khá rõ thì vớt ảnh thật nhanh tay, chuyển sang ngâm trong thuốc hãm sau đó ngâm vào chậu nước lã rửa tẩy hóa chất, hong sấy cho khô mới xong một kiểu ảnh. Và nếu ảnh được chọn đăng báo sẽ gửi đi chế âm bản kẽm theo khuôn khổ đã định.
May mắn thì năm, bảy ảnh được chọn một chiếc, thậm chí cả cuộn phim ba chục kiểu không được chọn kiểu nào đăng báo. Trong nghề, càng giàu kinh nghiệm, càng thuần thục thì độ chính xác và chất lượng của “tay máy” càng cao. Với máy ảnh ống kính phổ thông norman mà chụp hình ảnh hơi xa thì độ rủi ro còn cao, rồi thời tiết không thuận lợi, lấy sáng, khẩu độ… không chuẩn thì cả cuộn phim có nguy cơ hỏng nặng.
Thực tế, “cái khó ló cái khôn”, anh em phóng viên đã nghèo lại phải mua phim ngoài đắt đỏ đành mất công cắt từng đoạn phim để tác nghiệp từng sự việc cho đỡ tốn. Sau này, khi dùng camera quay video cũng tự cắt băng ra làm đôi, ba đoạn lắp vào vỏ khác để quay vừa nhẹ vừa đỡ tốn kém.
Khi khoa học công nghệ bắt đầu phát triển, một số ngành đầu tư vượt trội phục vụ công tác tuyên truyền với camera, máy ảnh tự động hoặc bán tự động, mạng lưới dịch vụ Photo LAP , có anh em đã mua camera Panasonic M3000 làm nghề với nhiều tính năng khả dụng trong dựng phim… như một làn gió mới, đem lại niềm hy vọng biến giấc mơ thành hiện thực của những người làm báo công nghệ trong kỷ nguyên số.
Hiện thực hóa ước mơ
Bước vào thế kỷ XXI, nhà báo là người cầm bút ghi âm không cần giấy. Chiếc camera có thể chụp ảnh, quay phim, ghi âm và truyền thông tin về trung tâm ngay tức thì… những ai từng đặt độ sáng, ngắm một mắt qua vizơ máy ảnh rồi xoay ống kính sao cho nét căng mới bấm máy hay dựng chân máy ảnh, chỉnh đợi vài phút mới được kiểu ảnh chụp trăng, chụp chú ong bay thì nay hoàn toàn tự tin bấm máy, nhàn hạ vì công nghệ xử lý tự động cả rồi.
Với nhu cầu của bạn đọc ngày càng cao, đa số các cơ quan báo chí đã chuyển thành cơ quan báo chí đa phương tiện với rất nhiều sản phẩm: báo in có báo thời sự trong ngày và các ấn phẩm thứ Bảy, Chủ nhật, cuối tháng; báo điện tử nhiều thứ tiếng, có cả phim ảnh, sách nói, PR, tương tác bạn đọc… dường như độc giả cần gì trên báo đã đáp ứng. Cái tầm, tâm và sự trui rèn của nhà báo trong thời đại công nghệ, bùng nổ thông tin đòi hỏi ngày càng cao. Một chút lơ đãng không cẩn trọng trong suy nghĩ, thể hiện hay thao tác kỹ thuật đều có thể tiêu tan như bấm nút Delete (xóa) trên bàn phím, có thể vấp ngã vào âm mưu “diễn biến hòa bình” vô cùng tinh. quái hay sự lôi kéo của sức mạnh đồng tiền hấp dẫn ngoài kia. Ước mơ làm báo số đang trở thành hiện thực. |
Kỹ thuật in ấn, mi trang cũng chuyển đổi một trời một vực như vũ bão. Cảnh cắt dán từng chữ, từng hình ảnh trên giấy nay đã là dĩ vãng vì báo in đã dàn cả trang, cả 4 trang, thậm chí cả 40 trang một lúc mới chuyển in.
In ấn cũng được tự động hóa với tốc độ bốn, năm vạn tờ/giờ, thỏa mãn nhu cầu phát hành hàng vạn tờ báo trong ngày.
Với nhu cầu của bạn đọc ngày càng cao, đa số các cơ quan báo chí đã chuyển thành cơ quan báo chí đa phương tiện với rất nhiều sản phẩm: Báo in có báo thời sự trong ngày và các ấn phẩm thứ Bảy, Chủ nhật, cuối tháng; báo điện tử nhiều thứ tiếng, có cả phim ảnh, sách nói, PR, tương tác bạn đọc… dường như độc giả cần gì trên báo đã đáp ứng.
Cái tầm, tâm và sự trui rèn của nhà báo trong thời đại công nghệ, bùng nổ thông tin đòi hỏi ngày càng cao.
Một chút lơ đãng không cẩn trọng trong suy nghĩ, thể hiện hay thao tác kỹ thuật đều có thể tiêu tan như bấm nút Delete (xóa) trên bàn phím, có thể vấp ngã vào âm mưu “diễn biến hòa bình” vô cùng tinh quái hay sự lôi kéo của sức mạnh đồng tiền hấp dẫn ngoài kia.
Ước mơ làm báo số đang trở thành hiện thực. Sức lan tỏa, tác động xã hội ghê gớm của thông tin báo chí với sự hỗ trợ của công nghệ là tạo dựng niềm tin hay bác bỏ sự thật có trách nhiệm to lớn của Nhà báo- người thư ký thời đại hôm nay.
Cảnh Mạnh
Ý kiến bạn đọc (0)