Kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri
Ngoài các vấn đề đã được giải trình trực tiếp tại Kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh khóa XVII và trả lời trực tiếp bằng văn bản đến cử tri, UBND tỉnh báo cáo kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị trên các lĩnh vực, cụ thể như sau:
I. Lĩnh vực Kinh tế -Tổng hợp (43 ý kiến)
1. Cử tri huyện Sơn Động và Lục Ngạn đề nghị: Tỉnh đầu tư hệ thống điện nông thôn cho xã Thạch Sơn và các thôn chưa có điện lưới quốc gia để phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Tỉnh quan tâm đưa điện về cho nhân dân thôn Khuôn Thần, xã Kiên Lao vì hiện nay có 89 hộ gia đình chưa có điện.
Việc cấp điện cho xã Thạch Sơn và các thôn chưa có điện thuộc huyện Sơn Động và thôn Khuôn Thần, xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn đã có trong danh mục Dự án cấp điện nông thôn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2020. Ngày 03/11/2014, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Quyết định số 1777/QĐ-UBND phân bổ 20 tỷ đồng cho các hạng mục cấp điện nông thôn tỉnh Bắc Giang. Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh đang trình kế hoạch tổ chức lựa chọn nhà thầu xây lắp, phấn đấu trong quí I/2015 sẽ cấp điện cho các thôn chưa có điện thuộc xã Thạch Sơn (Sơn Động). Đối với thôn Khuôn Thần, xã Kiên Lao (Lục Ngạn) hiện đang thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư, sẽ thực hiện cấp điện trong năm 2015.
2. Cử tri huyện Sơn Động phản ánh: Công ty Á Cường chế biến quặng, xả nước thải trực tiếp ra sông gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân.
Qua kiểm tra phản ánh của cử tri tại Công ty Á Cường cho thấy nước thải sản xuất được thu gom, xử lý qua 03 hố lắng trước khi xả thải. Công ty Á Cường chưa đầu tư xây dựng hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn, do đó lượng nước mưa chảy tràn kéo theo nước thải sản xuất xả thải trực tiếp ra sông Cẩm Đàn, gây ô nhiễm nguồn nước. Hơn nữa, Công ty Á Cường chưa có giấy phép xả nước thải theo quy định. Như vậy, phản ánh của cử tri huyện Sơn Động là đúng.
Để khắc phục tình trạng trên, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra đối với Công ty Á Cường; tại Biên bản làm việc ngày 06/9/2014 của Đoàn Công tác liên ngành đã yêu cầu Công ty tạm dừng hoạt động sơ tuyển quặng đồng tại xưởng tuyển và đầu tư xây dựng các hạng mục bảo vệ môi trường. Ngày 07/11/2014 Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục làm việc với Công ty Á Cường và yêu cầu Công ty chấp hành nghiêm việc tạm dừng sản xuất tại xưởng tuyển; đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình bảo vệ môi trường theo quy định, hoàn thành trước ngày 31/12/2014.
3. Cử tri huyện Sơn Động đề nghị: UBND tỉnh có cơ chế, chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ nghèo để nộp tiền khi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay nhà nước thu quá cao, các hộ nghèo không đủ tiền nộp.
Ngày 11/7/2014, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND qui định mức thu và tỷ lệ điều tiết một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Theo qui định tại điểm 2.2, khoản 2, phần B, các hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn (trừ hộ gia đình, cá nhân tại các phường thuộc thành phố Bắc Giang) được miễn lệ phí địa chính khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, các hộ nghèo của huyện Sơn Động thuộc đối tượng được miễn lệ phí địa chính khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. UBND tỉnh đã yêu cầu UBND huyện Sơn Động chỉ đạo các cơ quan chức năng hướng dẫn người dân và thực hiện miễn lệ phí.
4. Cử tri huyện Sơn Động phản ánh: Công ty Tam Cường đã sử dụng thuốc nổ để khai thác quặng đồng, tiếng nổ lớn làm ảnh hưởng đến nhân dân xung quanh, đất thải của mỏ đổ bừa bãi không theo đúng quy trình khai thác, nguy cơ mùa mưa tới sẽ làm lấp một số diện tích cây trồng của nhân dân thôn Bưa, xã Cẩm Đàn.
Ngày 06/9/2014, Đoàn Công tác liên ngành do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì đã tiến hành kiểm tra tại Công ty Tam Cường. Qua kiểm tra thực tế, có 03 lò khai thác quặng, hiện nay Công ty đã tự dừng hoạt động 01 lò, còn 02 lò đang hoạt động đã chuyển vị trí khai thác sâu vào phía trong lòng núi khoảng 100m, quá trình nổ mìn không còn ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân; lượng đất, đá phát sinh ít (do Công ty đã chuyển sang khai thác mỏ bằng phương pháp hầm lò); đất đá đã được tập kết tại bãi đổ thải theo thiết kế đã phê duyệt nên không còn hiện tượng trượt đất đá, ảnh hưởng đến diện tích cây trồng của nhân dân thôn Bưa, xã Cẩm Đàn.
5. Cử tri thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam phản ánh: Kè tràn tại thôn Vân Động thiết kế xây thấp (đoạn gần nhà văn hóa phố Thanh Hưng), khi điều tiết nước thường xuyên bị tràn, gây thiệt hại lớn về cây trồng, hoa màu của nhân dân. Đề nghị tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng có biện pháp tu sửa, khắc phục.
Tiếp thu ý kiến cử tri, UBND tỉnh đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Cầu Sơn khắc phục tình trạng trên bằng các biện pháp: Nâng cao tràn tại hai điểm điều tiết Đại Từ và Hà Phú; lắp đặt hệ thống van, cánh cống điều tiết để tiêu thoát nước thừa của kênh Yên Lại xuống ngòi Sen, xã Bảo Đài qua cống Chản ra sông Lục Nam; mở rộng kênh tiêu Y7. Đồng thời, yêu cầu UBND huyện Lục Nam chỉ đạo UBND thị trấn Đồi Ngô và UBND xã Tiên Hưng xử lý nghiêm các hộ vi phạm hành lang kênh, giải quyết triệt để tình trạng ngập úng như cử tri phản ánh.
Hiện tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Cầu Sơn đã khắc phục tình trạng trên bằng biện pháp nâng cao tràn tại hai điểm điều tiết Đại Từ và Hà Phú; lắp đặt hệ thống van, cánh cống điều tiết để tiêu thoát nước thừa của kênh Yên Lại xuống ngòi Sen, xã Bảo Đài qua cống Chản ra sông Lục Nam.
Còn việc mở rộng kênh Y7, hiện nay Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Cầu Sơn đã thực hiện xong hồ sơ thiết kế thi công, dự toán kinh phí và sẽ phối hợp với UBND huyện Lục Nam thực hiện trong năm 2015.
6. Cử tri huyện Lục Ngạn đề nghị: Tỉnh xem xét, đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông từ xã Biển Động vào trung tâm xã Phú Nhuận, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận tiện.
Hiện trạng tuyến đường này đã bị hư hỏng, xuống cấp, gây khó khăn cho các phương tiện khi tham gia giao thông. Việc quản lý và sửa chữa, bảo trì các tuyến đường này thuộc trách nhiệm của UBND huyện Lục Ngạn. Trước tình hình trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Lục Ngạn tổ chức sửa chữa tạm thời nhằm bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông và có văn bản đề nghị Trung ương hỗ trợ nguồn vốn đầu tư. Ngày 16/10/2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 7347/BKHĐT-KTĐPLT đồng ý hỗ trợ kinh phí đầu tư từ ngân sách Trung ương cho dự án này. Theo đó, tuyến đường trên sẽ được hỗ trợ nguồn vốn từ Trung ương để đầu tư xây dựng trong Kế hoạch trung hạn, giai đoạn 2016-2020.
7. Cử tri xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam phản ánh: Các tuyến kênh (đặc biệt là tuyến kênh N6) trên địa bàn xã do Công ty khai thác công trình thủy lợi Cầu Sơn quản lý, hiện nay cỏ mọc nhiều, bùn đất, rác thải đầy mương gây khó khăn cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng xem xét, cho nạo vét, tu sửa, nâng cấp để phục vụ sản xuất của nhân dân được thuận lợi.
Các tuyến kênh theo cử tri phản ánh thuộc Trạm bơm Cẩm Lý gồm có 03 tuyến là Nam Cẩm Lý, Kênh N6, kênh N8 với tổng chiều dài 4,2 km, đều là kênh đất, chưa được kiên cố hóa, do vậy khi gặp mưa lớn, mái và bờ kênh thường bị sạt, trượt bùn đất xuống lòng kênh, cỏ mọc nhiều ở mái kênh. Mặt khác, các tuyến kênh này đi qua khu dân cư nên một số hộ dân đổ rác thải xuống lòng kênh gây ách tắc dòng chảy làm ảnh hưởng đến việc cấp nước tưới phục vụ sản xuất.
Trước tình hình trên, UBND tỉnh đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Cầu Sơn đầu tư kinh phí từ nguồn vốn của doanh nghiệp để tu bổ sửa chữa, nạo vét 03 tuyến kênh; bố trí công nhân thường xuyên dọn cỏ dọc kênh, vớt rác thải trong lòng kênh, khơi thông dòng chảy bảo đảm cấp nước phục vụ sản xuất và yêu cầu UBND huyện Lục Nam chỉ đạo các cơ quan chức năng; UBND xã Cẩm Lý tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường trên hệ thống đài truyền thanh để người dân hiểu và tự giác thực hiện công tác bảo vệ môi trường; quy hoạch các bãi tập kết rác thải; cắm các biển cấm đổ rác tại một số vị trí khu đông dân cư và những điểm người dân hay xả rác thải xuống kênh.
Hiện tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Cầu Sơn đã thực hiện tu bổ, nạo vét, khơi thông dòng chảy; đồng thời, lập hồ sơ dự toán đầu tư thực hiện nạo vét tổng thể đối với 3 tuyến kênh trên trong tháng 12/2014, bảo đảm thông kênh phục vụ sản xuất của nhân dân.
8. Cử tri xã Khám Lạng, huyện Lục Nam đề nghị: Khôi phục, tu sửa lại một số tuyến kênh Y21 trên địa bàn xã để dẫn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân ở các thôn Hòa Nội, Bến 2, Bến 3, Bến 4 được thuận lợi hơn.
Tuyến kênh Y21 thuộc địa bàn xã Khám Lạng tưới cho khoảng 40 ha của các thôn Hòa Nội, Bến 2, Bến 3 và Bến 4 hiện nay không sử dụng nên một số đoạn kênh bị bồi lấp, có đoạn kênh đã bị san, lấp làm đường đi lại. Theo phân cấp tuyến kênh trên do UBND huyện Lục Nam quản lý; UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Lục Nam có trách nhiệm phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Cầu Sơn để thực hiện việc nạo vét, khơi thông tuyến kênh trên để kịp thời phục vụ sản xuất.
9. Cử tri một số xã của huyện Lục Nam tiếp tục phản ánh: Việc hỗ trợ chi phí học tập và học phí đối với học sinh, sinh viên theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ quá chậm, còn nhiều trường hợp các đối tượng chưa nhận được tiền hỗ trợ năm học 2012-2013, mặc dù cử tri đã kiến nghị nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Đề nghị tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng có biện pháp xử lý dứt điểm nội dung này.
- Về việc hỗ trợ kinh phí chậm: Qua kiểm tra cho thấy, việc hỗ trợ kinh phí học tập và học phí đối với học sinh, sinh viên theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP đến các đối tượng được hưởng trên địa bàn huyện Lục Nam chậm, đúng như phản ánh của cử tri. UBND tỉnh đã yêu cầu UBND huyện Lục Nam chỉ đạo các cơ quan chức năng có các biện pháp cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, bố trí địa điểm cấp phát hợp lý… thực hiện hỗ trợ kinh phí nhanh nhất cho các đối tượng.
- Về số kinh phí hỗ trợ còn thiếu: Tỉnh đã kịp thời có văn bản báo cáo Bộ Tài chính bổ sung kinh phí, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay chưa được Bộ Tài chính bổ sung kinh phí. Ngày 01/10/2014, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1506/QĐ-UBND phân bổ kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh để thực hiện chi trả dứt điểm số kinh phí còn thiếu của năm học 2012-2013 đối với các đối tượng của huyện Lục Nam.
10. Cử tri huyện Lục Nam đề nghị: Tỉnh xem xét nâng mức kinh phí hỗ trợ cho địa phương từ tiền chuyển mục đích sử dụng đất (chuyển từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư) đối với những xã, thôn miền núi, vùng cao, vùng đất đai không có giá trị sinh lời.
Mức kinh phí hỗ trợ cho các địa phương từ tiền chuyển mục đích sử dụng đất được đang được thực hiện theo Nghị quyết số 32/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh và đã được điều tiết toàn bộ cho ngân sách cấp huyện, xã. Do vậy, việc cử tri đề nghị nâng mức kinh phí hỗ trợ đối với những xã, thôn miền núi, vùng cao, vùng đất đai không có giá trị sinh lời hiện nay chưa thể thực hiện được.
11. Cử tri xã Lục Sơn, huyện Lục Nam phản ánh: Việc các xe ô tô vận chuyển than đá trọng tải lớn, chở quá tải làm hư hỏng nặng đường bê tông trên địa bàn xã gây bức xúc trong nhân dân. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác bảo đảm ATGT, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Hiện nay, trên địa bàn xã Lục Sơn, huyện Lục Nam có 03 doanh nghiệp khai thác than đang hoạt động, bao gồm: Công ty cổ phần Hợp Nhất, Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Việt Hoàng và Công ty Cổ phần thương mại Bắc Giang. Các doanh nghiệp trên có đường vận chuyển than từ thôn Văn Non, xã Lục Sơn qua dốc Đìa Đô, xã Trường Sơn theo tỉnh lộ 293 tại ngã ba Chẽ, xã Trường Sơn. Trong mùa mưa bão vừa qua, tuyến đường vận chuyển của các doanh nghiệp bị hư hỏng nặng nhưng các doanh nghiệp không sửa chữa và cố tình vận chuyển than qua tuyến đường bê tông của xã, gây hư hỏng nặng, đúng như phản ánh của cử tri.
Trước tình hình trên, UBND tỉnh đã yêu cầu UBND huyện Lục Nam chỉ đạo UBND xã Lục Sơn có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Ngày 02/10/2014, UBND xã Lục Sơn đã mời trực tiếp Giám đốc các doanh nghiệp khai thác than trên địa bàn đến làm việc, yêu cầu cam kết không vận chuyển than qua tuyến đường trục của xã và có kế hoạch tu sửa những hư hỏng do doanh nghiệp gây ra.
Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng, UBND các huyện, thành phố thành lập các tổ tuần tra lưu động, kiểm tra xử lý xe quá khổ quá tải trên toàn tỉnh, trong đó có địa bàn xã Lục Sơn, huyện Lục Nam và kiên quyết xử lý các sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.
12. Cử tri các xã thuộc huyện Lục Nam phản ánh: Đoạn kênh Yên Lại ở khu vực thôn Giếng, xã Khám Lạng hiện nay rất nhiều rác thải, xác động vật chết ở thượng nguồn trôi về gây ứ đọng, ô nhiễm môi trường. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng xem xét, có biện pháp xử lý kịp thời. Cử tri xã Tân An, huyện Yên Dũng phản ánh: Người dân xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang xả rác xuống đoạn kênh chảy từ huyện Lạng Giang qua các xã, thị trấn Tân An, Lão Hộ, Tân Dân của huyện Yên Dũng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân 3 xã của huyện Yên Dũng. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Lạng Giang sớm giải quyết dứt điểm việc xả rác của nhân dân xã Quang Thịnh.
Tiếp thu ý kiến cử tri, hiện nay Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Cầu Sơn đã thực hiện cấp kinh phí cho công tác vớt và vận chuyển rác ra bãi thải tập trung, đốt rác thải và tiêu hủy xác động vật ô nhiễm; thường xuyên bố trí công nhân trực vớt rác thải tại các điểm điều tiết. Riêng đối với đoạn kênh Yên Lại đã lắp đặt thêm lưới chắn rác tại 05 điểm thuộc 05 xã: Thanh Lâm, Bảo Đài, thị trấn Đồi Ngô, Tiên Hưng và Khám Lạng để phân luồng xử lý rác, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường trên kênh. Đồng thời, Công ty đã kết hợp với các xã trên địa bàn lập quy hoạch các điểm tập trung rác và cho lắp đặt thêm hệ thống lưới chắn rác để thuận tiện trong quá trình thu gom.
Trong thời gian tới UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng, các địa phương thực hiện một số nội dung sau:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường trên hệ thống đài truyền thanh các xã, thị trấn để người dân hiểu và tự giác thực hiện công tác bảo vệ môi trường; cắm các biển cấm đổ rác tại một số vị trí khu đông dân cư và những điểm người dân hay xả rác thải xuống kênh;
- Chỉ đạo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Cầu Sơn tiếp tục cấp kinh phí cho công tác vớt và vận chuyển rác ra bãi thải tập trung, đốt rác thải và tiêu hủy xác động vật ô nhiễm; bố trí công nhân thường xuyên trực tại các điểm, cụm dọc các tuyến kênh thực hiện việc vớt rác thải tại các điểm tập trung.
- Chỉ đạo UBND các huyện, thành phố giao UBND các xã (trong đó có xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang) bố trí khu chứa rác thải và lựa chọn vị trí thuận lợi cho việc thu gom, vận chuyển rác thải để xử lý tập trung, hạn chế tình trạng ô nhiễm.
13. Cử tri xã Yên Sơn, huyện Lục Nam phản ánh: Tuyến đường đê Thống Nhất (đoạn từ đầu cầu Cẩm Lý đi xã Yên Sơn) khoảng 300m ở khu vực đầu cầu Cẩm Lý hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Đề nghị UBND tỉnh quan tâm đầu tư kinh phí tu sửa, nâng cấp đoạn đê trên và cứng hóa toàn bộ tuyến đê để bảo đảm việc tham gia giao thông và phát triển kinh tế của nhân dân.
Tiếp thu ý kiến cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch duy tu bảo dưỡng với giải pháp kỹ thuật là rải cấp phối mặt đê đoạn từ đầu cầu Cẩm Lý đi xã Yên Sơn, huyện Lục Nam, thực hiện trong năm 2015.
14. Cử tri các xã thuộc huyện Lục Nam phản ánh: Tình trạng khai thác cát trái phép gây sạt lở bờ sông nghiêm trọng. UBND huyện, xã đã tích cực vào cuộc với nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng tình trạng khai thác trái phép chưa giảm, gây bức xúc trong nhân dân. Đề nghị UBND tỉnh có biện pháp chỉ đạo kịp thời để chấm dứt tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn.
Ý kiến phản ánh của cử tri là đúng. Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND, ngày 28/3/2014 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về khai thác cát, sỏi lòng sông, quản lý bến, bãi kinh doanh vật liệu xây dựng. Chấp hành chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành của huyện. Từ đầu năm đến nay, Tổ công tác liên ngành đã phối hợp với UBND các xã tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đối với 26 vụ và 30 đối tượng, thu phạt nộp ngân sách nhà nước số tiền 280 triệu đồng. Đặc biệt, trong khoảng thời gian cuối tháng 7, đầu tháng 8/2014 đã chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác kiểm tra, xử lý vi phạm; tịch thu tang vật, phương tiện dùng để khai thác cát sỏi lòng sông trái phép (03 sàng cát, 10 đầu máy hút cát, 02 bộ tời và 02 bộ ống hút cát, tạm giữ hành chính 07 đối tượng vi phạm). Từ cuối tháng 8/2014 đến nay, tình hình khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép đã cơ bản được kiểm soát.
Để tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản, chấm dứt tình trạng khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng, UBND các huyện, thành phố:
- Chấp hành nghiêm Chỉ thị số 03/CT-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh. Duy trì hoạt động của Tổ công tác liên ngành 24/24h trong ngày để kiểm tra, xử lý vi phạm; không để tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép diễn ra trên địa bàn. Kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những đối tượng cố tình vi phạm.
- Giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với địa phương kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, tập kết kinh doanh cát sỏi; thực hiện nghiêm Quyết định 194/2013/QĐ-UBND ngày 16/5/2013 của UBND tỉnh về việc Quy định quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông và sử dụng bãi ven sông chứa cát, sỏi trên địa bàn tỉnh; xây dựng lộ trình xóa bỏ các bến, bãi không có trong quy hoạch.
15. Cử tri xã Vô Tranh và xã Yên Sơn, huyện Lục Nam kiến nghị: Việc thiết kế cống tiêu, thoát nước qua đường 293 không phù hợp, xả nước trực tiếp vào ruộng gây ngập úng vào mùa mưa, nhân dân không thể canh tác được. Tiến độ thi công cầu qua đường tại khu vực trại 15-17 quá chậm, khi thi công đã để đất, đá rơi xuống làm tắc hệ thống mương dẫn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo chủ đầu tư và nhà thầu xem xét, điều chỉnh thiết kế cống cho phù hợp, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công cầu, khắc phục nạo vét mương dẫn nước để bảo đảm cho sản xuất của nhân dân.
Hiện nay, Dự án cải tạo nâng cấp ĐT 293 đang được thi công, UBND tỉnh đã yêu cầu Sở Giao thông-Vận tải phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra và thống nhất giải pháp khắc phục hệ thống cống thoát nước ngang cho phù hợp với thực tế hiện trường, hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất của nhân dân. Đồng thời, chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, có giải pháp khắc phục đất đá rơi xuống mương thủy lợi, kết hợp nạo vét hệ thống mương bị ảnh hưởng theo kiến nghị của cử tri.
16. Cử tri thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang phản ánh: Hiện nay nhân viên y tế của các thôn, khu phố trên địa bàn thị trấn Vôi, thị trấn Kép chưa được chi trả chế độ thù lao theo Nghị quyết số 31/2013/NQ-HĐND ngày 11/12/2013 của HĐND tỉnh. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện chi trả chế độ cho các đối tượng được hưởng.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện thanh toán truy lĩnh mức thù lao cho nhân viên y tế của thị trấn Vôi và thị trấn Kép từ ngày 01/01/2014 đến ngày 30/6/2014 với số tiền là 8.160.000 đồng. Từ tháng 7/2014 đến nay Trung tâm Y tế Lạng Giang đã thực hiện chi trả chế độ thù lao hằng tháng cho nhân viên y tế thôn, khu phố trên địa bàn thị trấn Vôi và thị trấn Kép theo đúng quy định.
17. Cử tri huyện Lạng Giang phản ánh: Trên đoạn đường Quốc lộ 31 chạy qua địa phận xã Thái Đào, huyện Lạng Giang không có biển hạn chế tốc độ; nhiều đoạn đường chạy qua các khu đông dân cư, cụm công nghiệp, cổng trường học... có mật độ người và phương tiện tham gia giao thông đông, xe trọng tải lớn, xe đầu kéo container chạy với tốc độ cao rất nguy hiểm, dễ gây ra tai nạn. Đề nghị tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng khảo sát, cho cắm biển hạn chế tốc độ trên đoạn đường này và tăng cường lực lượng công an giao thông tuần tra, kiểm soát để giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn cho nhân dân.
Căn cứ Công văn số 6813/BGTVT-TCĐBVN ngày 11/6/2014 của Bộ Giao thông - Vận tải về việc điều chỉnh biển báo hạn chế tốc độ trên các tuyến quốc lộ, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông-Vận tải phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, UBND các huyện, thành phố có quốc lộ đi qua tổ chức khảo sát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống biển báo, nhất là biển báo hạn chế tốc độ cho phù hợp với thực tế khai thác sử dụng (hoàn thành trong tháng 10/2014). Đồng thời, yêu cầu Công an tỉnh tăng cường lực lượng cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát để giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn cho nhân dân khi tham gia giao thông.
18. Cử tri huyện Lạng Giang tiếp tục đề nghị: Tỉnh quan tâm bố trí vốn đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường tỉnh lộ 292 từ thị trấn Kép đi Bố Hạ - Yên Thế vì hiện nay lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông đã quá tải, nhất là đoạn đường từ ngã tư Kép đến xã Nghĩa Hưng, hiện tại lượng người và phương tiện tham gia giao thông quá lớn, đường hẹp, nhiều đoạn đã bị xuống cấp, dễ gây tai nạn.
Tiếp thu ý kiến cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông-Vận tải thực hiện công tác duy tu, sửa chữa tuyến đường. Từ đầu năm 2014 đến nay đã thực hiện sửa chữa với kinh phí khoảng 5 tỷ đồng khắc phục những đoạn xuống cấp bảo đảm an toàn giao thông. Trong Kế hoạch đầu tư trung hạn, giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh sẽ cân đối nguồn vốn thực hiện đầu tư nâng cấp.
19. Cử tri huyện Lạng Giang đề nghị: Tuyến đường giao thông từ xã Xuân Hương đi xã Mỹ Thái được UBND tỉnh đầu tư cứng hoá và bàn giao đưa vào sử dụng tháng 02/2014. Tuy nhiên, đoạn đường trên thi công chất lượng thấp, sau 4 tháng đưa vào sử dụng đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều đoạn sụt lún, hệ thống thoát nước hư hỏng. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng liên quan và đơn vị thi công kiểm tra, sửa chữa (vì hiện nay đoạn đường này đang trong thời gian bảo hành).
Tuyến đường từ xã Xuân Hương đi xã Mỹ Thái được đầu tư bằng nguồn vốn WB3 do Bộ Giao thông-Vận tải làm chủ đầu tư hiện đang trong thời gian bảo hành, tuy nhiên đã có nhiều đoạn sụt lún, hệ thống thoát nước hư hỏng... đúng như phản ánh của cử tri. UBND tỉnh đã chỉ đạo chủ đầu tư kiểm tra, tổ chức khắc phục xong những hư hỏng, bảo đảm chất lượng công trình.
20. Cử tri huyện Lạng Giang đề nghị: Chất lượng duy tu, sửa chữa đường 295 (đoạn từ thị trấn Vôi đi xã Mỹ Hà) của đơn vị thi công chưa bảo đảm, nhiều đoạn vừa sửa chữa xong thời gian ngắn lại xuống cấp, sửa xong đoạn đường này hỏng đoạn khác, gây tốn kém lãng phí. Đề nghị UBND tỉnh sớm đầu tư nâng cấp toàn tuyến đường 295 từ thị trấn Vôi đi cầu Bến Tuần xã Mỹ Hà.
Đường tỉnh 295 đoạn từ thị trấn Vôi đi cầu Bến Tuần đã được UBND tỉnh phê duyệt dự án từ cuối năm 2013. Do ngân sách tỉnh còn hạn hẹp, chưa thể thực hiện đầu tư; tỉnh đã đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí trong Kế hoạch đầu tư trung hạn, giai đoạn 2016-2020 để đầu tư nâng cấp. Trước mắt, khi chưa thực hiện đầu tư, nâng cấp toàn tuyến, UBND tỉnh đã phân bổ kinh phí 07 tỷ đồng, giao Sở Giao thông-Vận tải thực hiện sửa chữa tập trung và đã hoàn thành, bảo đảm chất lượng và nhu cầu đi lại của nhân dân.
21. Cử tri huyện Lạng Giang đề nghị: Tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện việc đóng điện thắp sáng hệ thống đèn đường vào buổi tối trên cầu Bến Tuần để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông qua cầu (từ khi khánh thành cầu đến nay mới chỉ thắp sáng được mấy ngày trước và sau khi khánh thành).
Tiếp thu ý kiến cử tri, UBND tỉnh đã yêu cầu Sở Giao thông-Vận tải tổ chức đấu nối điện để thắp sáng hệ thống đèn đường vào buổi tối trên cầu Bến Tuần trước ngày 01/12/2014.
22. Cử tri huyện Yên Dũng đề nghị: Tỉnh sớm có kế hoạch nâng cấp, tu sửa tuyến đê sông Cầu, vì hiện nay tuyến đê này đã xuống cấp nghiêm trọng, không bảo đảm đi lại trong mùa mưa và công tác phòng chống lụt bão sắp tới.
Tuyến đê tả Cầu Ba Tổng, huyện Yên Dũng đã được duy tu, bảo dưỡng trải cấp phối mặt đê trong kế hoạch năm 2014 từ nguồn vốn ngân sách tỉnh. Hiện nay còn một số đoạn mặt đê xuống cấp, nhiều ổ gà như đoạn từ K1 đến K2; K8 đến K9+200... Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT lập kế hoạch duy tu, bảo dưỡng tuyến đê trên trong năm 2015.
23. Cử tri huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang phản ánh: Một số nhà máy ở Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng xả khí thải ra môi trường và thường xuyên xả chất thải ra sông Cầu, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và đời sống của nhân dân. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường hơn nữa quản lý nhà nước về môi trường, có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp vi phạm.
Ý kiến phản ánh của cử tri là đúng. Hiện nay, hạ tầng của Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng và Cụm Công nghiệp Nội Hoàng chưa được xây dựng hoàn thiện (hệ thống thu gom, cấp thoát nước,…). Cụm công nghiệp Nội Hoàng chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; chưa xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung. Để khắc phục tình trạng trên, UBND tỉnh đã yêu cầu Ban Quản lý các KCN tỉnh:
- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng, xây dựng và sớm đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung cho Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng. Đến nay, Ban Quản lý các KCN tỉnh đã lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với Cụm công nghiệp Nội Hoàng, trình UBND tỉnh phê duyệt Dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng KCN Song Khê - Nội Hoàng (năm 2015 sẽ triển khai xây dựng và năm 2016 sẽ đưa trạm xử lý nước thải tập trung vào hoạt động).
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố yêu cầu các doanh nghiệp đang hoạt động trong Khu công nghiệp Song Khê-Nội Hoàng, Cụm công nghiệp Nội Hoàng khắc phục ngay các tồn tại về bảo vệ môi trường; đầu tư, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất thải của doanh nghiệp; bảo đảm xử lý chất thải phát sinh không gây ô nhiễm môi trường, báo cáo UBND tỉnh kết quả khắc phục trước ngày 30/11/2014.
24. Cử tri huyện Yên Dũng đề nghị: Ngành điện sớm có kế hoạch cải tạo hệ thống lưới điện thôn Yên Thịnh, xã Yên Lư, vì hiện nay hệ thống điện đã xuống cấp gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Tiếp thu đề nghị của cử tri, Công ty Điện lực Bắc Giang đã xây dựng mới 01 đường dây hạ thế cáp vặn xoắn 4x50 từ trạm biến áp đến trục chính thôn Yên Thịnh, chuyển đổi lưới điện cũ sang lưới điện mới và chính thức đưa vào vận hành ngày 08/7/2014. Đến nay chất lượng điện đã được cải thiện, bảo đảm an toàn cung cấp điện.
25. Cử tri các huyện Yên Dũng, Hiệp Hoà đề nghị: Nâng mức hỗ trợ cho công tác dồn điền đổi thửa, chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cơ sở, quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền về dồn điền đổi thửa trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện nay mức hỗ trợ thấp nên chưa động viên được nhân dân thực hiện phong trào dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu.
Mức hỗ trợ cho công tác dồn điền, đổi thửa thực hiện theo Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND ngày 11/7/2013 của HĐND tỉnh với kinh phí 5,5 triệu đồng/ha là phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện ngân sách của tỉnh. Mức hỗ trợ này đã cao hơn mức hỗ trợ công tác dồn điền, đổi thửa của một số tỉnh lân cận.
26. Cử tri thị trấn Neo, huyện Yên Dũng đề nghị: Ngành điện nâng cấp máy biến thế Neo 4 thuộc địa phận tiểu khu 5 thị trấn Neo, hiện nay máy biến thế này thường xuyên quá tải làm mất điện gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của nhân dân.
Vào thời điểm cuối năm 2013, aptomat trạm Neo 4 có hiện tượng nhảy do quá tải. Ngay sau khi phát hiện, Điện lực Yên Dũng đã tiến hành thay aptomat, đồng thời thực hiện san tải một số khách hàng (60 khách hàng) từ trạm Neo 4 sang trạm Neo 6. Để đảm bảo cấp điện đáp ứng nhu cầu sử dụng khu vực thị trấn Neo, tháng 6/2014, Công ty Điện lực Bắc Giang đã đóng điện vận hành trạm Neo 10, tiếp tục san tải 30 khách hàng từ trạm Neo 4 sang Neo 10. Đến nay, không còn hiện tượng quá tải gây mất điện tại khu vực thị trấn Neo.
27. Cử tri huyện Tân Yên phản ánh: Việc hỗ trợ thiệt hại do mưa lũ vừa qua không hiệu quả (hỗ trợ bằng thóc giống, nhưng khi được nhận về đã muộn so với mùa vụ, có hộ chỉ được vài lạng thóc mà cán bộ thôn, xã phải làm nhiều thủ tục, lập hồ sơ). Đề nghị các chính sách hỗ trợ nông dân (trợ giá giống, vật tư…) nên hỗ trợ trực tiếp bằng tiền.
Việc hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương phải thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư số 187/2010/TT-BTC ngày 22/11/2010 của Bộ Tài chính quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, không được hỗ trợ trực tiếp bằng tiền.
Do kinh phí phân bổ từ Trung ương về chậm, khi thực hiện mua giống, vật tư phải thực hiện theo quy định về sử dụng ngân sách, do vậy việc hỗ trợ đến người dân bị thiệt hại do ảnh hưởng bão không kịp thời vụ. Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT có các biện pháp hỗ trợ nhanh nhất cho bà con nông dân bị thiệt hại do cơn bão, bảo đảm thời vụ gieo trồng.
28. Cử tri huyện Tân Yên phản ánh: Tại Kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh khóa XVII, cử tri đã có ý kiến về việc đường điện cao thế đi qua trường THCS Ngọc Vân gây mất an toàn cho học sinh. Ngành điện đã hứa có biện pháp khắc phục lưới điện chạy qua trường THCS Ngọc Vân nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. Đề nghị ngành điện có biện pháp khắc phục ngay để bảo đảm an toàn trước mùa mưa bão 2014, đồng thời kiểm tra và bố trí kinh phí để di chuyển 103 cột điện nằm trên đường ở xã Ngọc Châu.
- Về xử lý đường điện qua trường THCS Ngọc Vân: Ngày 17/8/2014, Công ty Điện lực Bắc Giang đã thay toàn bộ dây điện trần bằng dây cáp bọc, tăng khoảng cách từ dây dẫn điện đến mặt đất lên 2m bằng chụp cột, các khoảng cột 86 - 87 - 88 đi qua trường THCS Ngọc Vân và trường Mầm non số 1 Ngọc Vân đã được xử lý bảo đảm an toàn điện.
- Về nội dung kiểm tra và bố trí kinh phí di chuyển 103 cột điện nằm trên đường ở xã Ngọc Châu: Trong 103 cột điện có 13 cột điện 10 kV cấp điện cho Trạm biến áp Ngọc Châu 5 do Công ty Điện Lực Bắc Giang quản lý và 90 cột của Viễn thông Bắc Giang quản lý. Điện lực Tân Yên đã phối hợp với UBND xã Ngọc Châu kiểm tra thực tế tuyến cột đã được xây dựng và đưa vào vận hành từ năm 2010. Trước khi triển khai thi công, chủ đầu tư đã có biên bản thống nhất với địa phương các vị trí trồng cột nằm ở mép đường như hiện tại, do vậy kinh phí di chuyển 103 cột điện thuộc trách nhiệm của UBND xã Ngọc Châu.
29. Cử tri huyện Tân Yên phản ánh: Tuyến đường từ xã Song Vân (Tân Yên) đi xã Việt Tiến (Việt Yên) là tuyến đường huyết mạch của một số xã phía tây huyện Tân Yên và một số xã huyện Việt Yên (đã được phê duyệt quy hoạch đường tỉnh quản lý). Từ khi cầu Đình Vồng, xã Song Vân được khánh thành, mật độ các phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng. Cử tri đề nghị UBND tỉnh sớm xem xét quyết định là đường tỉnh quản lý và đầu tư nâng cấp để nhân dân đi lại, vận chuyển hàng hóa thông thương thuận lợi, tạo điều kiện phát triển kinh tế giữa các vùng trong tỉnh.
Tuyến đường trên năm 2014 đã được quy hoạch lên thành đường tỉnh quản lý. Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tham mưu phân bổ kinh phí để duy tu, sửa chữa, đầu tư nâng cấp trong năm 2015, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
30. Cử tri xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên phản ánh: Hiện nay kênh Trại Đồi đoạn giáp ranh giữa hai xã Minh Đức (Việt Yên) và xã Ngọc Lý (Tân Yên) thường xuyên tắc nghẽn dòng chảy gây ngập úng, làm ảnh hưởng đến sản xuất của nhân dân. Nguyên nhân là do một số hộ dân xã Minh Đức đào ao làm hẹp dòng chảy. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với UBND hai huyện kiểm tra, giải quyết tình trạng trên.
Đây là tuyến kênh tiêu do địa phương quản lý, trách nhiệm thuộc UBND huyện Tân Yên và Việt Yên. Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh đã yêu cầu kiểm tra, xác định vi phạm của một số hộ dân xã Minh Đức (Việt Yên) đào ao làm hẹp dòng chảy. Đồng thời, chỉ đạo xử lý nghiêm các vi phạm, trả lại nguyên trạng mặt cắt kênh và thực hiện tu bổ sửa chữa, nạo vét lòng kênh bảo đảm công tác tiêu thoát nước. Hiện nay, UBND huyện Việt Yên đã hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan, tổ chức đoàn thể của huyện thực hiện nạo vét tuyến kênh trên xong trong năm 2014.
31. Cử tri xã Hợp Đức, huyện Tân Yên tiếp tục đề nghị: Tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng cho làm biển báo và gờ giảm tốc tại ngã năm Lục Liễu, đoạn qua UBND xã Hợp Đức vì tai nạn giao thông ở đây xảy ra rất nhiều. Vừa qua Ban ATGT tỉnh đã khảo sát cho là không ảnh hưởng, nhưng thực tế tại đây liên tục xảy ra tai nạn.
Tiếp thu đề nghị của cử tri, UBND tỉnh đã yêu cầu Sở Giao thông-Vận tải chỉ đạo cắm bổ sung biển báo hạn chế tốc độ, biển báo đường cong nguy hiểm đã hoàn thành trong tháng 9/2014 và hiện đang thực hiện làm gờ giảm tốc.
32. Cử tri huyện Việt Yên đề nghị: Khi thực hiện dự án mở rộng đường 295B đoạn qua thôn Đạo Ngạn 2, cần đồng thời làm mương tưới tiêu để bảo đảm sản xuất cho nhân dân.
Đoạn Đình Trám - cầu Thị Cầu thuộc ĐT 295B đã được khởi công vào đầu tháng 9/2014, trong đó có đoạn đường qua thôn Đạo Ngạn 2. Khi thiết kế, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông-Vận tải thực hiện hoàn trả mương tưới tiêu để bảo đảm sản xuất cho nhân dân.
33. Cử tri huyện Hiệp Hòa đề nghị: Tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng xem xét kiểm tra các điểm giao cắt rẽ vào đường thôn, xã trên toàn tuyến đường tỉnh 295 để bảo đảm cho việc đi lại của nhân dân được thuận lợi. Đồng thời hoàn thiện hệ thống rãnh thoát nước qua các khu vực dân cư.
Hiện nay tuyến đường tỉnh 295 qua địa phận huyện Hiệp Hòa từ thị trấn Thắng đến cầu Đông Xuyên đang trong giai đoạn hoàn thiện để bàn giao đưa vào sử dụng, các vị trí đường ngang trên tuyến sẽ được vuốt nối bảo đảm việc đi lại của nhân dân thuận lợi. Hệ thống rãnh thoát nước qua khu dân cư đã được bổ sung, hoàn thiện trên toàn tuyến.
34. Cử tri các xã Hồng Kỳ, Tiến Thắng, Đồng Vương, Đông Sơn, huyện Yên Thế phản ánh: Hiện nay tình trạng sử dụng điện qua tổ, nhóm còn nhiều, các hộ không được tính giá điện bậc thang nên giá điện sử dụng cho người dân hiện nay quá cao, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Định mức thu tiền chi phí lắp đặt, chuyển vị trí lắp đặt công tơ, sửa chữa đường dây quá cao... không phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của nhân dân ở huyện niền núi. Việc ngành điện tự ý thay đổi công tơ điện nhưng không thông báo cho nhân dân, công tơ điện không được thẩm định có chính xác hay không gây nghi ngờ, bức xúc trong nhân dân.
- Tiếp thu ý kiến cử tri, từ đầu năm 2014 đến nay, Chi nhánh Điện lực Yên Thế xóa được 54 tổ, nhóm quản lý điện với 417 khách hàng. Hiện tại, lưới điện do Chi nhánh Điện lực Yên Thế quản lý còn 31 tổ, nhóm và đang tiếp tục lập phương án xóa các tổ nhóm còn lại để bán điện đến từng hộ dân, dự kiến xong trong quý II năm 2015. Trong khi chưa thực hiện xóa hết tổ nhóm Điện lực đang áp giá bán điện cho các hộ dùng chung này theo đúng quy định hiện hành.
- Hiện nay, Công ty Điện lực Bắc Giang đã xây dựng đơn giá dịch vụ kéo dây sau công tơ và đã có Công văn số 1446/PCBG-P9 ngày 13/10/2014 gửi Sở Tài chính về việc đề nghị phê duyệt đơn giá dịch vụ cho phù hợp với tình hình thực tế; Sở Tài chính đã có Công văn số 1446/STC-PC ngày 17/10/2014 gửi Bộ Tài chính xin ý kiến về thẩm quyền phê duyệt đơn giá dịch vụ điện. Khi có văn bản trả lời, Sở Tài chính sẽ phê duyệt định mức thu tiền chi phí lắp đặt, chuyển vị trí lắp đặt công tơ, sửa chữa đường dây... bảo đảm khách quan, đơn giá dịch vụ cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Khi thực hiện thay thế định kỳ công tơ, Công ty Điện lực Bắc Giang đã thực hiện lập kế hoạch và thông báo rộng rãi trên hệ thống truyền thanh của địa phương để khách hàng biết kế hoạch, giám sát và chứng kiến việc thay công tơ. Công tơ trước khi lắp đặt lên lưới đều được kiểm định theo quy định của pháp luật. Trong quá trình vận hành nếu khách hàng nghi ngờ công tơ chạy không chính xác, khách hàng có quyền yêu cầu kiểm tra. Trường hợp khách hàng không đồng ý với kết quả kiểm tra công tơ, khách hàng có quyền đề nghị với cơ quan quản lý nhà nước tổ chức kiểm định độc lập.
35. Cử tri huyện Hiệp Hòa đề nghị: Ngành điện bố trí thời điểm sửa chữa, nâng cấp lưới điện sao cho phù hợp. Hiện nay việc cắt điện trùng vào vụ thu hoạch lúa của nông dân (đặc biệt vào mùa hè), ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Điện lực Bắc Giang thực hiện cải tạo, nâng cấp lưới điện 10kV huyện Hiệp Hòa lên 22kV và có cắt điện vào những ngày tháng 5, tháng 6 năm 2014 để thay các thiết bị phù hợp với lưới điện làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.Tiếp thu ý kiến của cử tri, Công ty Điện lực Bắc Giang sẽ xây dựng kế hoạch, lựa chọn thời gian cắt điện hợp lý và thông báo rộng rãi đến người dân lịch cắt điện để bảo đảm sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
36. Cử tri huyện Yên Thế đề nghị: Tỉnh điều chỉnh mức khoán chi hành chính theo đầu biên chế giai đoạn 2011-2015 cho các huyện, thành phố, các xã, thị trấn. Hiện nay mức khoán chi quá thấp, không phù hợp và không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao (nhất là cấp xã, việc công nhận và xếp bậc lương cho cán bộ có bằng trung cấp lý luận chính trị hiện nay mức lương cao, nên theo mức khoán cũ không có nguồn để chi trả cán bộ hàng tháng).
Định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính nhà nước hiện đang được thực hiện theo Nghị quyết số 31/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh. Do vậy chưa thể điều chỉnh mức khoán chi theo đề nghị của cử tri.
Đối với cán bộ cấp xã được công nhận và xếp bậc lương có bằng trung cấp lý luận chính trị, UBND tỉnh đã cân đối trong dự toán NSNN cho các xã, phường, thị trấn năm 2014. Riêng đối với kinh phí truy lĩnh từ năm 2010 đến năm 2013 bao gồm chênh lệch giữa mức lương hiện hưởng và mức lương chuyển xếp ngạch, bậc lương; phụ cấp chức vụ, vượt khung; phụ cấp công vụ theo mức lương chuyển xếp ngạch, bậc lương, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1438/QĐ-UBND ngày 23/9/2014 bổ sung kinh phí cho các đối tượng này.
37. Cử tri huyện Yên Thế phản ánh: Tỉnh xem xét việc cán bộ tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Sơn Động thu 1% của một số hộ vay vốn sản xuất, tiền bảo hiểm vay vốn của các hộ gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo để phát triển kinh tế sản xuất gia đình.
UBND tỉnh đã yêu cầu Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh kiểm tra thực tế tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Sơn Động và có báo cáo tại Văn bản số 1095/BGI-TH&KSNB ngày 10/11/2014 làm rõ phản ánh của cử tri. Cụ thể: Hiện nay, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đang triển khai sản phẩm bảo hiểm con người đối với khách hàng là cá nhân vay vốn tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp trong phạm vi toàn quốc, gọi tắt là Bảo an tín dụng theo Công văn số 17294/BTC-QLBH ngày 16/12/2013 của Bộ Tài chính. Theo đó, sản phẩm Bảo an tín dụng có mức phí theo độ tuổi (từ 46 đến 65 tuổi, tỷ lệ phí 0,90%/số tiền vay/năm). Qua kiểm tra cho thấy, việc cử tri huyện Sơn Động phản ánh như trên là có cơ sở (cử tri phản ánh thu 1% số tiền vay là gần đúng với mức phí Bảo an tín dụng ở độ tuổi từ 46 đến 65 tuổi); đây không phải là việc tự ý thu thêm của cán bộ tín dụng mà dựa trên thoả thuận của khách hàng với chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp nơi cho vay.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nghiệp vụ, còn một số cán bộ tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Sơn Động chưa thực hiện tư vấn, hướng dẫn thấu đáo để khách hàng hiểu rõ về mức phí phải nộp khi tham gia bảo hiểm Bảo an tín dụng. Tiếp thu ý kiến cử tri, UBND tỉnh đã yêu cầu Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh chỉ đạo Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm Bảo an tín dụng cần tư vấn, hướng dẫn để khách hàng hiểu rõ về mức phí và tự nguyện khi tham gia; thường xuyên kiểm tra, giám sát, nếu có vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định.
38. Cử tri huyện Yên Thế phản ánh: Cử tri thôn Hợp Thắng, xã Tiến Thắng đã đề nghị Công ty khai thác công trình thủy lợi sông Cầu cấp nước phục vụ sản xuất cho khoảng 100 ha dưới chân đập hồ Đá Ong nhưng không được giải quyết. Công ty giải thích do không được duyệt kế hoạch cấp nước cho phần diện tích này. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo xem xét điều chỉnh kế hoạch.
Tiếp thu ý kiến phản ánh của cử tri, để khắc phục tình trạng trên, UBND tỉnh đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Sông Cầu chủ động, phối hợp với UBND xã Tiến Thắng quản lý chặt chẽ nguồn nước; xây dựng kế hoạch cấp nước cho phần diện tích sản xuất nông nghiệp thôn Hợp Thắng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời, thực hiện các giải pháp tưới tiết kiệm và hiệu quả, bảo đảm nước tưới cho diện tích nêu trên.
39. Cử tri huyện Yên Thế đề nghị: Ngân hàng Chính sách xã hội tăng nguồn vốn cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH đối với các đối tượng nghèo dân tộc thiểu số, đồng thời nâng mức cho vay xây dựng công trình nước sạch vệ sinh môi trường vì mức cho vay hiện nay 12 triệu/1 hộ là thấp.
NHCSXH tỉnh thực hiện hỗ trợ vay vốn đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 14/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có quy định rõ đối tượng và định mức vay. Năm 2014, NHCSXH tỉnh đã trình Trung ương giao chỉ tiêu kế hoạch, trong đó có đề nghị tăng nguồn vốn cho vay hỗ trợ sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, đến nay Trung ương chưa có thông báo tăng nguồn vốn cho vay chương trình này.
Thực hiện chương trình tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Thủ tướng chính Phủ đã ban hành Quyết định số 18/2014/QĐ-TTg bổ sung, nâng mức cho vay tối đa lên 12 triệu đồng/hộ. Tiếp thu ý kiến cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo NHCSXH tỉnh báo cáo Tổng Giám đốc NHCSXH kiến nghị với các Bộ, Ngành Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
40. Cử tri thành phố Bắc Giang phản ánh: Thời gian gần đây trên địa bàn xã Đồng Sơn, thành phố Bắc Giang có hiện tượng người dân xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng xả rác thải bừa bãi ra môi trường dọc tuyến đê thuộc địa bàn xã Đồng Sơn, đặc biệt là khu vực ngã ba đường Quốc phòng giáp địa bàn xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng. Tại khu vực này, rác thải được thu gom vào bao vứt thành đống (khoảng 30-40m2) trên mái đê và mặt đê làm mất mỹ quan và bốc mùi khó chịu gây ô nhiễm môi trường, bức xúc trong nhân dân. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Yên Dũng có biện pháp ngăn chặn tình trạng đổ, xả rác thải nêu trên.
Để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường như cử tri phản ánh, UBND tỉnh yêu cầu UBND thành phố Bắc Giang tổ chức thu gom rác thải tồn đọng dọc theo tuyến đê thuộc địa phận xã Đồng Sơn và xử lý nghiêm những trường hợp xả rác thải không đúng nơi quy định. Chỉ đạo UBND huyện Yên Dũng tổ chức việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Tân Liễu (đặc biệt là khu vực giáp ranh xã Đồng Sơn); tăng cường công tác tuyên truyền; ký cam kết với các hộ dân trong thực hiện thu gom rác thải; không đổ, xả rác thải bừa bãi, không đúng nơi quy định; thường xuyên kiểm tra và có biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
41. Cử tri thành phố Bắc Giang phản ánh: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Nhiên liệu xanh tại xã Quế Nham, huyện Tân Yên sản xuất làm ô nhiễm môi trường (tiếng ồn và bụi), gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Tân Yên giải quyết dứt điểm tình trạng trên.
Qua kiểm tra tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Nhiên liệu xanh khi sản xuất thường phát sinh bụi, tiếng ồn, gây ô nhiễm môi trường đúng theo phản ánh của cử tri. Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo Công an tỉnh, UBND huyện Tân Yên tổ chức kiểm tra và xử lý sai phạm của Công ty Nhiên liệu xanh. Ngày 19/5/2014, Công an tỉnh đã ban hành Quyết định số 10/QĐ-XPHC xử phạt Công ty Nhiên liệu xanh 21 triệu đồng về hành vi sản xuất gây ồn, bụi, nước thải vượt quy chuẩn. Chủ tịch UBND huyện Tân Yên đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, UBND xã Quế Nham thường xuyên giám sát tại xưởng sản xuất của Công ty Nhiên liệu xanh, tham mưu xử lý các vi phạm theo thẩm quyền... Đến nay, Công ty Nhiên liệu xanh đã khắc phục và đầu tư hệ thống thu, hút, lọc bụi, giảm tiếng ồn phát sinh do sản xuất.
42. Cử tri thành phố Bắc Giang kiến nghị: Đoạn đê từ thôn Bùi, xã Đa Mai, thành phố Bắc Giang đến cống Trạng, xã Quế Nham, huyện Tân Yên khoảng 1km chưa được cứng hóa, vào mùa mưa đường lầy lội, mùa khô bụi bẩn gây khó khăn cho nhân dân khi đi lại và không bảo đảm an toàn giao thông. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm có giải pháp khắc phục.
Thành phố Bắc Giang có 25,08 km đê cấp III đã được đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách tỉnh, đến nay đã cứng hóa được 23 km, còn trên 2 km tuyến đê theo kiến nghị của cử tri chưa được cứng hóa nhưng đã được trải cấp phối đá dăm. Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ kinh phí để cứng hóa đoạn đê nói trên theo kiến nghị của cử tri.
43. Cử tri thành phố Bắc Giang kiến nghị: Thời gian qua do tránh trạm cân tại xã Vân Trung, các xe có trọng tải lớn đã tập trung chạy qua đường 295B làm cho đường ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc đi lại của nhân dân và tiểm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Đề nghị UBND tỉnh sớm đầu tư nâng cấp.
Tuyến đường tỉnh 295B đã được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 275/QĐ-UBND ngày 12/3/2014. Dự án được phân kỳ đầu tư, giai đoạn 1 thi công đoạn từ Đình Trám đến cầu Thị Cầu, giai đoạn 2 đoạn từ Đình Trám đến thành phố Bắc Giang. Ngày 09/9/2014 đã khởi công đoạn Đình Trám đến cầu Thị Cầu; đoạn từ Đình Trám đến thành phố Bắc Giang được khởi công vào đầu năm 2015.
II. Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội (07 ý kiến)
1. Cử tri huyện Sơn Động đề nghị: Tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn xem xét hướng dẫn làm thủ tục cho các đối tượng Cựu chiến binh bị mất hồ sơ chưa được hưởng các chế độ theo Nghị định số 150/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn Pháp lệnh Cựu chiến binh và Thông tư số 10/2007/BLĐTBXH-HCCB-BTC ngày 27/7/2007 của liên Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam; Nghị định số 62/2011/NĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
- Về hướng dẫn thủ tục đối với trường hợp Cựu chiến binh bị thất lạc hồ sơ theo Nghị định số 150/2006/NĐ-CP của Chính phủ: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Hội Cựu chiến binh tỉnh đã có văn bản liên ngành số 19/HD-LN ngày 24/12/2008, trong đó có hướng dẫn kiện toàn hồ sơ giải quyết các chế độ đối với cựu chiến binh bị thất lạc hồ sơ rất rõ ràng, cụ thể. Đề nghị cử tri liên hệ trực tiếp với phòng Lao động-Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố để được giải đáp.
- Về hướng dẫn thủ tục đối với trường hợp đối tượng theo Nghị định số 62/2011/QĐ-TTg hồ sơ bị thất lạc: Hiện nay, việc giải quyết chế độ cho đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp nước bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 01/2012/TTLL-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính. Tuy nhiên, các quy định của Thông tư chỉ hướng dẫn giải quyết chế độ đối với đối tượng có giấy tờ gốc và các giấy tờ có liên quan. Vì vậy, đối tượng mất hồ sơ, giấy tờ chưa có căn cứ để hướng dẫn thủ tục giải quyết chế độ. Để tháo gỡ vướng mắc trên, UBND tỉnh đã đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Quốc Phòng, Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn để giải quyết chế độ đối với các đối tượng mất hồ sơ.
2. Cử tri các xã Kiên Lao, Biên Sơn và Mỹ An, huyện Lục Ngạn đề nghị: Tỉnh quan tâm hỗ trợ trang thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh và tăng cường bác sỹ về Trạm y tế để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có hiệu quả hơn.
- Về trang thiết bị, dụng cụ y tế: Đến năm 2013, được tỉnh đầu tư và Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực ngành y tế” do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ, trong đó có hỗ trợ về trang thiết bị cho tuyến xã, về cơ bản tất cả các trạm y tế xã trên địa bàn tỉnh có trang thiết bị y tế bảo đảm đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong đó có 3 xã Kiên Lao, Biên Sơn và Mỹ An, huyện Lục Ngạn.
- Về thuốc khám chữa bệnh: Danh mục thuốc cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và phù hợp với danh mục kỹ thuật tại các trạm y tế xã đã được Sở Y tế phê duyệt.
- Về nhân lực: Tại 03 trạm y tế trên đều có bác sỹ và đảm bảo đủ cơ cấu 5 nhóm chức danh chuyên môn: Bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, y sĩ, nữ hộ sinh theo quy định của Bộ Y tế.
Như vậy, về con người, trang thiết bị, dụng cụ y tế và thuốc khám chữa bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật tại trạm y tế xã, cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân theo phân tuyến chuyên môn của Bộ Y tế.
- Giải pháp trong thời gian tới: UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện tuyến huyện hướng dẫn các cán bộ Trạm y tế xã sử dụng có hiệu quả trang thiết bị được đầu tư và cung ứng các loại thuốc phù hợp với danh mục kỹ thuật đã được triển khai, nhất là các đối tượng có thẻ BHYT.
3. Cử tri huyện Lục Ngạn phản ánh: Trên địa bàn huyện Lục Ngạn hiện nay UBND huyện vẫn phải ký xác nhận cho các cháu học sinh đến đề nghị xác nhận thành phần dân tộc của mình theo yêu cầu của các trường khi nộp hồ sơ. Trong khi đó tại Văn bản số 1446/VPCP-ĐP ngày 20/3/2007 của Văn phòng Chính phủ và Văn bản số 3659/BGDĐT-CTHSSV ngày 03/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xác nhận thành phần dân tộc quy định học sinh, sinh viên khi phải xác nhận thành phần dân tộc của mình thì căn cứ vào Giấy khai sinh (trường hợp không có Giấy khai sinh thì căn cứ vào sổ Hộ khẩu hoặc giấy Chứng minh nhân dân của người đó). Đề nghị UBND tỉnh quan tâm xem xét chỉ đạo việc thực hiện nội dung trên.
Tiếp thu ý kiến cử tri, UBND tỉnh đã yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố hướng dẫn các trường, học sinh, sinh viên biết, hiểu rõ nội dung Văn bản số 1446/VPCP-ĐP ngày 20/3/2007 của Văn phòng Chính phủ và Văn bản số 3659/BGDĐT-CTHSSV ngày 03/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về xác nhận thành phần dân tộc của học sinh, sinh viên. Theo đó, khi nộp hồ sơ vào các trường, các em không phải đến UBND huyện xác nhận thành phần dân tộc, mà chỉ cần căn cứ vào giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu hay chứng minh nhân dân.
4. Cử tri các huyện Lục Nam và Tân Yên đề nghị: Tỉnh xem xét cấp kinh phí hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay nhiều hộ được xét duyệt đã làm nhà nhưng chưa được hỗ trợ.
Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, UBND tỉnh đã giao cho Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các địa phương xây dựng Đề án hỗ trợ người có công về nhà ở. Theo Đề án được phê duyệt, số lượng người có công với cách mạng cần hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn tỉnh là 3.108 hộ. Tuy nhiên đến nay, tỉnh vẫn chưa được Trung ương cấp kinh phí hỗ trợ. Trong quá trình chờ kinh phí của Chính phủ, một số hộ đã thực hiện việc xây mới, sửa chữa. UBND tỉnh đã đề nghị Chính phủ sớm cấp kinh phí để thực hiện Đề án trong đó có các hộ đã thực hiện việc xây mới và sửa chữa.
5. Cử tri huyện Tân Yên phản ánh: Việc cấp lại bằng Tổ quốc ghi công quá chậm đã ảnh hưởng đến việc làm thủ tục phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện để các đối tượng sớm nhận được danh hiệu (vì nhiều trường hợp tuổi đã cao, như trường hợp của cụ Nguyễn Thị Tiếu ở thôn Trung, xã Cao Xá có chồng và 01 con là liệt sĩ hiện nay cụ đã ngoài 90 tuổi).
- Về việc cấp, đổi lại bằng Tổ quốc ghi công còn chậm: Từ năm 2011 đến nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiếp nhận hồ sơ, hoàn thiện các thủ tục và gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để trình Thủ tướng Chính phủ cấp, đổi bằng Tổ quốc ghi công cho 3.377 trường hợp (riêng năm 2014 là 398 trường hợp). Toàn bộ hồ sơ từ năm 2011 đến nay đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội giải quyết, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã chuyển bằng Tổ quốc ghi công về phòng Lao động -Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố. Tiếp thu ý kiến cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND các huyện, thành phố tổ chức trao cho các đối tượng kịp thời, đúng quy định.
- Về trường hợp cụ Nguyễn Thị Tiếu ở thôn Trung, xã Cao Xá, huyện Tân Yên: Ngày 14/8/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1306/QĐ-TTg cấp bằng Tổ quốc ghi công cho Liệt sĩ Giáp Văn Sâm (chồng cụ Tiếu); bằng Tổ Quốc ghi công của Liệt sĩ Giáp Văn Sâm đã được trao cho gia đình. Hiện nay, hồ sơ đề nghị truy tặng Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng của cụ Nguyễn Thị Tiếu đã được Sở Nội vụ hoàn tất trình Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương truy tặng vào đợt 4, tháng 11/2014.
6. Cử tri huyện Tân Yên đề nghị: Tỉnh hỗ trợ kinh phí để tu bổ, tôn tạo điểm di tích Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần đầu tiên tại xã Song Vân, vì hiện nay di tích này đã xuống cấp.
Tiếp thu ý kiến cử tri, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND huyện Tân Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập kế hoạch đầu tư tu bổ, tôn tạo phát huy giá trị địa điểm tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ nhất tại xã Song Vân, huyện Tân Yên theo quy định tại Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
7. Cử tri huyện Việt Yên đề nghị: Tỉnh có chính sách để các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Việt Yên ưu tiên thu nhận lao động của địa phương, bảo đảm công ăn việc làm cho thanh niên để ổn định đời sống xã hội ở địa phương.
Những năm qua, cùng với các chính sách hỗ trợ các hộ gia đình có đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi để phát triển công nghiệp, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương đề nghị các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động tại nơi doanh nghiệp đầu tư sản xuất. Qua điều tra, đến năm 2014, huyện Việt Yên có 252 doanh nghiệp đang hoạt động, sử dụng khoảng 47.000 lao động, trong đó lao động trong tỉnh chiếm 83%, lao động ngoài tỉnh chiếm 17%. Như vậy, các doanh nghiệp đa số sử dụng lao động tại Việt Yên và vùng lân cận của tỉnh.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trên địa bàn huyện Việt Yên là doanh nghiệp may mặc, sản xuất linh kiện điện tử... các ngành nghề này với cơ cấu sử dụng lao động nữ chiếm tới 76% khiến cho nam thanh niên của huyện Việt Yên cũng như của tỉnh gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Việc tuyển dụng như vậy xuất phát từ nhu cầu lao động của doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước không thể can thiệp, yêu cầu doanh nghiệp tuyển dụng một tỷ lệ nhất định lao động là nam giới.
III. Lĩnh vực Nội chính (05 ý kiến)
1. Cử tri huyện Yên Thế đề nghị: Tỉnh xem xét có phụ cấp cho cán bộ thanh tra nhân dân ở thôn, bản.
Hiện nay, theo quy định tỉnh đang thực hiện việc chi trả phụ cấp cho đối tượng là Trưởng ban Thanh tra nhân dân theo Nghị quyết số 40/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh, các đối tượng khác chưa có văn bản quy định.
2. Cử tri huyện Yên Thế đề nghị: Tỉnh có chính sách tuyển dụng đối với các giáo viên đang dạy hợp đồng tại các trường mầm non huyện Yên Thế có thời gian hợp đồng 3 đến 4 năm, có bằng đại học tại chức.
Nhằm bảo đảm quyền lợi, chế độ, chính sách cho giáo viên đang giảng dạy tại các trường mầm non công lập trong tỉnh đáp ứng nhu cầu dạy và học. Trong năm 2013, Hội đồng tuyển dụng của tỉnh đã tổ chức tuyển dụng hết số giáo viên mầm non, hiện đang hợp đồng hưởng lương theo Nghị quyết số 31/2008/NQ-HĐND của HĐND tỉnh có bằng chuyên môn Sư phạm mầm non đạt chuẩn trở lên trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện nay, số đối tượng giáo viên còn lại do huyện hoặc các trường tự hợp đồng không thuộc diện hưởng chế độ theo Nghị quyết số 31/2008/NQ-HĐND của HĐND tỉnh sẽ được tham gia dự các kỳ tuyển giáo viên theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng theo quy định khi có kế hoạch tuyển dụng của tỉnh.
3. Cử tri các huyện Hiệp Hòa, Lục Ngạn và Yên Thế đề nghị: Tỉnh xem xét tăng mức phụ cấp cho cán bộ ở thôn, bản và các hội đoàn thể. Hiện nay phụ cấp quá thấp không khuyến khích được người đảm nhận các công việc này.
Do tình hình ngân sách của tỉnh còn nhiều khó khăn, chưa cân đối được các nguồn thu và chi nên mức phụ cấp và thù lao cho cán bộ ở thôn, bản và các chi hội đoàn thể vẫn đang được thực hiện theo các Nghị quyết số 40/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010, Nghị quyết số 31/2013/NQ-HĐND ngày 11/12/2013 và Nghị quyết số 24/2012/NQ-HĐND ngày 07/12/2012 của HĐND tỉnh.
4. Cử tri các xã thuộc huyện Lục Ngạn đề nghị: Tỉnh xem xét có phụ cấp cho Chi hội trưởng Chữ thập đỏ ở thôn, tổ dân phố; già làng, trưởng bản, người có uy tín. Hiện nay các đối tượng này chưa có thù lao cho hoạt động như các đoàn thể khác.
- Hiện nay tỉnh mới cân đối được ngân sách để thực hiện việc chi trả thù lao cho 6 đối tượng công tác ở thôn, tổ dân phố là: Trưởng Ban công tác Mặt trận, Bí thư Chi đoàn thanh niên, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh; Chi hội trưởng Chi hội Nông dân, Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi theo quy định tại Nghị quyết số 24/2012/NQ-HĐND ngày 07/12/2012 của HĐND tỉnh, còn chế độ cho Chi hội trưởng Hội Chữ thập đỏ ở thôn, tổ dân phố hiện chưa có quy định.
- Về chế độ, chính sách đối với già làng, trưởng bản, người có uy tín: Đang được thực hiện từ ngày 22/5/2014 theo Quyết định số 256/2014/QĐ-UBND ngày 12/5/2014 của UBND tỉnh Ban hành quy định một số chính sách đối với người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
5. Cử tri huyện Việt Yên đề nghị: Tỉnh có phụ cấp cho Ủy viên Ủy ban MTTQ cấp xã (những người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước).
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ mới có quy định về mức hỗ trợ sinh hoạt phí đối với ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện không hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại Quyết định số 33/2014/QĐ-TTg ngày 28/5/2014; hiện chưa có quy định về phụ cấp cho ủy viên Ủy ban MTTQ cấp xã.
Ý kiến bạn đọc (0)