Cha mẹ làm gì để phòng ngừa tội phạm bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em?
"Qua nghiên cứu và từ thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, chúng tôi nhận thấy điều cốt lõi để bảo vệ trẻ em khỏi những "mẹ mìn", là việc giáo dục kỹ năng. Bố mẹ, người thân thì không thể lúc nào cũng ở bên con trẻ để bảo vệ, trông coi. Vì thế, việc xây dựng các tình huống tốt - xấu giả định, từ đó dạy cách ứng xử và rèn luyện thường xuyên để trẻ hình thành những kỹ năng đối phó trước nguy cơ bị bắt cóc, là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết", Trung tá Đào Trung Hiếu đưa ra lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh.
![]() |
Bé Gia Bảo trong vụ bắt cóc tại Bắc Ninh đã được cơ quan chức năng bàn giao lại cho gia đình. |
Dạy cho trẻ biết "những người lạ có thể tin tưởng", gồm: thầy cô giáo, chú Công an, chú Bộ đội, bác bảo vệ cơ quan, nhà trường, nhân viên cửa hàng (đặc điểm chung là họ thường mặc quần áo đồng phục - cần giới thiệu với trẻ về những loại đồng phục phổ biến), hoặc những bà mẹ có mang theo con nhỏ trên đường. Với những người này, khi gặp tình huống nguy hiểm trẻ có thể trông cậy, nhờ vả, kể về tình hình của mình và đề nghị giúp đỡ liên lạc ngay với bố mẹ;
Dạy trẻ nhớ thuộc lòng họ tên, số máy điện thoại của bố mẹ, địa chỉ nhà của mình, nghề nghiệp của bố mẹ, nhưng phải giữ bí mật những thông tin này, chỉ nói với những người "những người lạ có thể tin tưởng".
Dạy trẻ không được nói chuyện, hay đi theo người lạ. Nếu có ai đó không quen biết mà lân la tiếp cận, tìm cách hỏi chuyện, cho quà, phải chạy trốn ngay lập tức và kể lại sự việc cho bố mẹ hoặc những "người lạ có thể tin tưởng" ở gần đó.
Dạy trẻ không được nhận bất cứ đồ vật (bánh kẹo, đồ chơi…) của người lạ mặt.
Dạy trẻ không được đăng công khai những thông tin cá nhân lên trên mạng, như họ tên đầy đủ, tên của những thành viên trong gia đình, số điện thoại, địa chỉ hoặc trường học của mình, anh em mình. Bởi vì bọn bắt cóc có thể lập nick giả, làm quen kết bạn rồi rủ rê đi chơi, thăm quan, du lịch, xem phim… rồi tận dụng thời cơ bắt cóc trẻ.
Tuyệt đối không nên đưa lên mạng xã hội (facebook, zalo…) những thông tin cá nhân của trẻ, địa chỉ cụ thể nơi con học, hay những hình ảnh có tính chất khoe khoang sự giàu có, khá giả của gia đình. Vì hiện nay tội phạm thường "tăm tia, săn mồi" ngay từ các trang Facebook.
Trong trường hợp trẻ bị bắt cóc, cha mẹ cần hợp tác chặt chẽ với Công an, không được tự ý làm bất cứ điều gì ngoài chỉ đạo, hướng dẫn của lực lượng phá án.
PV (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc (0)