Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị UNICEF hỗ trợ Bộ GD&ĐT hoàn thiện, bổ sung hệ thống bài giảng, học liệu chung để dạy học từ xa.
Trong cuộc làm việc trực tuyến với Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết để phòng, chống dịch Covid-19, yêu cầu đặt ra đầu tiên là phải bảo đảm an toàn cho học sinh; chính vì vậy tất cả các trường học đã tạm nghỉ học và triển khai mạnh mẽ hình thức dạy học từ xa, qua internet, truyền hình.
|
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.
|
Hình thức dạy học qua Internet, trên truyền hình là giải pháp tình thế trong giai đoạn dịch bệnh, nhưng theo Bộ trưởng lại là cơ hội để ngành giáo dục đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện hướng dẫn dạy học trực tuyến cho giáo viên và phụ huynh dưới dạng video clip. Bộ trưởng mong muốn, UNICEF sẽ hỗ trợ Bộ GD&ĐT trong quá trình xây dựng và hoàn thiện cẩm nang hướng dẫn này.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đề nghị UNICEF hỗ trợ Bộ GD&ĐT hoàn thiện, bổ sung hệ thống bài giảng, học liệu chung để dạy học trên truyền hình, vì thực tế hình thức dạy học qua truyền hình đang phát huy hiệu quả rất tích cực, đặc biệt là với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, nơi mạng internet chưa tới nơi, thiết bị dành cho dạy học trực tuyến còn hạn chế.
Để chuẩn bị cho việc học sinh, sinh viên trở lại trường sau thời gian tạm nghỉ tránh dịch, Bộ trưởng cho biết, Bộ GD&ĐT đang tổ chức xây dựng bộ tiêu chí trường học an toàn, trong đó đưa ra hướng dẫn cụ thể theo 3 thời điểm: Trước khi học sinh vào trường, trong thời gian ở trường và sau khi rời nhà trường.
Các tiêu chí sẽ được tính toán để bảo đảm tối đa an toàn cho học sinh và giúp các địa phương thống nhất thực hiện. Bộ trưởng mong rằng, UNICEF với kinh nghiệm và nguồn lực sẵn có sẽ hợp tác và tài trợ cho quá trình hoàn thiện bộ tiêu chí này.
Ủng hộ quan điểm của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ về việc “biến thách thức trong việc dạy học qua Internet, truyền hình trong giai đoạn dịch bệnh thành cơ hội chuyển đổi số giáo dục”, bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam khẳng định, UNICEF sẽ hỗ trợ Việt Nam đi đầu trong “cơ hội” này.
Để giúp trẻ em và học sinh Việt Nam được tiếp cận đồng đều với công nghệ số, UNICEF đang trao đổi với Trung ương Đoàn thanh niên và các đối tác để tổ chức các lớp trang bị kiến thức, kỹ năng công nghệ số cho học sinh, nhất là học sinh ở vùng khó khăn.
Ngoài ra, sẽ tổ chức các chương trình bồi dưỡng bù đắp kiến thức, kỹ năng cho học sinh do ảnh hưởng của dịch bệnh.ệc trực tuyến với Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam.
Hôm nay 14/4, Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến ASEAN và ASEAN+3
Ngày 14/4, Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) về ứng phó dịch bệnh Covid-19 diễn ra dưới hình thức họp trực tuyến. Các Hội nghị sẽ do Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch ASEAN+3 chủ trì.
Cứu sống bệnh nhân nguy kịch nhờ hội chẩn trực tuyến
Thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ngày 10/4 cho biết, với sự chỉ đạo trực tiếp của các chuyên gia ngoại khoa của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thông qua hệ thống y tế từ xa Telemedicine, mới đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã cứu sống bệnh nhân T.V.C ( nam, 32 tuổi, ở Bình Liêu, Quảng Ninh) trong tình trạng tràn khí màng phổi tái phát do vỡ kén khí màng phổi.
Bắc Giang khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến và bưu chính công ích
(BGĐT) - Thời điểm này, các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hướng dẫn tổ chức, công dân tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và dịch vụ bưu chính công ích khi giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). Đây là giải pháp quan trọng nhằm hạn chế tập trung đông người, phòng, chống dịch Covid-19.
Theo Tiền phong
Ý kiến bạn đọc (0)