Xây dựng nông thôn mới ở Bắc Giang:
Nhân lên những miền quê đáng sống
BẮC GIANG - Các làng quê tại Bắc Giang đã và đang thay đổi mạnh mẽ, mang đậm dấu ấn từ quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Kế thừa và phát huy những thành quả đó, các địa phương tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí, hướng tới xây dựng những miền quê đáng sống.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là cuộc cách mạng tạo nên những bước đột phá toàn diện về đời sống ở nông thôn trong thời kỳ đổi mới. Kể từ năm 2010 đến nay, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ T.Ư, tỉnh đến cơ sở, chương trình đã khẳng định đây là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, có vai trò quyết định tới sự phát triển toàn diện về KT-XH khu vực nông thôn, tác động trực tiếp đến người dân nông thôn và được nhân dân đồng thuận, chung sức thực hiện với vai trò là chủ thể. Trong xây dựng NTM kiểu mẫu, xã Thượng Lan (thị xã Việt Yên) luôn được sự quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ nguồn vốn đầu tư từ cấp trên, cùng đó là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân. Xã lựa chọn thôn Hạ thực hiện mô hình NTM thông minh, với tỷ lệ kích hoạt định danh điện tử đạt 100%.
Học sinh Trường Mầm non xã Tư Mại (Yên Dũng) được học tập, vui chơi trong môi trường sạch đẹp, an toàn.
Trên địa bàn xã Thượng Lan có Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ công nghệ cao Duca sản xuất nấm đông trùng hạ thảo và các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo. Các sản phẩm của HTX được gắn mã QR truy xuất nguồn gốc, đồng thời HTX triển khai các ứng dụng giao dịch trực tuyến trên các sàn giao dịch điện tử. Về Thượng Lan hôm nay, điều dễ nhận thấy nhất về sự đổi thay ở đây chính là những con đường rộng rãi đã được cứng hóa; những tuyến đường hoa sạch đẹp, cây xanh tỏa bóng mát, điện đường chiếu sáng vào ban đêm; nhà cửa của người dân được xây dựng khang trang.
Đường về xã Thượng Lan (Việt Yên) hôm nay.
Ghi nhận cố gắng, nỗ lực đó, năm 2023, xã Thượng Lan được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về kinh tế - phát triển sản xuất, đồng thời được công nhận chính quyền thân thiện. Hiện Thượng Lan đang được các cấp, ngành của thị xã Việt Yên và tỉnh đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT tặng Bằng khen về thành tích trong phong trào “Cả nước chung tay xây dựng NTM”.
Thông qua xây dựng NTM, hạ tầng KT - XH được cải thiện, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới; sản xuất nông nghiệp chuyển dịch mạnh mẽ sang sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung, phát huy lợi thế của mỗi địa phương. Đời sống văn hóa, tinh thần, thu nhập của người dân tăng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh; các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, tiếp cận pháp luật có chuyển biến tích cực; hệ thống chính trị ở cơ sở không ngừng được củng cố và phát huy; an ninh, trật tự, an toàn ở nông thôn được giữ vững.
Vườn bưởi tạo hình độc đáo của gia đình anh Lê Thế Long, xã Bình Sơn (Lục Nam).
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, quá trình xây dựng NTM tại Bắc Giang còn một số hạn chế như: Việc huy động nguồn lực để thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Kinh phí đối ứng của nhân dân chủ yếu vẫn là hiến đất và ngày công lao động. Việc giải ngân, thanh quyết toán nguồn vốn ngân sách hỗ trợ còn chậm. Mặc dù tỉnh đã quan tâm bố trí ngân sách cho xây dựng NTM nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển, nhất là kinh phí đầu tư hạ tầng. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, thiên tai nên việc huy động nguồn lực gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Nhà văn hóa thôn Tân Thiếp, xã Xương Lâm (Lạng Giang) được đầu tư xây dựng khang trang.
Theo đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, thời gian tới, cơ quan chức năng và các địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác lập kế hoạch, phân bổ vốn kịp thời, đúng quy định và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong xây dựng NTM. Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ các xã đăng ký đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, huyện NTM, huyện NTM nâng cao.
Để duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, các địa phương chủ động thực hiện nhiều giải pháp huy động, đa dạng hóa các nguồn lực để thực hiện xây dựng NTN. Cùng đó, cân đối, bố trí ngân sách địa phương thực hiện chương trình và lồng ghép hiệu quả nguồn lực của các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh vận động doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp, tài trợ, bảo đảm không huy động quá sức dân và tránh để phát sinh nợ đọng trong xây dựng cơ bản.
Vườn bưởi trĩu quả của gia đình ông Nguyễn Văn Hữu, thôn Xẻ Cũ, xã Thanh Hải (Lục Ngạn) thu hút khách đến tham quan, trải nghiệm.
Tỉnh cũng tập trung chỉ đạo, hỗ trợ thực hiện xây dựng xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, thôn NTM kiểu mẫu để hình thành những làng quê đáng sống. Xây dựng NTM gắn với chuyển đổi số, từng bước hình thành các mô hình làng, xã thông minh; thực hiện xã NTM gắn với phát triển du lịch nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn. Thực hiện ba đột phá về an ninh trật tự nông thôn, thu gom xử lý rác thải và thu dần khoảng cách xây dựng NTM giữa các địa phương.
Từ năm 2010 đến nay, đã có hơn 60 nghìn hộ dân tham gia hiến gần 400 ha đất các loại, hơn 700 nghìn ngày công lao động, phá dỡ trên 300 nghìn m tường rào để xây dựng công trình công cộng.
Cùng với đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông và triển khai phong trào thi đua Bắc Giang chung sức xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 và cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh" để tiếp tục huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân. Chú trọng phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại lĩnh vực nông nghiệp, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững và triển khai có hiệu quả Chương trình OCOP; quản lý chặt chẽ và nâng hạng sao các sản phẩm đã được công nhận OCOP. Trong đó, chú trọng tư vấn, hướng dẫn các chủ thể nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, đặc biệt là việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, gắn Chương trình OCOP với phát triển ngành nghề nông thôn và du lịch nông thôn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng NTM; thực hiện nghiêm việc lấy ý kiến của người dân về kết quả xây dựng NTM bảo đảm khách quan, đúng quy định; phát huy vai trò giám sát, phản biện của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của cộng đồng dân cư.
Một góc xã NTM Tân Lập (Lục Ngạn) nhìn từ trên cao.
Bắc Giang đã trải qua chặng đường 14 năm xây dựng NTM. Những bài học hay, kinh nghiệm quý trong xây dựng NTM từ các địa phương tiếp tục được tỉnh đúc rút, chọn lọc tuyên truyền để nhân rộng. Thời gian tới, tỉnh xác định sẽ tiếp tục huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM, ưu tiên nguồn lực cho phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Bắc Giang phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 84,8% số xã đạt chuẩn NTM.
Nhân lên những miền quê đáng sống
BẮC GIANG - Các làng quê tại Bắc Giang đã và đang thay đổi mạnh mẽ, mang đậm dấu ấn từ quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Kế thừa và phát huy những thành quả đó, các địa phương tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí, hướng tới xây dựng những miền quê đáng sống.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là cuộc cách mạng tạo nên những bước đột phá toàn diện về đời sống ở nông thôn trong thời kỳ đổi mới. Kể từ năm 2010 đến nay, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ T.Ư, tỉnh đến cơ sở, chương trình đã khẳng định đây là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, có vai trò quyết định tới sự phát triển toàn diện về KT-XH khu vực nông thôn, tác động trực tiếp đến người dân nông thôn và được nhân dân đồng thuận, chung sức thực hiện với vai trò là chủ thể. Trong xây dựng NTM kiểu mẫu, xã Thượng Lan (thị xã Việt Yên) luôn được sự quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ nguồn vốn đầu tư từ cấp trên, cùng đó là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân. Xã lựa chọn thôn Hạ thực hiện mô hình NTM thông minh, với tỷ lệ kích hoạt định danh điện tử đạt 100%.
Học sinh Trường Mầm non xã Tư Mại (Yên Dũng) được học tập, vui chơi trong môi trường an toàn, lành mạnh.
Trên địa bàn xã Thượng Lan có Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ công nghệ cao Duca sản xuất nấm đông trùng hạ thảo và các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo. Các sản phẩm của HTX được gắn mã QR truy xuất nguồn gốc, đồng thời HTX triển khai các ứng dụng giao dịch trực tuyến trên các sàn giao dịch điện tử. Về Thượng Lan hôm nay, điều dễ nhận thấy nhất về sự đổi thay ở đây chính là những con đường rộng rãi đã được cứng hóa; những tuyến đường hoa sạch đẹp, cây xanh tỏa bóng mát, điện đường chiếu sáng vào ban đêm; nhà cửa của người dân được xây dựng khang trang.
Đường về xã Thượng Lan hôm nay.
Ghi nhận cố gắng, nỗ lực đó, năm 2023, xã Thượng Lan được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về kinh tế - phát triển sản xuất, đồng thời được công nhận chính quyền thân thiện. Hiện Thượng Lan đang được các cấp, ngành của thị xã Việt Yên và tỉnh đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT tặng Bằng khen về thành tích trong phong trào “Cả nước chung tay xây dựng NTM”.
Thông qua xây dựng NTM, hạ tầng KT - XH được cải thiện, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới; sản xuất nông nghiệp chuyển dịch mạnh mẽ sang sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung, phát huy lợi thế của mỗi địa phương. Đời sống văn hóa, tinh thần, thu nhập của người dân tăng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh; các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, tiếp cận pháp luật có chuyển biến tích cực; hệ thống chính trị ở cơ sở không ngừng được củng cố và phát huy; an ninh, trật tự, an toàn ở nông thôn được giữ vững.
Vườn bưởi tạo hình độc đáo của gia đình anh Lê Thế Long, xã Bình Sơn (Lục Nam).
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, quá trình xây dựng NTM tại Bắc Giang còn một số hạn chế như: Việc huy động nguồn lực để thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Kinh phí đối ứng của nhân dân chủ yếu vẫn là hiến đất và ngày công lao động. Việc giải ngân, thanh quyết toán nguồn vốn ngân sách hỗ trợ còn chậm. Mặc dù tỉnh đã quan tâm bố trí ngân sách cho xây dựng NTM nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển, nhất là kinh phí đầu tư hạ tầng. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, thiên tai nên việc huy động nguồn lực gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Nhà văn hóa thôn Tân Thiếp, xã Xương Lâm (Lạng Giang) được đầu tư xây dựng khang trang.
Theo đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, thời gian tới, cơ quan chức năng và các địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác lập kế hoạch, phân bổ vốn kịp thời, đúng quy định và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong xây dựng NTMT. Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ các xã đăng ký đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, huyện NTM, huyện NTM nâng cao.
Để duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, các địa phương chủ động thực hiện nhiều giải pháp huy động, đa dạng hóa các nguồn lực để thực hiện xây dựng NTN. Cùng đó, cân đối, bố trí ngân sách địa phương thực hiện chương trình và lồng ghép hiệu quả nguồn lực của các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh vận động doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp, tài trợ, bảo đảm không huy động quá sức dân và tránh để phát sinh nợ đọng trong xây dựng cơ bản.
Vườn bưởi trĩu quả của gia đình ông Nguyễn Văn Hữu, thôn Xẻ Cũ, xã Thanh Hải (Lục Ngạn) thu hút khách đến tham quan, trải nghiệm.
Tỉnh cũng tập trung chỉ đạo, hỗ trợ thực hiện xây dựng xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, thôn NTM kiểu mẫu để hình thành những làng quê đáng sống. Xây dựng NTM gắn với chuyển đổi số, từng bước hình thành các mô hình làng, xã thông minh; thực hiện xã NTM gắn với phát triển du lịch nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn. Thực hiện ba đột phá về an ninh trật tự nông thôn, thu gom xử lý rác thải và thu dần khoảng cách xây dựng NTM giữa các địa phương.
Từ năm 2010 đến nay, đã có hơn 60 nghìn hộ dân tham gia hiến gần 400 ha đất các loại, hơn 700 nghìn ngày công lao động, phá dỡ trên 300 nghìn m tường rào để xây dựng công trình công cộng.
Cùng với đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông và triển khai phong trào thi đua Bắc Giang chung sức xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 và cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh để tiếp tục huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân. Chú trọng phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại lĩnh vực nông nghiệp, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững và triển khai có hiệu quả Chương trình OCOP; quản lý chặt chẽ và nâng hạng sao các sản phẩm đã được công nhận OCOP. Trong đó, chú trọng tư vấn, hướng dẫn các chủ thể nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, đặc biệt là việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, gắn Chương trình OCOP với phát triển ngành nghề nông thôn và du lịch nông thôn.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng NTM; thực hiện nghiêm việc lấy ý kiến của người dân về kết quả xây dựng NTM bảo đảm khách quan, đúng quy định; phát huy vai trò giám sát, phản biện của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của cộng đồng dân cư.
Bắc Giang đã trải qua chặng đường 14 năm xây dựng NTM. Những bài học hay, kinh nghiệm quý trong xây dựng NTM từ các địa phương tiếp tục được tỉnh đúc rút, chọn lọc tuyên truyền để nhân rộng. Thời gian tới, tỉnh xác định sẽ tiếp tục huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM, ưu tiên nguồn lực cho phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Bắc Giang phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 84,8% số xã đạt chuẩn NTM.