BẮC GIANG - Gia đình ông Vi Văn Phóng và bà Vi Thị Nôm (dân tộc Nùng), ở thôn Phố Chợ, xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa tổ chức đám cưới cho con trai là Vi Anh Tú (SN 2001) và con dâu Hoàng Bích Nguyệt (SN 2001), xã Biên Sơn (cùng huyện). Đây là đám cưới điểm nhằm khôi phục bản sắc văn hóa dân tộc Nùng tại địa phương.
Phong tục cưới hỏi của dân tộc Nùng không chỉ là việc kết duyên của đôi lứa mà còn giáo dục về nghĩa vợ chồng trong các mối quan hệ gia đình, dòng tộc, góp phần gắn kết cộng đồng, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
|
Chú rể Vi Anh Tú và cô dâu Hoàng Bích Nguyệt.
|
Để tiến tới hôn nhân, người Nùng thực hiện trang trọng các nghi lễ như: Lễ so tuổi, dạm hỏi, dẫn cưới, đón dâu, lại mặt và một số tục lệ khác. Trong đó, lễ cưới đã lưu truyền trong đời sống người Nùng qua nhiều thế hệ. Đồng thời, có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng.
Đám cưới của người Nùng thường được tổ chức trong 2 ngày. Trong đó có tổ chức hát Sli giữa phù dâu và phù rể. Họ hát những bài hát về cuộc sống, về tình yêu thương, chúc mừng hạnh phúc cho cô dâu, chú rể. Những buổi hát tình tứ trong đám cưới cũng là dịp để những đôi phù dâu, phù rể chưa vợ, chưa chồng có cơ hội quen biết, tìm hiểu lẫn nhau để kết duyên.
Dân tộc Nùng tại Lục Ngạn thường chọn thời điểm cưới từ tháng 8 đến tháng 10 âm lịch. Ngày nay, đời sống phát triển, một số bước trong tục cưới hỏi của đồng bào được giảm bớt nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống.
Với tiêu chí mời ít khách, làm ít cỗ và thực hiện nghiêm các quy định về nếp sống văn minh, tại hôn lễ, cô dâu, chú rể mặc trang phục dân tộc Nùng. Đây là đám cưới tổ chức điểm theo sự chỉ đạo của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện. Qua đó, nhằm khôi phục, phát huy bản sắc văn hóa, đồng thời tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân về tổ chức đám cưới văn minh, tiết kiệm, gọn nhẹ mà vẫn trang trọng, phù hợp với thuần phong mỹ tục.
Tin, ảnh: Quang Huấn
Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam
Lễ đón nhận Bằng ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại của UNESCO được tổ chức tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuyên Quang vào lúc 20 giờ ngày 3/9/2022.
Cô học trò dân tộc Nùng học giỏi, năng nổ hoạt động Đội
(BGĐT)- Đàm Thị Minh Anh (SN 2007), dân tộc Nùng, cựu học sinh Trường Phổ thông dân tộc nội trú Yên Thế (Bắc Giang) vinh dự được tuyên dương tại Chương trình giao lưu văn hóa thiếu nhi các dân tộc khu vực phía Bắc (tổ chức cuối tháng 7/2022). Em có thành tích học tập xuất sắc, là gương mặt tiêu biểu trong công tác đội của nhà trường.
Cô gái Nùng giành giải thưởng Lương Định Của
(BGĐT) - Sau gần 5 năm khởi nghiệp, hiện Hợp tác xã (HTX) Sản xuất kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Thiên Phú của chị Nông Thị Huệ (SN 1992), dân tộc Nùng, xã Hồng Kỳ, huyện Yên Thế (Bắc Giang) hoạt động ổn định. Mới đây, chị Huệ được T.Ư Đoàn trao tặng giải thưởng Lương Định Của - giải thưởng tôn vinh những nhà nông trẻ tiêu biểu.
Tục cúng Thổ công của người Nùng
(BGĐT) - Đồng bào dân tộc Nùng sinh sống nhiều ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và một số ở huyện Tân Yên và Lạng Giang (Bắc Giang). Trong đời sống tinh thần, người Nùng có vốn văn hoá dân gian phong phú, những phong tục tập quán riêng tạo nên bản sắc văn hoá từ bao đời nay. Một trong những nét văn hoá độc đáo còn được duy trì đó là tục cúng Thổ công đầu năm. Đây là nét sinh hoạt văn hóa trong đời sống tín ngưỡng của người Nùng ở Bắc Giang.
Kín Khẳn - hiếu nghĩa của người Nùng
(BGĐT) - Hôm nay không phải chợ phiên mà người ra vào bản Thác Lười, xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) có phần tấp nập khiến nhiều người ngạc nhiên. Ông Vi Văn Chắn nhà ở đầu ngõ nói: Đúng rồi, hôm nay là ngày ông Hứa Văn Tiến được tăng tuổi (người Nùng bản Thác Lười thường gọi vậy).
Lễ hội xuống đồng của người Tày, Nùng
(BGĐT) - Đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở Bắc Giang còn bảo lưu được nhiều phong tục, lễ hội truyền thống tốt đẹp được thể hiện trong kho tàng di sản văn hóa, trong đó phải kể tới lễ hội “lồng tồng” hay còn gọi là hội xuống đồng được tổ chức vào đầu xuân.
Ý kiến bạn đọc (0)