Nhiều mô hình sản xuất lâm nghiệp có triển vọng kinh tế cao
Rừng dẻ tái sinh ở xã Nghĩa Phương (Lục Nam) được người dân chăm sóc, bảo vệ tốt. |
Kết quả, đã trồng mới 2.433,8ha rừng tập trung và 83.000 cây phân tán; bố trí kinh phí hỗ trợ bảo vệ 5.696,8 ha rừng tự nhiên và 2.163,3 ha rừng dẻ với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng. Qua đó đã khai thác 2.560,5ha rừng kinh tế với khối lượng gỗ 151.808,5 m3 và 11.763,9 ste củi.
Mặt khác, cơ quan chức năng của huyện đã chỉ đạo xây dựng được một số mô hình phát triển kinh tế rừng có triển vọng hiệu quả kinh tế cao như: Trồng rừng thâm canh kinh doanh gỗ nhỏ, quy mô 177,2 ha trên địa bàn 8 xã: Lục Sơn, Trường Sơn, Vô Tranh, Trường Giang, Nghĩa Phương, Bình Sơn, Huyền Sơn và Đông Hưng; rừng thâm canh kinh doanh gỗ lớn, quy mô 122 ha, trên địa bàn 6 xã: Bảo Sơn, Đông Hưng, Đông Phú, Nghĩa Phương, Vô Tranh và Huyền Sơn; chuyển hóa rừng trồng keo hạt kinh doanh gỗ lớn với quy mô 16,5 ha tại xã Đông Hưng, Nghĩa Phương; tác động biện pháp lâm sinh nâng cao chất lượng rừng dẻ, quy mô 269,04 ha; khoanh nuôi, tái sinh rừng dẻ, quy mô 96,4 ha được triển khai trên địa bàn 5 xã: Lục Sơn, Trường Sơn, Vô Tranh, Huyền Sơn và Nghĩa Phương; nuôi ong lấy mật tại các xã có nhiều rừng như: Đông Hưng, Bình Sơn, Lục Sơn, Trường Sơn, Vô Tranh, Nghĩa Phương, Huyền Sơn và Trường Giang; các mô hình loại cây khác như: Bưởi da xanh 2 ha; trồng cây dược liệu dưới tán rừng quy mô 10 ha, gồm: Trồng cây khôi nhung, hà thủ ô đỏ với quy mô 3,5 ha tại Nghĩa Phương, trồng ba kích quy mô 6,5 ha tại xã Trường Sơn và Lục Sơn./.
Nam Bình
Ý kiến bạn đọc (0)