Thứ hai, 20/05/2024
Bắc giang 31 °C / 24 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang: Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai

Cập nhật: 14:02 ngày 05/04/2023
(BGĐT)- Chỉ số tiếp cận đất đai và mặt bằng kinh doanh là chỉ số quan trọng trong bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI), góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển kinh tế trên địa bàn. Thời gian qua, các huyện, TP cũng như ngành chức năng tập trung cải thiện chỉ số này, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) sớm tiếp cận đất đai.

Sớm bàn giao mặt bằng

Việc thực hiện chỉ số tiếp cận đất đai và mặt bằng kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho DN sớm được bàn giao đất, mặt bằng sạch để xây dựng các công trình hạ tầng, đầu tư dự án. 

Thời gian qua, các địa phương đã quan tâm thực hiện nhiều giải pháp thực hiện chỉ số này nhằm góp phần nâng điểm chỉ số tiếp cận đất đai và sử dụng ổn định mặt bằng sản xuất trong bộ chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

{keywords}

Nhà đầu tư KCN Tân Hưng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng thu hút nhà đầu tư thứ cấp.

Dự án Khu dân cư (KDC) số 2 (giai đoạn 1), xã Phương Sơn, nay là thị trấn Phương Sơn (Lục Nam) được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư thực hiện giai đoạn 2021-2024 với quy mô hơn 10 ha. Tổng kinh phí đầu tư hơn 142 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng (GPMB) và xây dựng hạ tầng. Công ty cổ phần Bất động sản Detech Land (Hà Nội) làm chủ đầu tư; UBND huyện Lục Nam được giao tổ chức bồi thường, GPMB. 

Ông Đặng Văn Nhàn, Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Xác định đây là một trong những dự án giúp tăng thu tiền sử dụng đất nên huyện tập trung cao GPMB, sớm bàn giao cho DN xây dựng hạ tầng. Huyện thành lập hội đồng bồi thường GPMB do đồng chí lãnh đạo UBND huyện làm chủ tịch, thành viên là các phòng, cơ quan liên quan. Đồng thời thành lập tổ công tác tuyên truyền, vận động; tổ kiểm kê đất đai, công khai đầy đủ quy trình, mức giá để người nắm rõ. Định kỳ kiểm điểm tiến độ, kịp thời tháo gỡ vướng mắc”. 

Với cách làm đó, từ tháng 4 đến tháng 10/2022, huyện Lục Nam đã bồi thường, GPMB gần 10 ha thuộc phần diện tích xây dựng hạ tầng của dự án; hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền giao đất cho DN vào tháng 11/2022, bảo đảm tiến độ. 

Theo ông Nguyễn Thanh Lân, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Detech Land, sau khi được giao đất, chủ đầu tư đã nộp toàn bộ tiền sử dụng đất của dự án vào ngân sách hơn 100 tỷ đồng. Hiện nhà đầu tư đang tập trung thi công, phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ dự án.

Tương tự, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp (KCN) Tân Hưng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1791 ngày 23/11/2021. Dự án do Công ty cổ phần Lideco 1 (Hà Nội) làm chủ đầu tư. Tổng diện tích đất thu hồi thực hiện dự án là 105,3 ha. Thực hiện dự án này, UBND huyện Lạng Giang đã hoàn thành GPMB. 

Cuối tháng 3 vừa qua, UBND tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng đất, cho chủ đầu tư thuê đất đợt 3, nâng tổng diện tích 3 đợt cho thuê lên gần 104 ha. DN này đã xây dựng trạm xử lý nước thải, dự kiến hoàn thành trong quý II/2023, đang đẩy nhanh tiến độ thi công các tuyến đường nội bộ, san nền các lô đất. Theo kế hoạch, tháng 6 năm nay, Tập đoàn Yaeda (Trung Quốc) sẽ xây dựng nhà máy sản xuất xe máy điện tại KCN này, hoạt động vào cuối năm 2023, công suất tối đa 5 triệu sản phẩm/năm.

Không chỉ hai dự án trên, trong tỉnh còn có nhiều dự án được các huyện, ngành chức năng tập trung GPMB, hoàn thiện và thẩm định hồ sơ theo từng giai đoạn để trình UBND tỉnh giao đất cho DN, kịp thời thực hiện dự án đầu tư hạ tầng, sản xuất, kinh doanh như: KCN Việt Hàn; KCN Quang Châu mở rộng; KCN Yên Lư…

Rút ngắn thủ tục hành chính

Năm 2022, nhiều địa phương có điểm chỉ số thành phần tiếp cận đất đai và mặt bằng kinh doanh đạt cao như: Lạng Giang 8,33 điểm, Việt Yên 7,08 điểm, Lục Nam 6,49 điểm… Đặc biệt, năm 2021, chỉ số tiếp cận đất đai và sử dụng ổn định mặt bằng sản xuất thuộc bộ chỉ số PCI tăng 14 bậc so với năm trước với 7,09 điểm.

Mặc dù chỉ số tiếp cận đất đai và mặt bằng kinh doanh được cải thiện song vẫn còn tình trạng DN tiếp cận mặt bằng gặp khó khăn. Nhiều DN cho rằng, công tác bồi thường, GPMB mất nhiều thời gian do chính quyền địa phương chưa quyết liệt. Nhiều dự án GPMB tiến độ còn chậm, kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư của DN. 

Đáng lo ngại, liên quan đến chỉ số này, trong tỉnh vẫn còn huyện Sơn Động chỉ đạt 1,05 điểm; các huyện: Yên Dũng, Hiệp Hòa, Lục Ngạn đạt điểm dưới trung bình. Trước thực tế trên, UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo các địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hỗ trợ DN, nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn trong GPMB, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

{keywords}

Để cải thiện chỉ số tiếp cận đất đai và sử dụng ổn định mặt bằng sản xuất, Sở đã cắt giảm thời gian giải quyết đối với 12 thủ tục hành chính. Điển hình như điều chỉnh quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất giảm 20 ngày so với trước đây...”.

Ông Bùi Quang Huy, Giám đốc Sở TN&MT

Ông Bùi Quang Huy, Giám đốc Sở TN&MT cho biết, để cải thiện chỉ số tiếp cận đất đai và sử dụng ổn định mặt bằng sản xuất của tỉnh, Sở đã cắt giảm thời gian giải quyết đối với 12 thủ tục hành chính. 

Điển hình như điều chỉnh quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất giảm 20 ngày so với trước đây. Thủ tục đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu giảm 10 ngày. 

Thời gian thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư giảm 5 ngày.

Bên cạnh đó, Sở TN&MT tăng cường phối hợp với các địa phương hướng dẫn lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm, danh mục các dự án thực hiện làm căn cứ thu hồi đất. Đồng thời tích cực hỗ trợ các huyện, TP tháo gỡ khó khăn trong xác định nguồn gốc đất, trình tự bồi thường GPMB; thực hiện cơ chế thưởng cho người dân sớm bàn giao mặt bằng theo quy định.

Cùng với các giải pháp trên, các huyện Lục Nam, Việt Yên, TP Bắc Giang đã giao trách nhiệm cho người đứng đầu Phòng TN&MT chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ GPMB các dự án. Đồng thời coi đây là tiêu chí đánh giá, bình xét thi đua người đứng đầu vào cuối năm. 

Các huyện Yên Dũng, Hiệp Hòa, Sơn Động, Lục Ngạn đã xây dựng kế hoạch, lộ trình và giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng liên quan trong GPMB đối với từng dự án trọng điểm. Đồng thời gắn trách nhiệm của các xã, thị trấn, nơi có dự án thực hiện trong công tác tuyên truyền, vận động người dân để đồng thuận bàn giao mặt bằng.

Bài, ảnh: Minh Linh

Tăng cường quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, trọng tâm là đất đai, khoáng sản
(BGĐT) - Ngày 21/2, đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chủ trì hội nghị thường kỳ tháng 2.
Hệ luỵ từ chậm đăng ký, chỉnh lý biến động về đất đai
(BGĐT) - Do đăng ký, chỉnh lý biến động về đất đai những năm trước đây chưa được quan tâm kịp thời, dẫn đến tình trạng thông tin về thửa đất trên giấy tờ và thực tế sử dụng khác nhau. Đây là một trong các nguyên nhân làm phát sinh đơn thư khiếu kiện, ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) nhiều dự án trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian qua.
Hiến kế sửa đổi Luật Đất đai
(BGĐT) - Việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang là đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng, thu hút sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Cử tri, nhân dân dành sự quan tâm đặc biệt đến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Chiều 15/3, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 21, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 2/2023.
Chia sẻ:
bac-giang-ho-tro-doanh-nghiep-tiep-can-dat-dai.bbg

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...