Thứ bảy, 01/06/2024
Bắc giang 34 °C / 26 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Xây dựng Đảng
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở: Tạo thuận lợi để dân bàn, dân làm, dân thụ hưởng

Cập nhật: 08:41 ngày 09/08/2023
BẮC GIANG - Sau 2 năm triển khai Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 10/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể đã vào cuộc tích cực, tạo chuyển biến rõ nét trong thực hành dân chủ. 

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

Nhằm phát huy vai trò của chuyển đổi số, tháng 9/2022, Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC tỉnh đã xây dựng chuyên trang, ứng dụng phần mềm "Hệ thống quản lý thông tin QCDC", tích hợp nhiều tính năng, công khai thông tin bảo đảm tính minh bạch và trách nhiệm của chính quyền. 

{keywords}

Danh sách các hộ dân đóng góp xây dựng nhà văn hóa ở thôn Thượng, xã Mỹ Thái (Lạng Giang) được niêm yết công khai.

Đồng chí Đặng Huy Hà, Trưởng Phòng Dân vận các cơ quan nhà nước, Dân tộc và Tôn giáo (Ban Dân vận Tỉnh ủy) cho biết: Ưu điểm nổi bật của hệ thống quản lý thông tin QCDC là đã thay đổi hình thức báo cáo của UBND cấp xã về công khai, dân chủ. Trước đây, UBND cấp xã báo cáo bằng bản giấy gửi cho cấp huyện; cấp huyện nhập số liệu, tổng hợp báo cáo cơ quan cấp tỉnh; cấp tỉnh nhập lại số liệu xây dựng báo cáo gửi Trung ương thì giờ chỉ còn duy nhất UBND cấp xã phải nhập số liệu. Tiếp đó, phần mềm sẽ tổng hợp số liệu phục vụ công tác thông tin, báo cáo cho cơ quan cấp huyện, tỉnh. Dữ liệu được lưu trữ, khai thác sử dụng rộng rãi, minh bạch, chính xác, giảm chi phí, thời gian, giấy tờ ".

Bên cạnh đó, Ban Dân vận Tỉnh ủy xây dựng và ban hành app QCDC. Đối tượng sử dụng là cán bộ, công chức phụ trách công tác dân vận ở các địa phương, đơn vị; thành viên tổ dân vận cộng đồng, tổ dân vận nòng cốt trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; người dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh. Thông qua ứng dụng này, người dùng có thể xem, đọc tin tức, tư liệu, các văn bản, quy định về thực hiện QCDC; phản ánh, kiến nghị những bất cập trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, các vấn đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước, thực hiện QCDC ở cơ sở; tham gia các đợt khảo sát. 

Bắc Giang được đánh giá là tỉnh đi đầu trong ứng dụng chuyển đổi số vào công tác dân vận, thực hiện QCDC ở cơ sở, giúp người dân có kênh tương tác chính thống với các cấp ủy đảng, chính quyền.

Tháng 7 vừa qua, Ban Dân vận Tỉnh ủy hoàn thành đợt thu thập thông tin lấy ý kiến người dân thông qua tổ dân vận cộng đồng. Nội dung khảo sát về những vấn đề có tác động trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt hằng ngày như: Môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, việc quản lý, sử dụng điện, nước sinh hoạt, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... 

Công dân được hướng dẫn truy cập mã QR hoặc đường link và trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát trên điện thoại thông minh. Với hơn 115 nghìn phiếu, các ý kiến được tổng hợp, phân loại và đề xuất với các cấp ủy, chính quyền có những giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết nguyện vọng chính đáng của người dân.

Chú trọng thực hiện tại xã, phường, thị trấn

Xã, phường, thị trấn là cấp trực tiếp triển khai, đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Khắc phục những hạn chế trước đây, thực hiện Chỉ thị số 09, các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở đã thực hiện tốt việc công khai những nội dung cho nhân dân được biết theo quy định. Đó là kế hoạch phát triển KT-XH; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất của cấp xã; kế hoạch triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn cấp xã; chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng; đề án thành lập mới, nhập, chia tách đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến cấp xã; sáp nhập thôn, tổ dân phố...

{keywords}

Người dân xã Mỹ Thái (Lạng Giang) cứng hóa kênh mương nội đồng.

Việc công khai được thực hiện với nhiều hình thức, phù hợp với Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và điều kiện thực tiễn của từng đơn vị. Trong đó, các hình thức công khai được sử dụng nhiều như: Thông qua hệ thống truyền thanh; các kỳ tiếp xúc cử tri của HĐND các cấp; các cuộc họp nhân dân; niêm yết tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn, nhà văn hóa thôn, tổ dân phố. Thông qua đó, các chủ trương, chính sách, kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH, quốc phòng an ninh, kết quả hoạt động của HĐND, UBND các cấp được thông tin rộng rãi.

Thực hiện QCDC gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo triển khai mô hình “chính quyền thân thiện” ở 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn 10 huyện, TP. 

Đồng chí Thân Quý Bình, Chủ tịch UBND phường Trần Phú (TP Bắc Giang) nói: "Thực hiện mô hình, phường đã quan tâm hơn tới việc xây dựng cảnh quan môi trường theo tiêu chí "Sáng-xanh- sạch-đẹp-an toàn", tạo ấn tượng tốt đối với công dân khi đến liên hệ, giao dịch. Đơn vị đã bổ sung cây xanh, bàn ghế đá, điện chiếu sáng, làm mới nhà để xe. Ngoài ra còn bố trí thêm một phòng chờ có trang bị đầy đủ bàn ghế, nước uống, tủ sách pháp luật, sách, báo. Lắp đặt, thay thế các bảng, biểu, khẩu hiệu niêm yết tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cho phù hợp. Hoàn thiện hệ thống quét mã QR code tra cứu thủ tục hành chính, công khai đầy đủ số điện thoại của lãnh đạo và cán bộ, công chức phường”.

Việc triển khai mô hình “chính quyền thân thiện” đã góp phần đổi mới mạnh mẽ lề lối làm việc của chính quyền cơ sở, bảo đảm tính công khai, minh bạch. Người dân được hưởng lợi trực tiếp từ mô hình, từ tác phong, thái độ, điều kiện cơ sở vật chất tại bộ phận một cửa của UBND cấp xã.

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Đồng chí Vũ Thị Yến, Phó trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Lạng Giang cho biết: "Xác định thực hiện tốt QCDC ở cơ sở là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong xây dựng thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, ngay từ khi triển khai chương trình, Ban Dân vận Huyện ủy đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn khối dân vận xã, thôn phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, thực hiện tuyên truyền vận động để hội viên, đoàn viên và nhân dân hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm của mình, đồng tình hưởng ứng. Đến nay, toàn huyện đã có 58/230 thôn đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu và cũng là địa phương đi đầu về số thôn đạt chuẩn".

{keywords}

Thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, nhiều tuyến đường trên đê ở xã Xuân Cẩm (Hiệp Hòa) được mở rộng.

Khối dân vận các xã đã tích cực hướng dẫn tổ dân vận ở các thôn được lựa chọn xây dựng NTM kiểu mẫu thực hiện nghiêm QCDC ở cơ sở. Cụ thể như: Phổ biến, tuyên truyền về bộ tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu; tổ chức họp dân thông báo chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi công cộng và các công việc khác. Người dân khi trực tiếp tham gia bàn bạc đã ý thức được trách nhiệm đối với cộng đồng dân cư. Thông qua đó huy động được nhân dân cùng chung tay thực hiện nhiệm vụ của cộng đồng. 

Tại xã Lan Mẫu (Lục Nam), chính quyền địa phương có chủ trương cải tạo, nâng cấp đường trục xã từ 4,5 m lên 8 m. Sau khi được tuyên truyền, vận động, gần 100 hộ dân liên quan đã đồng thuận. Ông Nguyễn Văn Ngà, thôn Trung An, một trong những hộ dân hiến đất chia sẻ: "Chúng tôi nhận thấy việc mở rộng đường rất hợp lòng dân, người dân trực tiếp được thụ hưởng nên cần có trách nhiệm đóng góp vì lợi ích chung. Do vậy, tôi đã tự nguyện phá dỡ tường vành lao, chặt nhiều cây ăn quả lâu năm để hiến gần 300 m2 đất". 

Đồng chí Phạm Văn Thịnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh về thực hiện QCDC ở cơ sở cho biết: "Với những chuyển biến tích cực, có thể khẳng định, việc thực hiện QCDC đã có kết quả thiết thực. Quyền làm chủ của người dân được phát huy trong mọi lĩnh vực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên. Bà con đồng thuận, tin tưởng vào sự lãnh đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền, tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Đây cũng chính là tiền đề để các địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 09. 

Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục chỉ đạo việc nêu cao vai trò của người đứng đầu trong thực hành dân chủ ở cơ sở. Trong đó đề cao tinh thần trách nhiệm, tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính gắn với thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở .

Bài, ảnh: Vân Anh

Bắc Giang: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ và chính quyền thân thiện
(BGĐT) - Sáng 24/7, Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm; triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2023. Đồng chí Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng BCĐ thực hiện Quy chế dân chủ tỉnh chủ trì.
Lạng Giang: Tiếp tục thực hiện Quy chế dân chủ gắn với xây dựng chính quyền thân thiện
(BGĐT) - Ngày 2/8, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) huyện Lạng Giang (Bắc Giang) tổ chức triển khai nhiệm vụ từ nay đến cuối năm 2023.
Động lực từ thực hiện nghiêm quy chế dân chủ
(BGĐT) - Những năm qua, Đảng uỷ Quân sự tỉnh Bắc Giang đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở. Các đơn vị quan tâm tổ chức đối thoại để lắng nghe ý kiến, giải quyết kịp thời, bảo đảm quyền lợi chính đáng của bộ đội.
Bắc Giang: Hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý thông tin quy chế dân chủ
(BGĐT) - Ngày 29/5, Ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức tập huấn nghiệp vụ về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở; hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý thông tin QCDC.
Bắc Giang: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và chính quyền thân thiện
(BGĐT)- Sáng 3/3, Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2023; chỉ đạo xây dựng chính quyền thân thiện giai đoạn 2023-2025.


Chia sẻ:
thuc-hien-quy-che-dan-chu-o-co-so-tao-thuan-loi-de-dan-ban-dan-lam-dan-thu-huong.bbg

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...