Thực hiện hiệu quả công tác truyền thông các chương trình mục tiêu quốc gia
Đồng chí Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ TT&TT chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu Bắc Giang có đại diện Sở TT&TT và một số sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp liên quan.
Quang cảnh tại điểm cầu Bắc Giang.
|
Tại hội nghị, báo cáo viên của Vụ Tài chính tiền tệ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ TT&TT) truyền đạt nội dung 4 chuyên đề gồm: Cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG; thực hiện các tiêu chí TT&TT của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao; nội dung thành phần về TT&TT trong chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; thực hiện dự án truyền thông giảm nghèo về thông tin thuộc chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.
Hội nghị giúp các đại biểu nắm vững các nội dung, quy định liên quan đến công tác TT&TT thuộc các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025. Từ đó, nâng cao năng lực lập kế hoạch, phê duyệt chủ trương, phân bổ, huy động, sử dụng nguồn lực và tổ chức quản lý, triển khai hiệu quả các chương trình, dự án truyền thông.
Phát biểu kết luận, đồng chí Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh, giai đoạn 2021 - 2025, Quốc hội thông qua 3 chương trình MTQG để Chính phủ triển khai thực hiện. Đó là: Xây dựng nông thôn mới; phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giảm nghèo bền vững.
Đây là 3 chương trình trọng điểm, góp phần thay đổi diện mạo, đời sống KT-XH cả nước, cũng như vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Bộ TT&TT đã xây dựng các văn bản hướng dẫn gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương. Để bảo đảm tính khả thi, triển khai hiệu quả nội dung TT&TT trong các chương trình MTQG, đồng chí đề nghị các địa phương chủ động nghiên cứu các văn bản, thông tư hướng dẫn về nội dung TT&TT các chương trình MTQG. Bám sát các mục tiêu cụ thể của từng ngành, lĩnh vực và tình hình thực tế địa phương để xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết, từ khâu lập dự toán, phân bổ vốn đến tổ chức thực hiện.
Cùng đó, đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho các địa phương, nhất là cấp cơ sở, bảo đảm chủ động, linh loạt trong sử dụng, lồng ghép các nguồn lực được phân bổ, tránh trùng lắp, chồng chéo; phát huy tối đa nội lực trong nhân dân khi thực hiện chương trình.
Ý kiến bạn đọc (0)