Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh thăm vùng sản xuất vải thiều xuất khẩu tại Lục Ngạn
Lục Ngạn có hơn 15 nghìn ha vải thiều, trong đó diện tích vải sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP đạt trên 12 nghìn ha.
Đến thời điểm này, tỷ lệ vải sớm ra hoa đạt từ 90 đến 95% và vải thiều chính vụ đạt tỷ lệ trên 40% đang ra hoa.
Lục Ngạn đã quy hoạch và chỉ đạo sản xuất 50ha vải thiều phục vụ nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, đồng thời hỗ trợ hơn 500 triệu đồng để cho người dân mua thuốc bảo vệ thực vật chăm sóc diện tích vải này, bảo đảm đúng quy chuẩn xuất khẩu.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh thăm vùng sản xuất vải thiều xuất khẩu tại xã Giáp Sơn. |
Sau khi nắm tình hình sản xuất vải thiều xuất khẩu tại thôn Muối, xã Giáp Sơn và thăm vùng trồng cam tại thôn Ngọt (thôn nông thôn mới kiểu mẫu) của xã Hồng Giang, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá cao nỗ lực của cấp ủy, chính quyền huyện Lục Ngạn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng các loại cây ăn quả. Đặc biệt, huyện đã phối hợp với các ngành của tỉnh sớm quy hoạch vùng sản xuất vải thiều xuất khẩu, trong đó có thị trường Nhật Bản, đẩy mạnh thâm canh nâng cao chất lượng, giá trị quả vải.
Tại đây, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị huyện Lục Ngạn tuyên truyền tới bà con tập trung chăm sóc, thâm canh vải thiều, quan tâm nâng cao chất lượng, dãn thời gian thu hoạch.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh trao đổi với lãnh đạo chủ chốt huyện Lục Ngạn, Sở Nông nghiệp và PTNT và xã Giáp Sơn. |
Đối với cây ăn quả có múi, đặc biệt là cam, huyện cũng cần khuyến cáo người dân không nên sản xuất ồ ạt. Về vấn đề tiêu thụ, tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Ngạn tập trung quan tâm xúc tiến thương mại tại các thị trường nội địa, mở rộng thêm thị trường xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu sang Nhật Bản.
Tới đây, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ giao các cơ quan chuyên môn của mình phối hợp chặt chẽ với chính quyền tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Ngạn để triển khai các bước, bảo đảm cho việc xuất khẩu vải thiều gặp nhiều thuận lợi.
Ý kiến bạn đọc (0)