Thứ hai, 20/05/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Sử dụng hiệu quả các nguồn lực để hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững

Cập nhật: 14:02 ngày 06/03/2024
BẮC GIANG - Để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn. Qua đó huy động mọi nguồn lực hỗ trợ, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, cận nghèo. 

Thay đổi phương thức hỗ trợ

Theo kết quả rà soát năm 2023, toàn tỉnh còn hơn 12,5 nghìn hộ nghèo, chiếm 2,63%, giảm gần 5,4 nghìn hộ, tương đương tỷ lệ giảm 1,18% so với năm 2022 (vượt kế hoạch 0,18%). Hộ cận nghèo còn 16,2 nghìn hộ, chiếm 3,4%, giảm 0,8% so với năm 2022. Toàn tỉnh không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc đối tượng người có công với cách mạng; 10/10 huyện, thị xã, TP đều hoàn thành mục tiêu giảm nghèo năm 2023.

{keywords}

Nông thôn xã Phú Nhuận (Lục Ngạn) ngày càng khởi sắc.

Theo đánh giá của ngành lao động - thương binh và xã hội (LĐTBXH), có được kết quả này là nhờ sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương, nhất là sự quan tâm chỉ đạo, bố trí, lồng ghép các nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo. 

Bà Đặng Thị Thu Trang, Phó trưởng Phòng Bảo trợ xã hội (Sở LĐTBXH) cho biết, trong các văn bản tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo, Sở nhấn mạnh việc thay đổi phương thức hỗ trợ. Đó là chuyển từ cơ chế cho không sang trợ giúp một phần, có đối ứng. Đây là giải pháp quan trọng, quyết định bởi sẽ tạo động lực phấn đấu, giúp người nghèo có trách nhiệm với nguồn vốn vay, cây, con giống được hỗ trợ.

Từ phương thức hỗ trợ trên, ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng vùng khó khăn, năm 2023, toàn tỉnh triển khai 231 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất với tổng số gần 3,4 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được hưởng lợi. Nhiều địa phương dành phần lớn kinh phí đầu tư hỗ trợ “sinh kế” cho người nghèo thông qua các mô hình, dự án sản xuất phù hợp với thực tế. Ví như ở huyện Lục Ngạn hiện còn hơn 2 nghìn hộ nghèo, chiếm 3,53% (giảm 1,33% so với năm 2022). 

Một số xã chỉ tiêu giảm nghèo đạt cao như: Phú Nhuận (giảm 10,49%); Đèo Gia (giảm 8,58%); Kim Sơn (giảm 7,22%). Ông Vũ Trí Bằng, Phó trưởng Phòng LĐTBXH huyện cho biết: Năm 2023, huyện triển khai 44 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế, nhân rộng các mô hình giảm nghèo. Huyện chỉ đạo cán bộ LĐTBXH các xã khảo sát, lựa chọn xây dựng dự án sát với điều kiện tự nhiên mỗi địa phương; xây dựng tiêu chí cụ thể nhằm bảo đảm cấp vốn cho hộ nghèo có năng lực để đối ứng một phần kinh phí và sử dụng hiệu quả nguồn trợ giúp.

Ưu tiên vùng khó khăn

Từ những kết quả đạt được, năm 2024, toàn tỉnh đặt ra mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo còn 1,8%; huyện Sơn Động giảm 5-6%; xã đặc biệt khó khăn giảm 3-4%; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%; toàn tỉnh không phát sinh hộ nghèo, hộ cận nghèo là người có công.

{keywords}

Anh Trần Văn Cường (giữa), thôn Trại Chùa, xã Yên Định (Sơn Động) xây dựng mô hình nuôi ong để phát triển kinh tế.

Để đạt được mục tiêu trên, ngay từ cuối tháng 1, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 37/KH-UBND thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2024; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ban, ngành, địa phương thực hiện các chính sách hỗ trợ của T.Ư, của tỉnh đối với người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; đổi mới hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhân dân về thực hiện công tác an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; huy động nguồn lực xã hội hóa, vận động toàn dân tham gia phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. 

Từ những kết quả đạt được, năm 2024, tỉnh đặt ra mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo còn 1,8%; huyện Sơn Động giảm 5-6%; xã đặc biệt khó khăn giảm 3-4%; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%; toàn tỉnh không phát sinh hộ nghèo, hộ cận nghèo là người có công.

Theo ông Trương Đức Huấn, Phó Giám đốc Sở LĐTBXH, dù kết quả hằng năm đều vượt mục tiêu đề ra nhưng công tác giảm nghèo vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là số hộ nghèo, cận nghèo tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi và các xã đặc biệt khó khăn. Điều này đòi hỏi các địa phương quan tâm lồng ghép các nguồn lực, ưu tiên đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất cho vùng miền núi, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Sơn Động là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh với 14/17 xã, thị trấn, 108 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Năm 2023, sau rà soát, huyện còn gần 3,3 nghìn hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 15,59%. 

Bà Tống Thị Hương Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Tại nhiều xã, Đảng ủy ban hành nghị quyết chuyên đề lãnh đạo công tác giảm nghèo. Trong đó quán triệt vai trò nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên, nhận trách nhiệm trước chi bộ về kết quả thực hiện; đồng thời đăng ký, cam kết nhận giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo và những hộ có thu nhập thấp. Tại các xã đặc biệt khó khăn, UBND huyện chỉ đạo tăng cường cán bộ chuyên môn phổ biến kỹ thuật sản xuất để hộ nghèo phát triển mô hình mang lại giá trị kinh tế cao. 

Đơn cử như gia đình anh Trần Văn Cường (SN 1975), thôn Trại Chùa, xã Yên Định có 7 nhân khẩu (2 vợ chồng anh, mẹ già, 4 con nhỏ), không có vốn để cải tạo vườn đồi cằn cỗi. Từ năm 2014, gia đình anh nằm trong danh sách hộ nghèo. Năm 2018, gia đình anh được hỗ trợ 6 đàn ong từ dự án nhân rộng các mô hình giảm nghèo. Nhận thấy mô hình hiệu quả, anh mạnh dạn vay vốn ngân hàng, người thân đầu tư nuôi ong kết hợp trồng cây ăn quả. Đến nay, anh làm chủ mô hình kinh tế với 60 đàn ong, gần 200 gốc táo và 50 gốc vải thiều, thu nhập mỗi năm hơn 100 triệu đồng. Năm 2021, anh tự nguyện xin thoát nghèo, đời sống ngày càng khấm khá.

Tại các huyện: Yên Thế, Lục Nam, trung bình mỗi năm, từ nguồn vốn T.Ư phân bổ thực hiện Chương trình 135, mỗi huyện đầu tư từ 10-15 tỷ đồng hỗ trợ các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn cứng hóa đường giao thông, kênh mương, trạm bơm, nhà văn hóa. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn từng ngày khởi sắc, số hộ nghèo giảm đáng kể, vượt kế hoạch đề ra.

Để hoàn thành mục tiêu giảm nghèo năm 2024 và cả giai đoạn (2021-2025), cấp ủy, chính quyền các cấp, sở, ngành liên quan tiếp tục phối hợp triển khai đồng bộ, kịp thời các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội. Trong đó, quan tâm đến đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo thu nhập ổn định cho người dân thoát nghèo bền vững. Đặc biệt, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người nghèo tự lực vươn lên; tăng cường ngân sách và huy động các nguồn xã hội hóa, ưu tiên hỗ trợ vùng khó khăn, nhân rộng các mô hình giảm nghèo trên cơ sở đổi mới cơ chế, trợ giúp có điều kiện, có đối ứng khi tham gia.

Bài, ảnh: Tường Vi

Tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
BẮC GIANG - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (Chương trình MTQG) giảm nghèo bền vững tỉnh Bắc Giang năm 2024.
Giảm nghèo từ thay đổi tập quán sản xuất
BẮC GIANG - Khai thác lợi thế về đất đai cùng chính sách hỗ trợ, nhiều địa phương ở huyện Lục Nam đã mạnh dạn phát triển sản xuất, đưa giống cây, con mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Nhờ đó đời sống người dân từng bước nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm.
Chung sức giảm nghèo hiệu quả
BẮC GIANG - Sau hơn nửa chặng đường thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Bắc Giang đạt được những kết quả tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,7%. 
Phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp: Giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững
BẮC GIANG - Những năm gần đây, các cấp chính quyền, ngành chức năng huyện Tân Yên quan tâm hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành tiểu thủ công nghiệp (TTCN) phù hợp điều kiện, lợi thế địa phương, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Thêm nhiều giải pháp thực hiện về giảm nghèo và an sinh xã hội
BẮC GIANG - Nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và an sinh xã hội, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, phát biểu thảo luận tại kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, sáng 12/12, đại biểu Đỗ Thị Hải Yến, Tổ đại biểu HĐND tỉnh khu vực huyện Tân Yên đã nêu nhiều kiến nghị, đề xuất cụ thể.
Chia sẻ:
Chủ đề:
    su-dung-hieu-qua-cac-nguon-luc-de-hoan-thanh-muc-tieu-giam-ngheo-ben-vung.bbg

    Ý kiến bạn đọc (0)

    Bình luận của bạn...