Thứ hai, 20/05/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sơn Động >> Tin tức - Sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Sơn Động: Tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng xanh

Cập nhật: 08:35 ngày 12/02/2024
BẮC GIANG - Vùng cao Sơn Động đang vươn mình mạnh mẽ nhờ triển khai nhiều giải pháp phát triển các mô hình kinh tế, hoàn thiện hạ tầng giao thông, thúc đẩy du lịch và dịch vụ, phát huy thế mạnh của địa phương, xây "nền" vững chắc để đến năm 2025 ra khỏi danh sách huyện nghèo của cả nước.

Khai thác lợi thế rừng “vàng”

Tại huyện Sơn Động có những cánh rừng keo, bạch đàn bạc tỷ, mang lại của ăn, của để cho người dân vùng cao. Phát huy tiềm năng, lợi thế từ rừng “vàng”, Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 45-NQ/HU ngày 31/5/2021 đề ra nhiều biện pháp, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên và phát triển rừng trồng kinh tế. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ, phát triển trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn. Tuyên truyền người dân lựa chọn giống cây trồng có nguồn gốc, chất lượng để đạt hiệu quả cao. Năm 2023, toàn huyện trồng 4.591 ha rừng. Diện tích đã được cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC) là 4.683 ha.

{keywords}

Cán bộ kiểm lâm phối hợp với người dân huyện Sơn Động tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Việt Hưng.

Với nhiều chính sách hỗ trợ, đến nay, độ che phủ rừng trên địa bàn huyện duy trì 71,8%. Diện tích khai thác rừng trồng 4.683 ha, sản lượng gỗ ước đạt 576.000 m3. Giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 840 tỷ đồng, tăng 22 tỷ đồng so với năm 2022 (mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025 đặt ra là 650 tỷ đồng). Giá trị sản xuất rừng kinh tế đạt bình quân 23,4 triệu đồng/ha/năm.

Năm 2024, UBND huyện phối hợp với chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp giải phóng mặt bằng xây dựng Cụm công nghiệp Thanh Sơn với quy mô 46 ha; thu hút đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến gỗ và mở rộng diện tích rừng trồng đạt chứng chỉ FSC và chứng chỉ theo tiêu chuẩn Việt Nam, tiến tới tham gia thị trường tín chỉ các bon, phát huy lợi thế rừng “vàng”.

Hoàn thiện hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối với biển “bạc”

Một trong những dấu ấn nổi bật của năm 2023 là hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện ngày càng hoàn thiện với nhiều cung đường được xây mới, mở rộng, nâng cấp; mạng lưới giao thông nông thôn, đường nội đồng cứng hóa đã mở ra nhiều cơ hội cho KT-XH của địa phương phát triển.

Xác định tầm quan trọng của phát triển giao thông nông thôn, huyện ban hành các nghị quyết, kế hoạch lãnh đạo đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Theo đó, từ năm 2021 đến nay, huyện phối hợp giải phóng mặt bằng để cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh (ĐT), quốc lộ (QL) như: QL 31, QL 279, ĐT 291. Các tuyến đường huyện, xã, giao thông nông thôn cũng được huyện huy động tổng số vốn gần 800 tỷ đồng xây dựng, mở mới, nâng cấp, cải tạo, duy tu, bảo trì. Đến nay, tỷ lệ cứng hóa đường huyện đạt 89,2%; đường xã đạt 92,3%; đường thôn gần 81%. Trên địa bàn đang xây dựng Trạm dừng nghỉ tại thị trấn Tây Yên Tử, dự kiến hoạt động trong quý I năm 2024.

{keywords}

Đường tỉnh 291 qua địa bàn huyện Sơn Động mới khánh thành. Ảnh: Anh Hoàng.

Công trình cải tạo, nâng cấp ĐT 291 trên địa bàn huyện Sơn Động được khởi công ngày 30/8/2022, khánh thành cuối tháng 12/2023. Công trình có chiều dài toàn tuyến hơn 16 km được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, trong đó có 4 cầu thay thế 3 ngầm tràn và 1 cầu đã xuống cấp. Tổng mức đầu tư gần 370 tỷ đồng từ ngân sách T.Ư và tỉnh. Công trình có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao năng lực khai thác của tuyến đường hiện tại, bảo đảm quy mô đồng bộ với các đoạn tuyến lân cận đã được đầu tư; tăng khả năng kết nối giữa các khu du lịch, trung tâm KT-XH trong huyện và khu vực lân cận.

Trong giai đoạn đến năm 2026, UBND huyện tiếp tục đề nghị tỉnh đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp ĐT 291 kết nối QL 279 đi thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), khớp nối với đoạn tuyến qua tỉnh Quảng Ninh theo quy mô đường cấp III miền núi. Qua đó sẽ góp phần hiện thực hóa mục tiêu “đưa Sơn Động tiến gần hơn với biển”.

Bảo đảm an sinh vững bền, tăng trưởng xanh

Từ đề án xóa nhà tạm cho hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do UBND huyện ban hành, nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, sự giúp đỡ của các doanh nghiệp, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội huy động, năm 2023, toàn huyện đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa 212 nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

{keywords}

Hỗ trợ ong giống cho người dân xã Cẩm Đàn. Ảnh: Xuân Thỏa.

Để xây "nền" vững chắc cho công tác giảm nghèo, huyện chú trọng đào tạo nghề, tư vấn, giải quyết việc làm trong nước và xuất khẩu lao động. Mỗi năm, huyện có từ 2,5-2,7 nghìn lao động được tạo việc làm mới. Hiện hơn 900 người đang đi lao động hợp đồng tại các nước. Riêng năm 2023 có 116 trường hợp xuất khẩu lao động, tập trung chủ yếu ở các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức… Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm bình quân 10%/năm, vượt so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI đề ra (mục tiêu giảm bình quân 2,5-3%). Năm 2023, toàn huyện còn 3.286 hộ nghèo, chiếm 15,59% (không còn hộ nghèo, cận nghèo là người có công), tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 99,9%.

Các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa tiếp tục phát triển; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, chuyển đổi số, quốc phòng - an ninh gắn với bảo vệ môi trường thu được nhiều kết quả rõ rệt.

Đồng chí Hoàng Văn Trọng, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Quyết tâm ra khỏi danh sách huyện nghèo của cả nước vào năm 2025, huyện tập trung cao cho công tác xây dựng và triển khai thực hiện các quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch vùng huyện đến năm 2040 đã được UBND tỉnh thông qua; quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, các quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt, cụ thể hóa kế hoạch phát triển KT-XH theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững, chú trọng phát triển hạ tầng giao thông, đô thị đồng bộ và hiện đại; thu hút đầu tư, phát triển kinh tế lâm nghiệp, du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; phát triển văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. 

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao; thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính hỗ trợ, khích lệ người dân phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động vươn lên, nâng cao chất lượng cuộc sống và từng bước làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Mai Toan

Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Sơn Động đến năm 2040
BẮC GIANG - Xây dựng vùng huyện Sơn Động là cửa ngõ phía Đông của tỉnh Bắc Giang, phát triển kinh tế dựa trên các thế mạnh về nông, lâm nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch, tâm linh sinh thái; là vị trí trung gian quan trọng kết nối giữa trung tâm phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Giang với tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Lạng Sơn.
Sơn Động: Phấn đấu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện
BẮC GIANG - Chiều 18/1, UBND huyện Sơn Động (Bắc Giang) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI) năm 2023, xây dựng kế hoạch năm 2024 và các năm tiếp theo. Đồng chí Lê Đức Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện chủ trì hội nghị.
Sơn Động: 140 tỷ đồng nâng cấp, cải tạo hai tuyến đường liên xã
BẮC GIANG - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sơn Động (Bắc Giang) vừa khởi công các dự án cải tạo, nâng cấp đường đến trung tâm xã Long Sơn và tuyến đường liên xã An Bá - Tuấn Đạo - Thanh Luận.
Sơn Động phát động phong trào thi đua năm 2024
BẮC GIANG - Ngày 11/1, UBND huyện Sơn Động (Bắc Giang) tổ chức tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2023; phát động phong trào thi đua năm 2024.
Sơn Động: Khai thác lợi thế để thoát nghèo
BẮC GIANG - Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Sơn Động chỉ đạo các xã tập trung nâng cao tiêu chí thu nhập, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Chia sẻ:
Chủ đề:
    son-dong-tao-nen-tang-vung-chac-cho-tang-truong-xanh.bbg

    Ý kiến bạn đọc (0)

    Bình luận của bạn...