Phát triển du lịch thông minh: Cơ hội và thách thức của du lịch Việt Nam
Các đại biểu tham luận tại hội thảo về du lịch thông minh. Ảnh: Đ.T |
Với mục tiêu là duy trì các nhóm hoạt động theo chủ đề, qua đó tiếp tục trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm cũng như giải pháp chuyển đổi công nghệ số thành công sang du lịch thông minh. Do đó, hội thảo đã tập trung thảo luận các vấn đề như: Đẩy mạnh số hóa, xây dựng chính quyền điện tử lấy người dân là trung tâm; Tăng cường chất lượng môi trường cạnh tranh, hợp tác theo chuỗi số hóa; Cải thiện điểm đến, yếu tố môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) sáng tạo... Qua đó, đưa ra cái nhìn thực tiễn dựa trên mô hình cụ thể để các DN nhận thức cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi xu hướng phát triển mới.
Cuộc cách mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội và các ngành kinh tế, làm thay đổi mô hình hoạt động của các công ty trong tất cả các lĩnh vực. Cùng đó du lịch cũng không là ngoại lệ với sự phát triển mạnh mẽ của kinh doanh du lịch trực tuyến như đặt vé máy bay, phòng khách sạn...
Tại Việt Nam, trong những năm qua du lịch đã phát triển và đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn với sự tăng trưởng bứt phá của năm 2016 với việc đón trên 10 triệu lượt du khách (tăng 26%), trong đó có sự đóng góp không nhỏ của du lịch trực tuyến. Phấn đấu tới năm 2020 sẽ thu hút được từ 17 đến 20 triệu lượt du khách quốc tế.
Theo Thứ trưởng Bộ KHCN Phạm Đại Dương hiện xu thế sử dụng điện thoại thông minh như du lịch thông minh, nông nghiệp thông minh và thành phố thông minh đang ngày một phát triển. Trong đó, du lịch là một ngành có nhiều lợi thế, do vậy muốn biến lợi thế thành giá trị thực thì các DN làm du lịch phải đổi mới, tăng cường đổi mới công nghệ, phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. “Đây là cơ hội lớn để các DN làm du lịch kết nối với nhau khai thác các lợi thế của cuộc cách mạng 4.0 để cùng phát triển”, ông Dương nhấn mạnh.
Theo Lao động
Ý kiến bạn đọc (0)