Thứ bảy, 01/06/2024
Bắc giang 28 °C / 25 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nuôi cá koi cho lãi cao

Cập nhật: 06:55 ngày 01/02/2024
BẮC GIANG - Ông Dương Văn Huy, sinh năm 1973 ở thôn Mười Lăm-Mười Sáu, xã Yên Sơn (Lục Nam - Bắc Giang) là chủ mô hình nuôi cá koi quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trước đây, ông Huy nuôi các loại cá thương phẩm như chép, mè, rô phi, sau đó, việc chăn nuôi gặp khó khăn hơn do chi phí đầu tư lớn, giá cá có thời điểm thấp. Vì thế, năm 2019, ông chuyển sang nuôi thử nghiệm cá koi, thấy hiệu quả, năm 2022, gia đình quyết định mở rộng quy mô với tổng diện tích hơn 1 ha, mỗi năm nuôi 1 lứa.

{keywords}

Ông Dương Văn Huy (bên phải) thu hoạch cá koi.

Ông nói: “Đời sống ngày càng nâng cao nên nhiều người có sở thích nuôi cá koi làm cảnh. Loài cá này dễ chăm sóc, phòng bệnh. Để cá phát triển khỏe mạnh, rõ họa tiết, màu sắc tươi sáng, môi trường ao nuôi là yếu tố quyết định. Tôi thường sử dụng các chế phẩm sinh học để giữ môi trường nước ao sạch sẽ, hạn chế mầm bệnh”. Ngoài ra, ông còn đầu tư hệ thống cho ăn tự động, quạt nước; thiết kế các lồng để nuôi cá thuận lợi cho việc chăm sóc, quản lý, thu hoạch; thả bèo tây giúp chống rét và tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho vật nuôi.

Theo ông Huy, cái khó nhất trong việc nuôi loài cá này là tìm được thị trường tiêu thụ. Nhờ chủ động quảng bá, giới thiệu trên mạng xã hội, kết hợp với những người kinh doanh cây cảnh, thiết kế hòn non bộ nên đàn cá của gia đình ông có đầu ra tương đối ổn định, khách hàng ở cả trong và ngoài tỉnh. 

Từ tháng 12/2023 đến nay, gia đình ông thu hơn 2 tấn cá, dự kiến thu tiếp đến tháng 6/2024, sản lượng ước đạt 6 tấn. Giá bán phụ thuộc vào cân nặng, màu sắc. Cá nhỏ 2-3 lạng có giá 50 nghìn đồng/con; cá to 1,5-2 kg có giá 1-1,2 triệu đồng/con. Ông Huy ước tính vụ cá này cho doanh thu hơn 1 tỷ đồng, trừ chi phí lãi khoảng 600-700 triệu đồng.

Ông Đỗ Huy Khôi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết thêm, mô hình nuôi cá koi của gia đình ông Huy có quy mô lớn nhất tỉnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nuôi cá koi được xem là mô hình sản xuất mới trên địa bàn, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản. Tuy nhiên, đây là giống cá mới nên người dân cần tham khảo, nghiên cứu kỹ về kỹ thuật, điều kiện tự nhiên trước khi nuôi để tránh rủi ro.

Bài, ảnh: Yến Anh

Chuyện nuôi cá ưa bóng tối ở Yên Thế
BẮC GIANG - Huyện Yên Thế vốn nổi tiếng khắp cả nước với sản phẩm gà đồi giờ đây lại xuất hiện trang trại nuôi cá tầm, cá chình quy mô lớn nhất tỉnh với cách làm độc đáo, sáng tạo. Chủ nhân của trang trại này là anh Trần Đức Hải (SN 1987) ở thôn Hồng Lạc, xã Đồng Tâm (Yên Thế) và những người bạn. 
Điều đặc biệt khi nuôi cá tiến vua ở Hà Giang
Xã Phương Độ, thành phố Hà Giang (tỉnh Hà Giang) có truyền thống nuôi cá bỗng, loài cá chậm lớn, đòi hỏi nước sạch từ núi Tây Côn Lĩnh chảy xuống, 3-4 năm mới đạt 2 kg mỗi con.
Kỹ thuật nuôi cá lồng
BẮC GIANG - Hiện toàn tỉnh có 80 lồng nuôi cá tại các hồ chứa. Mô hình này đang là hướng phát triển kinh tế hiệu quả.  
Trộn chế phẩm đất hiếm vào thức ăn nuôi cá ở Hà Nam
Các nhà khoa học tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam thử nghiệm thành công mô hình nuôi cá trộn nguyên tố đất hiếm vào thức ăn.
Lão nông Cần Thơ giàu lên nhờ nuôi cá thát lát và "thủy quái" trên sông
Ngoài nuôi cá đặc sản nổi tiếng thì những năm qua lão nông Lý Văn Bon (54 tuổi) ở Cồn Sơn thuộc quận Bình Thủy, Cần Thơ còn thuần dưỡng, bảo tồn những loài "thủy quái' để thu hút khách du lịch. 
Chia sẻ:
Chủ đề:
    nuoi-ca-koi-cho-lai-cao.bbg

    Ý kiến bạn đọc (0)

    Bình luận của bạn...