(BGĐT)- Với mong muốn góp phần ngăn chặn dịch bệnh lây lan, bảo vệ môi trường, anh Vi Văn Ngọc, khu Đình, thị trấn An Châu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang đã tình nguyện gom, chôn hủy xác lợn chết tại khu vực đèo Chinh.
|
Anh Vi Văn Ngọc chôn xác lợn bị vứt tại đèo Chinh.
|
Anh Vi Văn Ngọc cho biết: "Khi đi qua đèo Chinh, xã An Châu thuộc địa bàn huyện, tôi thấy vài xác lợn chết do người dân vứt bừa bãi, bốc mùi xú uế. Số lợn trên nặng từ vài chục cân tới hơn một tạ".
Nhận thức rõ tình trạng trên ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng, anh Ngọc đã tự tay gom xác lợn đem chôn hủy tại khu vực xa khu dân cư. Anh đọc kỹ tài liệu hướng dẫn tiêu hủy động vật chết của cơ quan chuyên môn để đào hố, rắc vôi bột, hóa chất cho đúng, hạn chế bệnh lây lan.
Riêng ngày 6-5, anh Ngọc chôn 5 con lợn chết. Trong chiều ngày 7-5, anh tiếp tục vận động một số anh em trong nhóm cùng gom, tiêu hủy xác lợn tại khu vực đèo Chinh.
Tuy nhiên, để việc chôn, tiêu hủy xác lợn bảo đảm quy trình, cơ quan chức năng, chính quyền huyện Sơn Động cần cử cán bộ chuyên môn tham gia hỗ trợ người dân; không để tái diễn tình trạng vứt lợn chết ra môi trường.
PGS. TS Nguyễn Thị Hà: Đam mê và dấn thân nghiên cứu khoa học
(BGĐT)- Tháng 3 vừa qua, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Ủy ban Giải thưởng Kovalevskaia Việt Nam tổ chức trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2018 - giải thưởng danh giá dành cho nhà khoa học nữ có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu. PGS.TS Nguyễn Thị Hà (SN 1968), Trưởng bộ môn Công nghệ môi trường, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội - người con của TP Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) cùng đồng nghiệp đã vinh dự nhận giải thưởng.
Lấy sức người biến sỏi đá thành cơm
(BGĐT) - Từ ngày vợ chồng ông bà Vũ Trường Lộc, Đào Thị Phin về khu đồi trọc không bóng người ở tổ 9, ấp 2, xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) tỉa bắp, trồng mỳ, ngăn suối thành ao, thành ruộng, nơi đây mới xuất hiện sự sống. Mỗi khi chiều đến, trên đỉnh đồi xa tít nhìn xuống thấy cuộn khói trắng bốc lên từ mái bếp, nơi vợ con đang lúi húi thổi cơm, ông Lộc càng thêm quyết tâm làm giàu trên quê hương thứ hai.
Anh Tạ Tiến Tùng: Làm giàu từ cây giống
(BGĐT) - Nhờ năng động, anh Tạ Tiến Tùng (SN 1982 -ảnh), thôn Vạn Thạch, xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) phát triển nghề trồng cây giống, thu nhập bình quân mỗi năm 400-500 triệu đồng. Ngoài ra gia đình anh còn tạo việc làm ổn định cho hơn 20 lao động.
Thư ký TAND huyện Việt Yên Đoàn Thị Thúy Nga: Đoàn viên "Hai tốt"
(BGĐT) - Học và làm theo Bác, BTV Tỉnh đoàn Bắc Giang phát động phong trào “Hai tốt” trong đoàn viên, thanh niên (Một việc tốt cho mình, một việc tốt cho xã hội). Chị Đoàn Thị Thúy Nga (SN 1989), Thư ký TAND huyện Việt Yên, Bí thư Liên chi đoàn Tòa án -Viện kiểm sát- Chi cục Thi hành án dân sự huyện là tấm gương điển hình trong phong trào này.
Đại úy Dương Văn Trung: Gần dân để làm việc hiệu quả hơn
(BGĐT) - Tốt nghiệp Đại học An ninh nhân dân, qua nhiều đơn vị công tác, đầu năm 2015, Đại úy Dương Văn Trung (SN 1985) nhận nhiệm vụ mới tại Công an huyện Tân Yên (Bắc Giang). Hơn 4 năm- thời gian chưa phải là dài nhưng những gì anh làm đã phần nào khẳng định sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện.
Hai “Sao Mai” từ vùng đất vải thiều Bắc Giang
(BGĐT) - Chung kết Sao Mai 2019 diễn ra tại TP Hạ Long (Quảng Ninh) vừa khép lại vào đêm 14-4. Đúng như dự đoán của nhiều khán giả, cô gái quê Lục Ngạn (Bắc Giang) Lương Hải Yến (SN 1993) đã trở thành quán quân dòng nhạc thính phòng.
Trường Sơn
Ý kiến bạn đọc (0)