Lục Ngạn: Không để dịch bệnh ảnh hưởng tới tiêu thụ vải thiều
Qúy Sơn là một trong 3 xã có tổng đàn lợn lớn nhất huyện Lục Ngạn với xấp xỉ 10 nghìn con, với 383 hộ nhỏ lẻ và 3 trang trại chăn nuôi quy mô hơn 500 con lợn/lứa. Mặc dù đã thực hiện nghiêm ngặt các khâu phòng, chống bệnh DTLCP nhưng người chăn nuôi nơi đây vẫn đang phải hứng chịu thiệt hại do bệnh dịch gây ra bởi có quá nhiều đường lây lan.
Cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú Y (Sở Nông nghiệp và PTNT), UBND xã Qúy Sơn kiểm tra một hố chôn lợn bệnh tại hộ anh Lê Đức Anh, thôn Số Ba. |
Chiều 14-5, chúng tôi có mặt tại xã Qúy Sơn để nắm tình hình phòng, chống bệnh DTLCP. Thời gian làm việc giữa chúng tôi với ông Trần Văn Dũng, cán bộ thú y xã liên tục bị ngắt quãng bởi hàng chục cú điện thoại báo tin có lợn chết tại các thôn trong xã.
Chỉ trong ngày 14 và 15-5 đã có 64 lượt hộ chăn nuôi có lợn chết với tổng số hơn 300 con bị tiêu hủy. Trước đó, trang trại chăn nuôi quy mô 60 lợn nái và 500 lợn thịt/lứa của hộ ông Nguyễn Văn Báo, thôn Giành Cũ cũng đã có 15 con lợn nái và hơn 100 lợn thịt (tương ứng hơn 13 tấn) bị chết do bệnh DTLCP.
Ông Lê Bá Thành, Phó Chủ tịch huyện Lục Ngạn chia sẻ: “Điều chúng tôi lo lắng nhất hiện nay là mùa thu hoạch vải thiều chính vụ đang tới gần, nếu không dập được dịch, Lục Ngạn sẽ gặp khó khi xử lý 2 việc quan trọng cùng một lúc do thiếu nhân lực”. |
Theo ông Dũng, điều khó khăn mà đội ngũ cán bộ thú y cơ sở đang gặp đó là việc lập Biên ban bản xác minh dịch bệnh. Ông Dũng cho rằng, với số hộ chăn nuôi trong một xã nhiều như hiện nay thì với chỉ một cán bộ thú y xã không thể đảm đương hết công việc khi dịch bệnh xảy ra tại nhiều hộ cùng một lúc. Điều này dẫn đến chậm trễ trong tiêu hủy lợn. “Theo nguyên tắc phòng, chống dịch, nếu 2 hộ có dịch trong thôn thì cả thôn có dịch, nếu 2 xã có dịch trong một huyện thì cả huyện công bố có dịch... Do đó chỉ cần lập Biên bản bản xác minh dịch bệnh chung cho cả thôn để lập hồ sơ hỗ trợ lợn bị tiêu hủy là đủ. Điều này tạo cho việc tiêu hủy lợn nhanh hơn, hạn chế lây lan dịch” - ông Dũng nêu quan điểm.
Xã Phong Vân chôn hủy lợn bệnh. |
Không chỉ Quý Sơn, hiện tất cả các xã của Lục Ngạn bệnh DTLCP vẫn đang lây lan với tốc độ chóng mặt, mỗi ngày có hơn 1 nghìn con lợn bị chết. Ngay cả xã vùng cao như Phong Vân, Phong Minh, Biên Sơn… dịch bệnh cũng đang lan nhanh. Tính riêng ngày 14-5 đã có 9 hộ ở xã Phong Vân báo có lợn chết với tổng số 18 con và hàng chục hộ khác có lợn ốm, bỏ ăn. Đến hết ngày 15-5, Lục Ngạn đã có hơn 15 nghìn con lợn phải tiêu hủy, chiếm ¼ tổng đàn của địa phương và đứng thứ 2 toàn tỉnh, sau Hiệp Hòa.
Ông Lương Đức Kiên, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú Y, Sở Nông nghiệp và PTNT cho rằng, ngoài những nguyên nhân: Trình độ chăn nuôi thấp, nhận thức của người dân hạn chế với dịch bệnh, bán chạy lợn bệnh… thì bệnh DTLCP tại Lục Ngạn lây lan nhanh còn do ruồi nhặng và côn trùng. Bởi đây là vùng cây ăn quả lớn, diện tích cây trồng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tăng mạnh, do đó ruồi nhặng ít bị tiêu diệt là tác nhân mang bệnh từ các chuồng nuôi, hố chôn hủy lợn bệnh sang các vùng khác.
Nhiều giải pháp dập dịch, tiêu thụ vải
Được biết, hơn 2 tháng nay, các cấp, các ngành trong huyện Lục Ngạn, đặc biệt là ngành nông nghiệp đã huy động toàn bộ nhân lực xuống các xã, thôn đôn đốc, hướng dẫn bà con phòng, chống, dập dịch.
Các xã huy động thêm cả cán bộ tư pháp, hội nông dân, đoàn thanh niên, công an, quân sự xã… và nhân dân tham gia chôn hủy lợn, khiến nhiều công việc khác bị ảnh hưởng không nhỏ.
Ông Lê Bá Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (thứ 2 từ phải sang) kiểm tra phòng bệnh DTLCP tại một hộ chăn nuôi ở xã Phượng Sơn. |
Ông Lê Bá Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn chia sẻ: “Điều chúng tôi lo lắng nhất hiện nay là mùa thu hoạch vải thiều chính vụ đang tới gần, nếu không dập được dịch, Lục Ngạn sẽ gặp khó khi xử lý 2 việc quan trọng cùng một lúc do thiếu nhân lực”.
Theo ông Thành, để tháo nút thắt này, từ nay đến trước khi vải chín, Lục Ngạn tập trung cao cho dập dịch, cố gắng không để bệnh DTLCP ảnh hưởng tới vụ thu hoạch vải thiều.
Huyện đã chỉ đạo các xã tiến hành xử lý dứt điểm từng ổ dịch. Đàn nào có lợn nhiễm bệnh là tiêu hủy cả đàn đó. Đồng thời phân cấp xử lý theo quy định mới, đàn lợn dưới 100 con thì huyện sẽ tự xử lý, trên 100 con mới báo thu y cấp tỉnh xác nhận tiêu hủy.
Như vậy sẽ bớt gánh nặng cho cán bộ thú y cấp tỉnh, người chăn nuôi không phải chờ đợi, việc chôn hủy lợn nhanh hơn, giảm lây lan mầm bệnh.
Để tăng cường phòng, chống dịch, huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện tháng cao điểm phòng, chống bệnh DTLCP. Chủ nhật tới (19-5) toàn huyện sẽ tổ chức tiêu độc, khử trùng tiêu diệt mầm bệnh, bao gồm cả chuột, ruồi, muỗi và côn trùng.
Ngoài ra, huyện yêu cầu các xã thực hiện nghiêm việc xác minh số lượng, trọng lượng lợn, tránh lợi dụng chính sách trong việc kê khai tiêu hủy dẫn tới khiếu kiện sau này. Trường hợp không dập xong dịch bệnh, Lục Ngạn đã có kế hoạch sắp xếp cán bộ để phục vụ tiêu thụ vải thiều, cụ thể: Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp huyện phối hợp cùng các xã tập trung chống dịch và thực hiện khâu chỉ đạo kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.
Phòng Kinh tế - Hạ tầng tập trung cho xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều, làm thay phòng Nông nghiệp toàn bộ khâu tổ chức, hướng dẫn, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng, doanh nghiệp tới liên kết, tiêu thụ vải và các đoàn khách tham quan.
Ông Lê Bá Thành, Phó Chủ tịch huyện Lục Ngạn chia sẻ: “Điều chúng tôi lo lắng nhất hiện nay là mùa thu hoạch vải thiều chính vụ đang tới gần, nếu không dập được dịch, Lục Ngạn sẽ gặp khó khi xử lý 2 việc quan trọng cùng một lúc do thiếu nhân lực”. |
Ông Lê Bá Thành, Phó Chủ tịch huyện Lục Ngạn chia sẻ: “Điều chúng tôi lo lắng nhất hiện nay là mùa thu hoạch vải thiều chính vụ đang tới gần, nếu không dập được dịch, Lục Ngạn sẽ gặp khó khi xử lý 2 việc quan trọng cùng một lúc do thiếu nhân lực”. |
Ý kiến bạn đọc (0)