Khắc phục lỗi sót, hạn chế án hủy, sửa
BẮC GIANG - Nhận diện kịp thời những tồn tại, lỗi sót trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện KSND tỉnh đã có nhiều giải pháp khắc phục nhằm hạn chế án hình sự bị hủy, sửa.
Thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, Viện KSND hai cấp trong tỉnh nghiêm túc thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự. Hoạt động này đạt nhiều kết quả tích cực, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, hạn chế oan sai. Tuy vậy, trên thực tế còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế.
Cán bộ Viện KSND huyện Lạng Giang trao đổi, rút kinh nghiệm trong thi hành nhiệm vụ. |
Đó là chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử cấp sơ thẩm chưa bảo đảm chặt chẽ, đầy đủ, vi phạm thủ tục tố tụng… dẫn đến phải hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại hoặc sửa án. Viện KSND hai cấp đã ban hành nhiều kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khắc phục, phòng ngừa vi phạm, góp phần tích cực vào đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Thống kê từ tháng 12/2020 đến tháng 4/2024, TAND hai cấp thụ lý xét xử sơ thẩm 4.889 vụ với 9.434 bị cáo, đã giải quyết 4.675 vụ và 8.947 bị cáo, số còn lại đang giải quyết. Trong số đó có 14 vụ án với 22 bị cáo phải hủy, sửa có trách nhiệm của viện kiểm sát. Cụ thể là án hủy 10 vụ với 14 bị cáo, án sửa 4 vụ với 8 bị cáo.
Phân tích nguyên nhân của các án hủy, sửa cho thấy chủ yếu do có thiếu sót, vi phạm trong việc đánh giá chứng cứ; vi phạm thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; bỏ lọt tội phạm, người phạm tội; sai khi áp dụng pháp luật về phần án phí, tiền phạt bổ sung, xử lý vật chứng…
Đơn cử như vụ án đối với bị cáo P.B.G, nguyên cán bộ Ban Quản lý bảo tồn Tây Yên Tử (Sơn Động) bị TAND huyện Sơn Động xét xử sơ thẩm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Quá trình giải quyết vụ án, việc xác định bị hại thiếu căn cứ; cấp sơ thẩm không đưa Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang (đơn vị có liên quan đến hành vi lừa đảo của P.B.G) tham gia tố tụng là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Một cán bộ điều tra không được phân công giải quyết vụ án nhưng lại ghi lời khai đối với bị hại và ký vào phần người ghi lời khai. Do vậy, cấp phúc thẩm đã hủy án sơ thẩm để điều tra lại.
Nguyên nhân của những án hủy, án sửa xuất phát từ việc một số quy định của pháp luật, nhất là Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành còn chưa cụ thể, rõ ràng. Có văn bản hướng dẫn đã hết hiệu lực thi hành nhưng chưa có hướng dẫn khác thay thế dẫn đến nhận thức giữa các cơ quan tiến hành tố tụng còn có những quan điểm chưa thống nhất.
Bên cạnh đó, năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của một số kiểm sát viên, kiểm tra viên, chuyên viên còn hạn chế; chưa đầu tư thời gian nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, quy định mới về nghiệp vụ dẫn đến vi phạm trong việc áp dụng pháp luật, đề xuất giải quyết vụ án chưa đúng quy định.
Công tác phối hợp giữa một số viện KSND cấp huyện với các phòng nghiệp vụ thuộc Viện KSND tỉnh chưa kịp thời (báo cáo thỉnh thị xin ý kiến giải quyết vụ án; báo cáo kháng nghị…). Bên cạnh đó, có một số vụ án, việc phối hợp giữa Viện KSND với các cơ quan tư pháp cùng cấp thiếu hiệu quả, dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết.
Nhìn nhận rõ nguyên nhân, các đơn vị trong ngành đề ra nhiều giải pháp để giải quyết. Tìm hiểu tại Viện KSND huyện Lạng Giang cho thấy, trong năm 2023, đơn vị có một vụ án bị cấp phúc thẩm hủy để điều tra lại.
Từ đầu năm đến nay, Viện KSND hai cấp trong tỉnh trả hồ sơ cho cơ quan điều tra 3 vụ, TAND trả hồ sơ cho Viện KSND 4 vụ. Tỷ lệ trả hồ sơ điều tra bổ sung là 0,79%, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu của ngành kiểm sát toàn quốc (từ 5% trở xuống). |
Ông Phùng Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện KSND huyện cho biết đây là bài học đắt giá để Viện nghiêm túc rút kinh nghiệm, chấn chỉnh hoạt động nghiệp vụ. Ngay sau đó, đơn vị đã tập trung nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Khi phát hiện thiếu sót trong quá trình điều tra cần nhanh chóng tìm biện pháp khắc phục, đồng hành cùng cơ quan điều tra trong việc áp dụng pháp luật. Quá trình phối hợp phải giữ vững quan điểm, kiên quyết, không nể nang, xuôi chiều. Cán bộ lãnh đạo, kiểm sát viên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, chắc về nghiệp vụ để đưa ra lý lẽ thuyết phục. Nếu có quan điểm khác nhau giữa các cơ quan tố tụng phải họp liên ngành, thống nhất phương án giải quyết.
Được biết, từ đầu năm đến nay, Viện KSND hai cấp trong tỉnh trả hồ sơ cho cơ quan điều tra 3 vụ, TAND trả hồ sơ cho Viện KSND 4 vụ. Tỷ lệ trả hồ sơ điều tra bổ sung trong các giai đoạn tố tụng là 0,79%, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu của ngành kiểm sát toàn quốc (từ 5% trở xuống).
Ông Hoàng Tùng, Trưởng Phòng Kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự, Viện KSND tỉnh cho rằng, để hạn chế án hủy, sửa, mỗi kiểm sát viên cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, chủ động nghiên cứu, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ. Các đơn vị trong ngành bám sát hoạt động của kiểm sát viên trong suốt quá trình tố tụng nhằm phát hiện những vi phạm, thiếu sót, từ đó kịp thời chỉ đạo bổ sung trong thủ tục tố tụng hoặc tài liệu chứng cứ.
Thực hiện nghiêm túc các thông tư liên tịch quy định về phối hợp giữa cơ quan điều tra - viện kiểm sát - tòa án trong việc thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, bảo đảm nguyên tắc phối hợp trên cơ sở tôn trọng chức năng, nhiệm vụ của các ngành theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thống nhất được phải xin ý kiến chỉ đạo liên ngành tố tụng cấp trên. Khi các vụ án bị cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hủy thì các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm cần tổ chức họp liên ngành để đánh giá lại
Bài, ảnh: Quốc Phương
Ý kiến bạn đọc (0)