Thứ hai, 20/05/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hiệu quả cần nhân rộng

Cập nhật: 18:28 ngày 29/06/2020
(BGĐT)- Nhằm khắc phục tình trạng quá tải trong xử lý chất thải chăn nuôi từ hầm khí sinh học biogas, Ban Quản lý Dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) tỉnh Bắc Giang đã triển khai thực hiện hợp phần quản lý toàn diện chất thải trong chăn nuôi, trong đó hỗ trợ người chăn nuôi quy mô trang trại máy tách phân. Thực tế ứng dụng, mô hình trên đã khẳng định hiệu quả khi môi trường chăn nuôi bảo đảm và thu được lượng lớn phân bón hữu cơ.
{keywords}

Mô hình máy tách phân tạo ra phân bón hữu cơ của gia đình anh Nguyễn Văn Dũng, xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng.

Mô hình máy tách phân được Ban quản lý dự án LCASP tỉnh Bắc Giang triển khai bắt đầu từ năm 2018 tại gia đình anh Nguyễn Văn Dũng, xã Tiến Dũng (Yên Dũng) chăn nuôi quy mô hàng nghìn con lợn. Tiếp đó, Ban quản lý dự án LCASP tỉnh Bắc Giang triển khai hỗ trợ mô hình này cho 2 nhóm hộ thuộc 2 huyện Việt Yên và Hiệp Hòa. 

Qua theo dõi đánh giá của cơ quan chuyên môn, hầu hết các mô hình được hỗ trợ đã khẳng định hiệu quả trong việc khắc phục ô nhiễm môi trường, khắc phục quá tải của hệ thống biogas; đồng thời lượng bã phân sau khi được tách ép được đưa vào ủ với men vi sinh tạo ra sản phẩm phân bón hữu cơ phục vụ cây trồng.

Anh Nguyễn Văn Dũng, thôn Chùa, xã Tiến Dũng cho biết, mô hình trên rất phù hợp bởi lượng chất thải của gia đình là rất lớn do quy mô chăn nuôi ngày càng tăng. Không những vậy, gia đình lại thu được một lượng lớn phân bón hữu cơ phục vụ cho trồng trọt.

{keywords}

Mô hình của gia đình anh Dũng được nhiều hộ tới tham quan, học tập.

Được biết, sau gần 3 năm triển khai hỗ trợ máy tách phân và máy tách phân di động, đến nay Ban Quản lý Dự án LCASP tỉnh Bắc Giang đã tiến hành hỗ trợ lắp đặt cho hàng chục trang trại tham gia mô hình “Sử dụng hệ thống máy tách phân để xử lý chất thải chăn nuôi làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ quy mô trang trại”. 

Theo ông Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc Ban quản lý Dự án LCASP tỉnh Bắc Giang, đây là loại máy tiên tiến bao gồm: Hệ thống máy ép tách phân, máy khuấy thủy lực, máy bơm nước và một thùng chứa nước để xịt rửa. Ngay sau khi tiếp nhận thiết bị, lắp đặt và đi vào vận hành, bước đầu mô hình đã khẳng định được hiệu quả.

Thực tế hiện nay, khi chăn nuôi ngày càng phát triển thì vấn đề xử lý chất thải do chăn nuôi càng cần được quan tâm. Các hình thức hỗ trợ thuộc các hợp phần xử lý chất thải trong chăn nuôi của dự án LCASP tại Bắc Giang đã giúp người dân từng bước giải quyết được bài toán khó về môi trường. 

Đồng thời, tạo ra sản phẩm phân hữu cơ thân thiện môi trường và có lợi cho cây trồng, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi, tạo điều kiện để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng an toàn và bền vững.

Gần 2 tỷ đồng hỗ trợ mô hình chuồng sàn chăn nuôi lợn tiết kiệm nước
(BGĐT)-Năm 2020, Ban quản lý Dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) tỉnh Bắc Giang đã hỗ trợ 20 mô hình xây dựng hệ thống chuồng sàn chăn nuôi lợn tiết kiệm nước với tổng kinh phí đầu tư gần 2 tỷ đồng.
Hội thảo về công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ dạng lỏng
(BGĐT)- Ban quản lý Dự án nông nghiệp các bon thấp (LCASP) tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp với UBND xã Tự Lạn (Việt Yên)  tổ chức hội thảo tuyên truyền ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sau tách phân làm phân bón hữu cơ dạng lỏng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Bắc Giang: Chăn nuôi thời công nghệ
(BGĐT) - Nhờ ứng dụng kỹ thuật mới, đầu tư trang thiết bị tiên tiến, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm cho hiệu quả kinh tế cao. Qua đó mở ra hướng phát triển chăn nuôi mới cho nông dân trong tỉnh.

Phương Thảo      

Chia sẻ:
hieu-qua-can-nhan-rong.bbg

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...