Thứ hai, 20/05/2024
Bắc giang 28 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Dấu ấn mùa tri ân hồng ở Trường Mầm non Đa Mai

Cập nhật: 21:55 ngày 14/11/2023
BẮC GIANG - Khi những bông hoa ban tím nở rộ một góc sân trường như những trái tim đung đưa trước gió, bông dâm bụt đỏ e ấp như má đào của các bé Trường Mầm non Đa Mai (TP Bắc GIang) sau tán lá xanh, tiếng lá rơi xào xạc chuyển mùa báo hiệu mùa tri ân nữa lại về.

“Mùa xuân ai đi hái hoa

Còn em đi nuôi dạy trẻ

Sao em muốn đàn em mau khoẻ?

Sao em muốn đàn em mau ngoan?”

Thêm một "chuyến đò" tri thức sang sông, với các cô giáo Trường Mầm non Đa Mai là vun đắp từ những trái tim yêu thương của các cô dành cho các bé, yêu thương đến từ những bữa ăn, giấc ngủ tưởng chừng như nhỏ bé mà chứa đựng biết bao tâm tình.

Ươm những mầm xanh tương lai!

Nhớ lời dạy của Bác: “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Anh chị em giáo viên mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo...”. 

Mỗi thầy, cô giáo Trường Mầm non Đa Mai đã luôn nỗ lực vượt qua khó khăn để chăm sóc các bé từng bữa ăn, giấc ngủ. Bầu trời thu trong xanh, các bé lứa tuổi nhà trẻ lần đầu tiên rời xa vòng tay mẹ đến với các cô trong trường mầm non không khỏi bỡ ngỡ. Bé ôm chặt lấy mẹ mỗi sáng đến trường, mẹ bịn rịn ôm con không muốn rời. Cô ân cần giang đôi tay đỡ bé vào lòng, bé ngả đầu vào ngực cô thổn thức. Nhưng đó chỉ là mấy buổi đầu tiên thôi, hôm nay đến trường bé vui lắm, cái miệng xinh bi bô “con chào mẹ”, đôi tay nhỏ vẫy vẫy “mẹ đi làm nhé”. 

Các mẹ vui và tâm sự: “Các cô tài lắm. Mới có mấy buổi thôi mà con quấn cô như quấn mẹ rồi”. Thì các cô như mẹ hiền phải không ạ? Các cô chăm cho các bé ăn, thực đơn cô gửi cho bố mẹ trên trang web của trường sao mà hấp dẫn, liệu các bé có chịu ăn không? Bố mẹ yên tâm, các con lạ lẫm với các món ăn ở trường nhưng các cô khéo lắm “Bé nào ăn cà chua cho môi hồng nào?”… Cứ như vậy chỉ một loáng là hoàn thành khẩu phần ăn của mình.

{keywords}

Thực đơn phong phú và đa dạng, hấp dẫn giúp trẻ ăn ngon miệng.

{keywords}

Cô giáo Lê Thị Tú động viên trẻ ăn hết suất tại lớp mẫu giáo A1.

Mới ngày đầu mẹ lo lắng: “Cô ơi, con chưa biết ăn gì ngoài cháo và nước lọc”, vậy mà bây giờ không chỉ ở trường mà về nhà các bé còn biết ăn nhiều thứ khác nữa.

{keywords}

Phụ huynh Hải Yến chia sẻ trên Facebook Mầm non Đa Mai về những ngày đến lớp của bé Bảo Khang.

{keywords}

Cô giáo Phan Thị Hạnh kể chuyện cho trẻ nghe trước giờ ngủ trưa.

Tình yêu thương của các cô dành cho các bé từ bữa ăn đến giấc ngủ. Cô ngồi cạnh vỗ về từng bé, hay đọc cho bé nghe những câu chuyện cổ tích để các con nhanh chóng đi vào giấc ngủ ngon. Trái tim nhỏ của cô, trái tim nhỏ của con đã làm nên hạnh phúc to.

Giáo dục từ trái tim để có những em bé hạnh phúc!

Nhà giáo dục lỗi lạc người Nga A. Makarenko từng dự đoán, nền móng của giáo dục cần được xây dựng vững chắc từ trước 5 tuổi, nó chiếm 90% cả quá trình giáo dục. Thực chất, đó là giáo dục khai phá và phát triển tiềm năng con người. Từ quan điểm trên, mỗi cô giáo Trường Mầm non Đa Mai nhận thấy trách nhiệm cao cả của mình trong sự nghiệp ươm mầm. Cô giáo Nguyễn Thị Hương tâm sự “Được công tác tại ngôi trường này mình rất vui và mỗi ngày đến trường của mình cũng là một ngày vui như các con, vì vậy mỗi ngày mình đều vun đắp dần những tình cảm quý báu đó”. 

Qua buổi thảo luận chuyên đề “Xây dựng mô hình trường học hạnh phúc”, mỗi cô giáo nhà trường đều quyết tâm “Giáo dục bằng trái tim để có những em bé hạnh phúc”. Đó là: Trái tim của cô giáo mầm non trước hết cần thấu cảm mọi cảm xúc của các bé, biết chia sẻ tình yêu bằng sự quan tâm, gần gũi với trẻ. Trái tim ấy hạnh phúc khi đến lớp, đến trường. Với cô giáo, lớp học với các bé là một gia đình. Gia đình vui vẻ là gia đình hạnh phúc. Mỗi trò chơi, mỗi câu chuyện, những tình huống hài hước sẽ đem lại hiệu quả cao.

Giáo dục trẻ mầm non là hành trình vất vả, nhưng cũng đem lại nhiều niềm vui và hạnh phúc lớn lao. Làm thế nào để trẻ vừa tích cực tham gia các hoạt động thể lực để có thể phát triển về thể chất lại vừa phát triển về sức khoẻ tâm lý. Khó không ạ? Câu trả lời chắc chắn là khó nhưng đối với cô giáo Nguyễn Thị Tới thì lại không hề khó. Vì bé nào cũng thích được tham gia những trò chơi hấp dẫn “Tặng vòng cho các bé Thỏ” hay các vận động tinh cần đến sự khéo léo của đôi bàn tay như trò chơi “Cắp cua”, “Làm con trâu bằng lá mít”...

{keywords}

Các bé lớp 4 tuổi B2 tham gia trò chơi “Tặng vòng cho Thỏ”.

{keywords}

Cô giáo Nguyễn Thị Tới hướng dẫn các bé thể hiện sự khéo léo của đôi tay qua trò chơi “Cắp cua”, làm đồ chơi.

Cô dạy trẻ bằng trái tim thì trẻ cũng học bằng trái tim. Đó là điều đặc biệt khi làm giáo dục ở Trường Mầm non Đa Mai. Các bé tập trung hơn trong hoạt động, tương tác tốt với cô, hoạt động trở nên hứng thú, vui vẻ. 

Trong hoạt động “Làm bưu thiếp tặng bà, tặng mẹ nhân ngày 20/10”, trẻ được tham gia chuẩn bị cùng cô khi sưu tầm từng chiếc vỏ ngao, từng hạt lạc… và hơn hết đó là tình cảm các bé gửi gắm qua từng tấm bưu thiếp tặng bà, tặng mẹ, tặng cô.

{keywords}

Cô giáo Nguyễn Thị Hương cùng các bé lớp A2.

{keywords}

Mỗi tấm bưu thiếp đều đong đầy tình cảm của các bé dành cho bà, cho mẹ và cô giáo.

Cô giáo Nguyễn Thị Hương tâm sự: “Qua mỗi hoạt động cho thấy các bé có nhu cầu được chia sẻ bí mật với cô và cô cảm nhận được niềm vui đúng nghĩa của một người mẹ thứ hai của các bé sau mỗi hoạt động”. 

Kết quả học tập của các bé ngày càng tiến bộ. Học bằng trái tim đã giúp các bé thích đi học, tự tin khi đến lớp. Học bằng trái tim là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công, trên hành trình ấy có sự nỗ lực của các bé, cũng là hành trình tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc của cả cô và trẻ.

Giọt nước chỉ có thể tồn tại khi nó hòa mình trong biển cả mà thôi. Tôi tin rằng, trái tim trong lồng ngực của mỗi cô giáo Trường Mầm non Đa Mai đang đập những nhịp đập của yêu thương sẽ là sợi dây kết nối vô hình nhưng bền chặt, tròn đầy để hoàn thành sứ mệnh cao đẹp đem đến cho các bé những lớp học hạnh phúc. Hình ảnh người thầy tóc đã bạc vì phấn hằng ngày vẫn gắn cuộc đời mình, ước mơ mình vào từng bài giảng. Bao nhiêu cô giáo vùng cao ăn chung những bữa cơm độn sắn, khoai nhận nuôi học trò khó khăn. Rồi những thầy, cô giáo đặc biệt. Tôi xin gọi thế về những cô thầy dạy dỗ trẻ khuyết tật! Họ đang âm thầm dạy từng chữ cho những đứa trẻ thiếu may mắn. Và cả những giáo viên không chuyên ngày ngày dạy bọn trẻ bán vé số, nhặt ve chai… không có cơ hội đến trường.

{keywords}

Niềm hạnh phúc lan toả trên môi mỗi cô giáo Trường Mầm non Đa Mai.

Sau giờ hội giảng muộn, ánh đèn đường soi sáng trên con đường Bảo Ngọc thân quen, hương hoa sữa vẫn nồng nàn như lan toả thêm hơi ấm từ đồng nghiệp. Tin rằng, mỗi thầy, cô giáo nhà trường luôn tự hào khi được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong sự nghiệp trồng người hôm nay và mãi mãi về sau trên mảnh đất Đa Mai anh hùng.

“Em yêu từng đôi mắt sáng

Long lanh như những giọt sương

Em yêu từng đôi mắt sáng

Long lanh như những giọt sương...”

Bài, ảnh: Phạm Thị Bắc

Trao 70 suất học bổng khuyến học cho học sinh hoàn cảnh khó khăn
BẮC GIANG - Ngày 13 và 14/11, Hội Khuyến học tỉnh Bắc Giang trao 70 suất học bổng cho học sinh hoàn cảnh khó khăn ở 10 huyện, TP. 
Thí điểm phổ cập mầm non với trẻ từ 3 tuổi
Trẻ 3, 4 tuổi học công lập được hỗ trợ ăn trưa 360.000 đồng, theo chương trình thí điểm phổ cập mầm non ở 15 tỉnh, thành phố.
Bắc Giang: Tăng cường quản lý các cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục
(BGĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT); UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý các cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục.
Chia sẻ:
dau-an-mua-tri-an-hong-o-truong-mam-non-da-mai.bbg

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...