Thứ hai, 20/05/2024
Bắc giang 31 °C / 24 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Phóng sự - Khám phá
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chuyện ly kỳ về loài rắn khổng lồ ở núi Cấm

Cập nhật: 16:52 ngày 19/05/2019
Mấy ngày qua, người dân vùng Bảy Núi bàn tán xôn xao việc nhóm công nhân và kỹ sư thi công công trình điện năng lượng mặt trời dưới chân núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) bắt được ổ rắn hổ mây, trong số đó có 2 con nặng đến 60kg. Nhiều người đặt câu hỏi loài này là động vật quý hiếm, vậy để đơn vị bắt được nuôi nhốt hay thả về tự nhiên?

Những chuyện ly kỳ về rắn khổng lồ ở núi Cấm

Núi Cấm được bao phủ bởi tán rừng lộng gió, chính vì thế cũng ẩn chứa trong đó nhiều câu chuyện bí ẩn, nhất là về loài rắn hổ mây khổng lồ. Đại tá - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Thành Cư (tự Hai Cư, 85 tuổi, ngụ huyện Tri Tôn) cho biết: “Ngày xưa vùng này rắn rất nhiều, giờ hiếm lắm rồi.

Trước đây, xe khách chạy ban đêm sẽ thấy con rắn lớn nằm vắt ngang đường đen sì như cây thốt nốt ngã. Nay bắt được phải nuôi nhốt cẩn thận, bởi chỉ cần đầu lọt ra ngoài là xem như sổng chuồng. Loại rắn này cực độc, cắn vào là chết và rất kén ăn nên ít ai nuôi”.

Ông Hai Cư kể, năm 1977 một chiến sĩ của ông tên An - nguyên Đại đội trưởng Đại đội 512 - trong lúc lên đồi Chư Thần truy quét tàn quân bất ngờ gặp con rắn hổ mây có bề hoành bằng cái bình thủy, nặng chừng 20kg.

{keywords}

Ông Hai Cư kể về những câu chuyện ly kỳ quanh loài rắn khổng lồ ở núi Cẩm-An Giang.

“Tui nghĩ nó chắc là con của con rắn hổ mây lớn nằm trong hang mà dân kể. An bắn chết con rắn này rồi về nhà vẫn còn hoảng, bởi vì khi thấy An, nó co cổ ngóc đầu lên cao, thè lưỡi hầm hừ định mổ thấy ghê lắm. Nhờ An vững tay súng mới bắn trúng đầu, hạ được nó”, ông Cư kể.

Trước đây, lúc còn sống, “đạo sĩ” Ba Lưới (nhà ở xã An Hảo) kể, vùng ông sinh sống rắn hổ mây còn nhiều. Chúng đi như gió cuốn và đã quyết ăn thịt ai thì người đó khó bề thoát thân.

Một lần, trong lúc cụ Ba đi từ chân lên đỉnh núi Cấm bất ngờ bị con rắn hổ mây dài gần chục mét, nặng cả trăm ký rượt từ phía sau, đầu vươn cao và cứ sàng qua sàng lại rất hung tợn. Khi trườn đến còn cách chục mét, bất ngờ nó há miệng mổ thẳng xuống đầu cụ. Cụ Ba liền nhanh nhẹn né, vừa tránh cú chụp vừa dùng đòn gánh phang vào sống lưng và cổ rắn.

{keywords}

Một trong 2 con rắn hổ mây khổng lồ vừa mới bắt được ở núi Cấm.

“Tôi tung liên tiếp 3 cú đánh trúng đầu nó và lần cuối cùng chiếc đòn gánh gãy làm đôi. Tôi vừa rơi xuống đất trong tư thế sẵn sàng tiếp chiến bất ngờ thấy con rắn ngã vật xuống đất, đầu bất động nhưng thân còn vùng vẫy. Tôi phải bồi thêm 3 đòn gánh nữa vào đầu nó mới chịu nằm im mà chết”, cụ kể.

Sau khi hạ con rắn, cụ Ba kêu dân vào rừng xẻ thịt mang về ăn, nhưng chỉ có hơn chục người đến vì phần lớn sợ bị rắn... trả thù! Những tưởng đời người chỉ gặp rắn khổng lồ một lần, nào ngờ cụ Ba Lưới còn chạm trán loài này thêm lần nữa.

Đó là khoảng năm 1960, chỗ cụ ở có đàn khỉ cả trăm con lui tới vặt bắp của người dân. Một ngày nọ, con rắn hổ mây ở đâu tìm về săn khỉ, bị rắn ăn thịt một số nên đám khỉ đành kéo đi nơi khác, sau đó bầy chó của cụ Ba cũng lần lượt vào bụng rắn “khủng”.

{keywords}

Cặp rắn hổ mây khổng lồ vừa mới bắt được ở núi Cẩm, tỉnh An Giang.

Lần đó, cụ Ba Lưới vào rừng hái thuốc bỗng con rắn hổ mây lớn xuất hiện tấn công. Khi nó vừa phóng tới, cụ né sang bên rồi dùng rựa chặt đứt đầu rắn. “Dù không lớn bằng con đầu tiên tôi hạ nhưng nhìn nó nằm sõng soài dưới chân cũng thấy ớn lạnh”, khi còn sống, cụ Ba Lưới từng kể với chúng tôi.

Ổ rắn “khủng” dưới chân núi

Ông Phạm Bảo Trân - Phó Giám đốc Dự án điện năng lượng mặt trời của Tập đoàn Sao Mai - cho biết, cách nay 2 tuần, trong lúc thi công công trình dưới chân núi Cấm bất ngờ nhóm công nhân phát hiện ổ rắn hổ mây ngóc đầu trong hang. Khi ấy, tài xế lái xe cuốc liền chụp mấy cái bao bố ném vào, tiếp đó nhóm 3 công nhân đến phụ vây bắt.

“Họ dùng tay chộp 2 con rắn: một tay giữ phần đầu, tay còn lại nắm phần đuôi, do đặc điểm của loài rắn này chỉ chụp được cái đầu rồi vuốt toàn thân, nó sẽ không cựa quậy được. Đây là rắn hổ mây cực độc, nặng khoảng 60kg, dài 6 - 7m/con”, ông Trân nói.

{keywords}

Núi Cấm - nơi có nhiều chuyện kể ly kỳ về rắn hổ mây.

Hiện đám rắn hổ mây mẹ và con được Tập đoàn Sao Mai chăm sóc, nuôi nhốt tại Khu du lịch đồi Tức Dụp (huyện Tri Tôn) để phục vụ khách tham quan. Theo quan sát của chúng tôi, trên mình 2 con rắn hổ này có vân như mây, hầu hết thân màu vàng nhạt, có khoang trắng ngắt quãng. Đây là loài được mệnh danh “đi mây về gió”, bởi thân dài, nhóng lên cao chấm đuôi xuống đất khi di chuyển.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Cặp rắn khủng hơn 60 kg mới bắt được ở núi Cấm.

Trao đổi với phóng viên, ông Trương Vĩnh Thành - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Sao Mai - cho biết: “Đơn vị đang làm hồ sơ xin phép được nuôi nhốt nhằm phục vụ mục đích bảo tồn, để người dân tham quan, nhưng nếu cơ quan chức năng yêu cầu thả thì mình phải tuân thủ. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ nên giữ lại sẽ tốt hơn, vì thả ra ngoài tự nhiên dễ bị bắt và làm thịt”.

Ông Bành Thanh Hùng - Trưởng phòng Quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm An Giang - cho biết: “Hổ chúa hay hổ mây đều là rắn hổ và thuộc nhóm IB (động vật rừng nguy cấp, quý hiếm), phải thu lại vì cơ sở không đủ điều kiện nuôi nhốt. Ngoài ra, đơn vị bắt được rắn cũng chưa đăng ký nuôi, trong khi số rắn này bắt ngoài tự nhiên nên đằng nào cũng phải giao cho Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) quản lý”.

Hành trình yêu thương
(BGĐT) - Xuất phát từ tình yêu thương và sự đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh, hơn 20 năm qua, anh Nguyễn Trọng Thanh, tên thường gọi là Tuấn Anh (SN 1980), ở phường Đa Mai (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) đã rong ruổi từ Bắc vào Nam với những chương trình thiện nguyện. Ít ai biết anh là cha nuôi của 17 đứa trẻ mồ côi.
 
Nhọc nhằn nơi đất khách
(BGĐT) - Từ năm 2007 đến nay, toàn tỉnh Bắc Giang có khoảng 58 nghìn lượt lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, là tỉnh có số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tốp đầu cả nước. Nguồn kiều hối do lao động gửi về đã góp phần đáng kể giúp các gia đình cải thiện đời sống, xa hơn là bổ sung nguồn lực cho phát triển KT-XH. Tuy nhiên, phía sau những đồng ngoại tệ là bao nhọc nhằn, gian khó…
 
Tác giả “lạc bước Tây Yên Tử” Trương Ngọc Tuân: Khắc họa quê hương bằng âm nhạc
(BGĐT)- “Nhạc sĩ ngoại đạo” là biệt danh mà nhiều người đặt cho anh Trương Ngọc Tuân (SN 1967), Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Sơn Động. Anh vẫn khiêm tốn: "Xin đừng gọi tôi là nhạc sĩ hay tác giả gì đó, tôi chỉ là người say mê âm nhạc đơn thuần mà thôi".
 
Sâu nặng tình quân - dân
(BGĐT) - Lần này về mấy xã khó khăn của huyện vùng cao Sơn Động (Bắc Giang), tôi không còn ngán ngẩm với bước chân lầy lội, bánh xe trơn trượt khi gặp mưa lách nhách. Từ các nguồn vốn T.Ư và địa phương, những con đường bê tông uốn lượn qua chân đồi keo, bạch đàn, vải thiều xanh ngắt được xây dựng ngày càng nhiều. Trong đó có những tuyến đường mà bộ đội đóng vai trò quan trọng từ công tác giải phóng mặt bằng đến đào đắp, mở rộng.
 
Những lá đơn xin thoát nghèo: Làn gió mới từ Đồng Cốc
(BGĐT)- Thay vì trông chờ vào những cánh tay giúp đỡ, những gói quà thiện nguyện hay sự hỗ trợ dài hạn của Nhà nước, 20 hộ dân ở xã miền núi Đồng Cốc, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã đồng loạt làm đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo, nhường lại sự hỗ trợ cho những gia đình khó khăn hơn. Điều này tạo nên làn gió mới cho công cuộc giảm nghèo nơi đây.
 

Theo Dân Việt

Chia sẻ:
chuyen-ly-ky-ve-loai-ran-khong-lo-o-nui-cam.bbg

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...