Thứ hai, 20/05/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa / Tác giả, tác phẩm
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chú mèo HC

Cập nhật: 08:27 ngày 25/01/2023
(BGĐT) - Dạo này, Hà Linh thấy bà ngoại không được vui, lúc nào mặt cũng đăm chiêu vẻ đượm buồn.

Lòng không yên, hôm nay lớp 9 của Hà Linh trống một tiết nên được về sớm. Thấy cháu về, bà chỉ nhoẻn cười hỏi:

- Về đấy hả, sao sớm thế?

Hà Linh chào bà rồi chạy vào nhà cất cặp, chạy ào ra sân ôm lấy bà nũng nịu. Thấy vậy con mèo cũng chạy đến dụi đầu vào chân bà. Bà ngồi xuống, một tay xoa đầu Hà Linh, một tay vuốt lưng con mèo mắt vẫn nhìn về phía hàng rào dâm bụt, bà bảo:

- Ngồi đây, bà kể chuyện cho mà nghe!

Hà Linh ôm chú mèo, ngồi sát vào bà lắng nghe. Bà chậm rãi kể:

- Ngày xưa, con mèo này của nhà hàng xóm đấy. Nó ngoan và dường như hiểu được tiếng người, cháu biết chưa?

Hà Linh thắc mắc nghĩ, bên hàng xóm chỉ có mỗi ông già Nam sinh sống sao không giữ con mèo làm bạn lại bán cho nhà mình?

Như đoán được ý nghĩ của cháu, bà kể:

- Có thời gian dài, con mèo nó qua lại cả hai nhà. Mà ông Nam giỏi lắm, dạy cho mèo chỉ ăn cơm trộn gan lợn với rau muống luộc nên nó không biết ăn vụng cá thịt. Có hôm nó cắp cho bà một con cá, bà tưởng nó cắp trộm của nhà ông Nam sáng liền mang trả. Ông Nam ra giếng, túm một con cá to trong chậu ra thản nhiên:

- Cá nhà tôi đây mà. Thôi nó kiếm đâu đó cho bà thì bà dùng…

{keywords}

Minh hoạ: Hà Mi.

Bà miễn cưỡng cầm con cá “chiến lợi phẩm” của chú mèo về, thầm cảm ơn chủ của nó thật hảo tâm. Lần khác, chú mèo lại cắp cho bà một chiếc chân giò. Bà sốt ruột, lo lắng chạy sang hỏi ông Nam. Ông vào bếp giơ cho bà xem ông cũng có chiếc chân giò như thế. Ông chối đây đẩy rồi bảo bà mang về mà nấu nướng…

Mấy lần bán tín bán nghi, bà theo dõi mới biết vì thương nhà hàng xóm lắm con nhiều cháu lại thiếu thốn nên ông Nam đã bày chuyện mua gấp đôi lượng cá thịt rồi huấn luyện cho chú mèo tha sang cho hàng xóm. Bà cũng lập mưu “tương kế, tựu kế” cho mèo ăn gan lợn trộn rau muống, cũng nhờ mèo mang sang cho ông Nam ít thực phẩm theo cách như thế. Việc bại lộ, bà và ông Nam đặt cho mèo cái tên ghép là “chú mèo Hậu cần” (hay mèo HC). Bẵng đi hàng chục năm, ông Nam đi đâu biệt tăm. Chú mèo HC ở hẳn bên nhà Hà Linh.

Mấy hôm nay, ông bà ngoại tất tả vội vàng đi lại chăm sóc ai đó nằm viện. Hà Linh cảm thấy nét lo lắng lộ trên mặt của cả hai người nhưng nghĩ là chuyện người lớn, Hà Linh chả dám hỏi. Chiều đi học về, Hà Linh không thấy ông bà ngoại mà nhìn thấy mẹ vội hỏi. Mẹ Hà Linh bảo, mẹ vội về đem tiền nộp viện phí rồi mai đi làm sớm. Hà Linh thắc mắc:

- Ông bà nằm viện hả mẹ? Sao ông bà ốm mà mẹ đi ngay?

- Giờ con lớn mẹ mới kể cho nghe nha. Xưa ông Nam là chồng của bà ngoại con đấy. Ông bà chỉ sống với nhau sau ngày cưới được ít ngày thì ông Nam đi bộ đội. Năm sau, lãnh đạo xã mang giấy báo tử vào báo bà ra làm lễ truy điệu. Ít ngày sau, ông Bắc - ông ngoại con đem ba lô và một số kỷ vật của ông Nam về trao cho bà ngoại. Bà ngoại lại một phen đau đớn tưởng không thể sống nổi. Vốn là bạn thân với ông Nam, cảm thương bà ngoại nên ông con xin cưới bà, giờ mới có mẹ, có con hiểu chưa?

- Thế ông Nam sao còn sống hả mẹ?- Hà Linh chưa hiểu.

- Sau trận chiến, ông Nam bị vùi trong đoạn hầm sập. Đồng đội tìm kiếm không được, đơn vị làm giấy báo tử về địa phương. Còn ông Nam sau khi ngất lịm trong hầm dần tỉnh, được một người trong bản cõng về chạy chữa. Khổ nỗi, khi nói được thì ông Nam mất trí nhớ, không biết mình là ai, ở đâu, bao nhiêu tuổi… Nhưng một ngày kia, ông Nam bỗng thức tỉnh, nhớ quê và trở về. Gặp ông bà ngoại con thì mọi việc như con biết. Ba người: Bà ngoại, ông ngoại và ông Nam đều thương quý nhau nhưng không thể sống gần nhau được nên ông Nam quay về bản sinh sống. Khi đau yếu, vết thương tái phát dữ dội ông mới trở về nơi chôn nhau cắt rốn. Ông Nam ốm đau, mẹ con mình coi như ông bà ngoại phải chăm sóc chu đáo, nhớ nhé !

Bấy giờ, Hà Linh chợt hiểu ra tất cả. Ông ngoại, bà ngoại, ông Nam và cả chú mèo HC dường như không thể thiếu trong cuộc đời vậy. Xuân này, Tết Quý Mão chắc chắn sẽ nhiều niềm vui trong sum họp của cả người già, người trẻ và cả thú cưng như chú mèo HC mà Hà Linh thường ôm ấp.

Cảnh Mạnh

Lời hẹn Tết với cây
(BGĐT) -  Người ta nói “nhà là nơi để về”, vậy mà đôi lúc cô tưởng như mình là một kẻ vô gia cư, chẳng tìm được lý do gì để hào hứng trở về, hoặc trở về trong ảo não rồi trở đi trong buồn bực; càng chẳng thể chia sẻ với ai nỗi hụt hẫng, trống rỗng đến xót xa của lòng mình.
Mưa sang xuân
(BGĐT) - Chiều cuối năm. Anh bần thần đứng lặng trên bờ đê cao. Nắng cuối chiều đang lụi dần, hiu hắt một màu vàng nhạt trải mỏng mảnh trên dòng sông quê. Cây si cổ thụ già nua trầm ngâm buông râu chấm xuống tận nước sông. Núi con Rùa thấp thoáng mờ xa trong khói lam chiều kéo anh về với ký ức một thời nhớ nhung da diết.
Chia sẻ:
chu-meo-hc.bbg

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...