Chợ Tết mẹ tôi
Thứ 6: 07:00 ngày 24/01/2020
![]() |
Minh họa: An Khánh |
Tết dồn gánh nặng mẹ tôi
Quanh năm tất bật đứng ngồi chẳng yên
Còng lưng cơm áo gạo tiền
Của nhà tích cóp, chợ phiên sẩy sàng
Chống chèo bến nước đò ngang
Mấy đồng tiền lẻ xếp hàng đầy vơi
Hàng đông trăm thứ gọi mời
Lướt đi đảo lại tìm nơi vừa lòng
Trưa rồi mua sắm cũng xong
Nhỏ to đầy gánh vai gồng triền đê
Niềm vui gói gọn trở về
Nâng nâng ôm cả Tết quê rộn ràng.
Hồn làng
(BGĐT) - Dân tộc ta, người Việt Nam ta có một thứ của cải vô cùng quý báu, đó là sự gắn bó máu thịt nước-làng-nhà. Nước có thể mất nhưng không thể mất làng, mất nhà. Vì sao trong tâm thức người Việt, làng lại “sống lâu” đến thế? Phải chăng là ở cái hồn, cái vía của làng?
Người viết sử làng
(BGĐT) - Hơn nửa tiếng ngồi trên xe máy, hỏi thăm mãi, Hường mới tìm được đến nhà ông giáo Nhân - ông giáo thương binh đã nghỉ hưu đang sống trong ngôi nhà cấp bốn tuềnh toàng ở cuối làng. Ông có thân hình nhỏ thó, nét mặt khắc khổ, nước da sạm nắng nhăn nheo. Rồi thấy ông dập dềnh chân thấp, chân cao khi bước lên thềm nhà, Hường rất xúc động.
Má hồng trong mơ
BGĐT) - Nếu không có chị, mỗi ngày Bảo không thể tự bật dậy vào lúc 6 giờ sáng. Hơn 20 tuổi, cậu vẫn cần những cú đập vào người khá thô bạo của mẹ mới có thể lê thân ra khỏi chăn ấm.
Nhớ nhạc sĩ tài hoa và ca khúc "Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa"
(BGĐT) - Như một dự cảm, ngày 16-12-2019, một nhóm phóng viên của Đài Truyền hình Việt Nam về nơi ra đời ca khúc “Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa”, nay thuộc phường Đa Mai (TP Bắc Giang) gặp gỡ một số nhân chứng thực hiện chương trình “Giai điệu tự hào”. Chỉ mấy hôm sau, ngày 26-12, tác giả ca khúc nổi tiếng ấy- nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã ra đi ở tuổi 94. Trái tim của nhạc sĩ đã ngừng đập nhưng bài ca ấy vẫn còn mãi với thời gian.
Trung Du
Ý kiến bạn đọc (0)