Chiếc nạng văn hóa
Bà Guzel Yakhina đồng thời khẳng định: Chưa bao giờ các đất nước lại liên kết với nhau bởi một thảm họa chung như thế, cùng trải qua tất cả các giai đoạn của cuộc chiến chống lại thảm họa như thế.
Virus corona xuyên biên giới. Gây bao nỗi kinh hoàng ở nhiều quốc gia. Những quốc gia vốn được coi là cường quốc, có nền y tế tiến bộ và hiện đại bậc nhất, bỗng dưng bị con virus còn chưa là một sinh vật hoàn chỉnh bẻ gãy. Nhiều thành phố sầm uất, ngập tràn năng lượng sống bỗng dưng u ám, trải qua những ngày đen tối.
Với sự hỗ trợ của công nghệ, cả thế giới đã nhìn rõ nhau hơn bao giờ hết, thật và giả, tốt lẫn xấu, hào hiệp và ích kỷ, cao thượng và thấp hèn. Tổn thất về mọi mặt khó bề đong đếm được.
Nhiều biên giới bỗng dưng phải đóng cửa để phòng, chống dịch lây lan. Hệ lụy là nhiều doanh nghiệp thiếu nguyên liệu sản xuất hoặc không xuất khẩu được hàng hóa. Ngành hàng không, du lịch gần như thất thu hoàn toàn, lao động thất nghiệp tăng nhanh…
Có người đang có công ăn việc làm bỗng dưng phải nhờ vào sự hảo tâm trợ giúp của người khác. “Ăn mày là ai, ăn mày là ta. Đói cơm, rách áo hóa ra ăn mày”.
“Một miếng khi đói bằng gói khi no”, ngay lập tức chính phủ nhiều nước đã tung ra gói cứu trợ người dân và doanh nghiệp. Ở trong tỉnh cũng như trong cả nước, phong trào quyên góp, ủng hộ phòng, chống dịch và hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn được cộng đồng tích cực hưởng ứng. Cây ATM nhả gạo cứu trợ của Việt Nam, làm ấm lòng bao phận người được báo chí thế giới ca ngợi.
Đó là tình yêu thương con người, là biểu tượng đẹp nhất trong đời sống văn hóa. Đúng như nhà văn Nga nói nó là chiếc nạng để con người tựa vào nhau cùng vượt qua cơn hoạn nạn. Đại dịch Covid-19 như là cuộc khảo sát nguồn dự trữ nhân tính của nhân loại, được tích qua hàng thiên niên kỷ của đời sống văn hóa. Và rằng, văn hóa nhằm giáo dục tính người, gia tăng giá trị của đời sống con người.
Góp phần làm giàu văn hóa con người có nhiều việc phải làm nhưng việc gần gũi nhất là các sự kiện thúc đẩy hoạt động khuyến đọc. Ngày mai (23/4) là Ngày sách và Bản quyền thế giới, còn 21/4
là Ngày sách Việt Nam mang ý nghĩa như vậy. Chuyện hôm qua, hôm nay và cả ngày mai đều có trong trang sách. Nếu như mỗi người dân Việt đọc một trang sách sẽ có hàng chục triệu trang sách được đọc và sẽ mở ra hàng chục điều kỳ diệu khác với nhân duyên không ngờ, một tác giả sách đã viết như vậy để kêu gọi mỗi người có hành động thiết thực hưởng ứng Ngày sách.
Trần Anh
Ý kiến bạn đọc (0)