eMagazine
Chủ nhật: 08:16 ngày 30/10/2022
Chủ nhật: 08:16 ngày 30/10/2022
bacgiang-emagazine
{keywords}
{keywords}

Nhà văn hóa bản Đồng Gia, xã Xuân Lương (Yên Thế) hôm nay rộn rã lời ca của các cháu thiếu nhi chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Hát múa bài nào, các cháu chọn trang phục, đạo cụ chuẩn theo bài đó. Khi kinh tế phát triển, ngay từ chương trình văn nghệ, người lớn cũng đầu tư nhiều hơn cho con trẻ. Lời hát “Có sách mới, áo hoa đây là nhờ ơn Đảng ta/ Vui tung tăng em ca, có Đảng cuộc đời nở hoa” cứ rộn ràng, vang xa khắp xóm.

{keywords}
{keywords}

Đồng Gia là bản đặc biệt khó khăn, nghèo của nghèo. Giai đoạn trước, khái niệm “nghèo bền vững” có lẽ hợp với bản vì cây chủ lực không có, con thế mạnh tìm không ra, chỉ trông vào lâm sản, lộc rừng.

{keywords}
{keywords}

Trưởng bản Nguyễn Văn Trưởng người nhỏ thó, nhanh nhẹn trong một lần họp với dân đã vực tinh thần cả bản. Ông nói, đại ý là chúng ta có chương trình 135 xóa đói giảm nghèo hỗ trợ, các cấp ngành quan tâm, đặc biệt nhân dân trong bản cần cù, chịu khó, nhạy bén thì bản mình không thể nghèo mãi được. Phải cố lên, không trông chờ, ỷ lại nữa.

Chi ủy họp, chọn mô hình nuôi dê, ngựa bạch mà huyện, xã hỗ trợ để làm thử; vì Đồng Gia đất đồng rừng, rộng mênh mông, cỏ sẵn. Nhà trưởng thôn nuôi trước, bắt đầu hơn trăm con/lứa.

So với nuôi lợn, nuôi gà truyền thống, nuôi dê thuận hơn, ít dịch bệnh. Thức ăn của dê cũng dễ kiếm, công chăm nhàn hơn và đặc biệt, đầu ra ổn định, lãi cao. Bình quân mỗi lứa dê nuôi sau 3-4 tháng lãi hơn 2 triệu đồng/con.

{keywords}
{keywords}

Thấy hiệu quả, bản nhân rộng tới dân. Ngoài nuôi dê, nuôi thêm ngựa bạch, mở rộng đàn lợn. Thời điểm đó, chè bản Ven của Xuân Lương bắt đầu có thương hiệu, cùng đồng đất đó, Đồng Gia trồng luôn cây chè.

Cứ thu được lứa dê, lứa lợn, bản lại thêm vài ngôi nhà cao tầng mới. Mấy thanh niên đi làm ăn xa, gọi điện về hỏi thăm, thấy bản đổi thay chóng mặt, cũng bỏ phố về quê nuôi dê.

Ngay nhà trưởng bản, từ chăn dê, ông mở luôn trạm trung chuyển, chuyên “đánh” xe công-ten-nơ thu gom vài trăm con dê một chuyến cung cấp dê giống, dê thương phẩm cho cả trong Nam ngoài Bắc. Người làm theo, phục vụ cũng nhiều, tạo việc làm, thu nhập ổn định.

{keywords}

Gia đình anh Nguyễn Văn Tư hiện nuôi hơn 500 con dê, là một trong số hộ giàu lên từ nuôi dê ở bản.

Hiện Đồng Gia có vài chục hộ nuôi dê, ngựa bạch, bò; gà, lợn, ong chưa tính. Con dê thành con chủ lực của bản.

Nhà anh Nguyễn Văn Tư chỉ có hai vợ chồng ở nhà mà lứa này nuôi tới hơn 500 con. Tất cả các công đoạn đều khép kín, chuyên nghiệp. Máy thái cỏ tự động; cho ăn, uống nước tự động; vệ sinh chuồng trại tự động và đến khi bán, cái cân điện tử cũng tự động, chỉ ngồi một chỗ ghi chép, đếm trọng lượng giao cho chủ hàng là xong.

{keywords}
{keywords}

Từ hơn một nửa số hộ dân trong bản là hộ nghèo những năm 2010-2015; sau mấy năm cả bản quyết tâm thoát nghèo bằng cả sự tự trọng và kiên trì, hiện bản chỉ còn 4/117 hộ nghèo, chiếm 3,4%. Giờ người ta gọi Đồng Gia là bản “xóa đói giảm nghèo bền vững” chứ không còn “nghèo bền vững” nữa.

{keywords}

Bản Đồng Gia vinh dự được Thủ tướng tặng Bằng khen về xóa đói giảm nghèo.

Thật vinh dự, Đồng Gia vừa được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Bản nghèo đã được Chính phủ khen xóa nghèo.

{keywords}
{keywords}

Trên đường vào xã Đồng Tâm, thủ phủ nuôi gà của huyện miền núi Yên Thế, anh Nguyễn Văn Đông- Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện bảo: “Mươi, mười năm năm trước, mình mà đi như này thì phải tránh gà. Gà đầy đường và gà cũng mổ kha khá sổ đỏ của bà con”.

Tôi còn đang tò mò tìm hiểu gà mổ sổ đỏ như nào thì xe đã tới xã. Sân trụ sở UBND xã chật kín ô tô, xe máy, khá nhiều xe đẹp, đắt tiền. Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Nguyễn Văn Thành phân trần: Hôm nay Bí thư, Chủ tịch xã đối thoại với người dân nên xe hơi chật, loa hơi to, mà toàn quanh chuyện con gà, các anh chị thông cảm!

{keywords}

Bí thư, Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm gặp gỡ, đối thoại với nhân dân.

Lắng lại nghe, thấy đúng thế thật. Có người hỏi chủ trương của xã về cơ cấu giống gà. Người thì quan tâm đầu ra, làm sao để thị trường ổn định. Người hỏi về vắc-xin… mà hỏi gì cũng thấy cán bộ trả lời cụ thể, chi tiết, như những chuyên gia thực sự.

{keywords}
{keywords}

Giờ giải lao, các anh trong Thường trực Đảng ủy xã vui vẻ bảo: Thì chúng tôi cũng từ kinh nghiệm nhà mình ra. Cán bộ xã ở đây nhà ai cũng nuôi gà, trước là có thu nhập cho chính gia đình, sau là đầu tầu gương mẫu, làm mẫu cho bà con.

{keywords}

Gia đình đảng viên Nguyễn Xuân Hiếu- Chi bộ thôn Đề Thám hiện nuôi hơn 5.000 con gà. Ông có nhiều kinh nghiệm nuôi gà và là địa chỉ để bà con, sinh viên các trường đại học về học tập, trao đổi, nghiên cứu mô hình.  

Người dân Đồng Tâm bắt đầu nuôi gà từ những năm 2000. Thời điểm đó, nuôi gà thắng lớn. Bình quân vào một lứa gà 1.000 con, sau hơn 50 ngày, trừ chi phí, thu về 20,30 triệu đồng.

Tiền lãi cao, gà bán chạy nên nhà nhà, người người nuôi gà. Gà tràn xuống đường, gà leo lên cây, gà ra bờ ruộng, đâu đâu cũng vướng gà. Tuy nhiên, chăn nuôi không phải lúc nào cũng thuận, năm 2007, gà mắc bệnh cúm gia cầm, chết hàng loạt.

“Lúc đó, cán bộ huyện, xã phải phân nhau đi tiêu hủy gà chết, rồi tiêu độc khử chuồng, vất vả đêm ngày mà vừa làm vừa thương bà con. Nhiều hộ bao vốn liếng đổ hết vào gà, giờ gà lăn ra chết, mang hết cả sổ đỏ đi vay ngân hàng để trả nợ. Chuyện gà mổ sổ đỏ từ căn nguyên buồn đó”- anh Đông giải thích.

Sau trận đại dịch, Yên Thế cơ cấu lại ngành chăn nuôi, trong có chủ lực là con gà. Lúc này huyện đi sâu vào chất lượng, xây dựng thương hiệu, cơ cấu lại giống, tổng đàn và đặc biệt quan tâm phòng chống dịch bệnh, thị trường; không để bà con nuôi tràn lan, tự phát như trước.

{keywords}

Gà đồi Yên Thế được nuôi thả hoàn toàn tự nhiên trên đồi nên mã đẹp, thịt chắc, thơm ngon.

Ngay như Đồng Tâm, vựa gà của huyện cũng chỉ nuôi ở quy mô khoảng 200- 250 nghìn con/năm. Những hộ nào có kinh nghiệm, kỹ thuật, vườn đồi rộng mới được xã tư vấn vào đàn nhiều để tránh rủi ro.

{keywords}
{keywords}

Một vài năm vực dậy sau đợt dịch, Yên Thế thành công trong việc xây dựng thương hiệu “Gà đồi Yên Thế” nức tiếng cả nước. Mới đây, sản phẩm từ thịt gà, giò gà của huyện đạt chuẩn OCOP 4 sao. Con gà thực sự làm thay đổi đời sống kinh tế của bà con, là con làm giàu, con xóa đói giảm nghèo và không còn là con mổ sổ đỏ nữa.

{keywords}
{keywords}

Huyện Sơn Động vừa đấu giá quyền sử dụng đất ở gần 100 lô đất ở tại xã Dương Hưu. Giá mỗi lô đất hơn trăm mét vuông cả tỷ bạc, mà chỉ đấu một lần là xong. Anh cán bộ Phòng Tài chính huyện bảo: Trước đất ở đây cho không đắt, chỉ mong bà con đến khai hoang lập nghiệp, giờ đường sá mở ra, đất thành đất vàng. Mà trong số người mua, đa phần là người địa phương. Tất cả từ cây keo mà ra!

Cây keo ở Dương Hưu lôi cuốn chúng tôi từ câu chuyện về thị trường bất động sản. Dọc hai bên đường, thấp thoáng những ngôi nhà xây kiểu biệt thự xen lẫn những đồi keo xanh thắm.

{keywords}

Từ trồng keo, gia đình ông Nguyễn Xuân Hưởng- thôn Mục có điều kiện nuôi hai con học đại học và xây nhà cao tầng khang trang.

Phó Bí thư Đảng ủy- Chủ tịch UBND xã Lưu Xuân Giang cho biết: Trước đây, người dân Dương Hưu vẫn trồng keo nhưng nhỏ lẻ, chưa tạo thành chuỗi nên giá trị không cao. Đảng ủy xã nhiều lần họp bàn, xác định thế mạnh của địa phương vẫn là trồng rừng, phát triển kinh tế vườn rừng bằng cây keo nhưng phải trồng quy mô lớn để vừa phủ xanh đất trống đồi núi trọc vừa khai thác giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho bà con.

{keywords}
{keywords}

Từ chủ trương của Đảng ủy, gia đình cán bộ đảng viên nhận trồng trước, ít nhất mỗi hộ 1 ha, sau nhân ra toàn xã, có hộ nhận trồng tới 20 ha. Khi đã tạo thành phong trào, cả xã trồng thì các dịch vụ ăn theo cây keo cũng phát triển mạnh.

{keywords}

Ở Dương Hưu, trên đồi, bên đường, vườn nhà, đâu đâu người dân cũng trồng keo.

- Đơn cử như gia đình neo người, muốn phát cỏ cả đồi keo thì chỉ cần a lô là có nhóm chuyên làm thuê. Muốn thu hoạch thì sẵn xe tải, người cắt xén, bốc vác tại chỗ. Muốn sơ chế thì có sẵn các xưởng băm gỗ, công nhân bóc vỏ…Cả xã có 100 xe tải, mỗi xe kéo theo 6- 8 lao động. Các xưởng cân, thu mua, sơ chế đều có hàng chục lao động thời vụ. Cứ chịu khó làm, mỗi người “bám” theo cây keo cũng có vài trăm nghìn đồng mỗi ngày. Hoặc nếu bí tiền đi ăn cỗ, cứ chặt cây keo bán là có tiền - Anh Giang vui vẻ cho biết.

{keywords}
{keywords}

Hiện số gia đình có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ cây keo ở Dương Hưu không phải là hiếm. Theo đó, như lời Chủ tịch xã bật mí, có thời điểm, người dân trong xã gửi tiết kiệm hơn 100 tỷ đồng, là một trong những xã, thị trấn gửi tiền vào ngân hàng nhiều nhất huyện Sơn Động.

{keywords}
{keywords}

Các dịch vụ theo từ cây keo.

*

Ánh nắng chiều xiên qua những đồi keo khiến hoàng hôn ở vùng cao thật yên bình. Những chiếc xe tải chở ván răm, chở gỗ keo nối đuôi nhau về xưởng. Mấy thanh niên đi phát cỏ, thu hoạch gỗ đã về. Họ tranh thủ ghé quán vịt quay, thịt nướng thơm lừng bên đường mua về chiêu đãi gia đình, khép lại một ngày lao động miệt mài để chuẩn bị tiếp tục cho ngày mai tươi sáng hơn./.

(Còn nữa)

THU HƯƠNG - HỮU TRÌNH
NGỌC NHI
son-sat-mot-niem-tin-bai-3-“co-dang-cuoc-doi-no-hoa”.bbg

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...