Lễ hội xuống đồng của đồng bào các dân tộc huyện Sơn Động
Lễ hội do UBND huyện chỉ đạo UBND xã An Lạc chủ trì, phối hợp với các xã Vân Sơn, Hữu Sản, Lệ Viễn, Vĩnh An tổ chức.
Đồng bào các dân tộc thực hiện nghi thức xuống đồng. |
Huyện Sơn Động có hơn 80 nghìn nhân khẩu, 30 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó cộng đồng người Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Chí chiếm số đông, có nhiều nét văn hóa đặc sắc. Trong đồng bào còn lưu giữ được nhiều nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc, trong đó có lễ hội xuống đồng.
Lễ hội xuống đồng là dịp để đồng bào các dân tộc giao lưu văn hoá, tăng cường mối đoàn kết. Đồng thời tạo không gian sinh hoạt văn hóa tinh thần vui tươi, lành mạnh, góp phần gìn giữ nét đẹp truyền thống, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Lễ hội xuống đồng hay còn gọi là lễ hội lồng tồng, cầu mùa, là sinh hoạt văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc nhằm gắn kết cộng đồng, thể hiện khát vọng của người dân trong sự hoà hợp âm dương, trời đất. Mỗi sản vật được bà con dâng lễ như: Gà, xôi, bánh dầy, hoa quả, bánh kẹo… bày tỏ biết ơn trời đất, các vị tiền nhân, thánh thần đã phù hộ, che chở cho nhân dân có mùa màng bội thu, cuộc sống yên bình, no ấm, hạnh phúc.
Sau phần lễ cúng là nghi thức rước lễ và các trò chơi đập niêu, ném còn, đi cà kheo, bịt mắt bắt vịt...
Dưới đây là một số hình ảnh, clip tại lễ hội:
Đồng bào dân tộc Dao, xã Vân Sơn rước lễ. |
Nghi lễ xuống đồng diễn ra trước sự chứng kiến của đông đảo nhân dân các dân tộc. |
Tra hạt cầu mong mùa màng tốt tươi. |
Trò chơi đập niêu tại Lễ hội. |
Trò chơi bịt mắt bắt vịt được đông đảo nhân dân tham gia và cổ vũ. |
Tin, ảnh, clip: Mai Toan
Ý kiến bạn đọc (0)