Page 86 - THAM LUẬN HỘI THẢO BÁO ĐẢNG CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ PHÍA BẮC LẦN THỨ 29, NĂM 2024
P. 86
Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ 29, năm 2024
“Báo Đảng tuyên truyền cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”
Báo Sơn La tuyên truyền về xây dựng, phát triển
vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp
chế biến, xuất khẩu
Tham luận của Báo Sơn La
Tiềm năng của Sơn La:
Sơn La là tỉnh miền núi, biên giới, có diện tích tự nhiên 14.109 km², với trên
274 km đường biên giới giáp tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Bang, nước Cộng
hòa Dân chủ nhân dân Lào; dân số trên 1,3 triệu người với 12 dân tộc cùng
sinh sống. Sơn La nằm ở trung tâm của khu vực Tây Bắc, kết nối giao thương
thuận lợi với các tỉnh Điện Biên, Hòa Bình, Yên Bái, Lai Châu... Tỉnh có 408.970
ha đất nông nghiệp, chiếm 28,98% diện tích đất tự nhiên, có 2 cao nguyên Mộc
Châu và Nà Sản địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai phì nhiêu thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp, cây ăn quả; có 40.000
ha mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La và thủy điện Hòa Bình thuận lợi cho
nuôi trồng thủy sản và du lịch.
Phát huy tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai, tỉnh Sơn La đã
thực hiện chương trình phát triển vùng cây trồng nguyên liệu, cây ăn quả
phục vụ chế biến và xuất khẩu. Hiện nay, tại tỉnh Sơn La đã hình thành các
vùng cây công nghiệp được trồng tập trung làm nguyên liệu cho nhà máy
chế biến và xuất khẩu. Điển hình là vùng chè 5.863 ha, sản lượng ước đạt
56.177 tấn chè búp tươi. Vùng trồng tập trung tại các huyện: Mộc Châu, Vân
Hồ, Thuận Châu, Yên Châu và Bắc Yên. Sản phẩm sau chế biến chủ yếu là
trà xanh, trà đen. Vùng cà phê Arabica hơn 20.926 ha (lớn nhất cả nước), sản
lượng đạt trên 215.000 tấn quả tươi. Vùng trồng tập trung tại các huyện: Mai
Đơn vị tổ chức
Đơn vị tham luận
86 Báo Bắc Giang Bắc Giang, tháng 10/2024 Báo Sơn La