Một trang trại 20.000 con lợn thành ổ dịch tả lợn châu Phi lớn nhất nước
Theo ông Trần Văn Quang - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai, Đồng Nai là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước, tại huyện Trảng Bom, chỉ tính riêng 2 huyện Vĩnh Cửu và Trảng Bom đã có 15 xã phát hiện dịch tả lợn Châu Phi.
Một điểm tiêu hủy heo tại ấp Tân Đạt, xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. |
Đặc biệt, Đồng Nai đã ghi nhận ổ dịch lớn nhất từ trước đến nay tại trại lợn của Công ty chăn nuôi lợn Phú Sơn (huyện Trảng Bom) với tổng đàn gần 20.000 con. Đây là ổ dịch quy mô rất lớn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai đã báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT. Cục Thú y sẽ làm việc với Đồng Nai, bàn phương án xử lý vấn đề này.
Chiều 24-6, Cục Thú y, cho biết, thống kê đến ngày 23-6-2019, bệnh dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 4.401 xã, 459 huyện của 60 tỉnh, thành phố, gồm:
Hà Nội, Hà Nam, Điện Biên, Ninh Bình, Nam Định, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, TT Huế, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đắk Nông, Đồng Nai, Bình Phước, Hậu Giang, Hà Giang, Vĩnh Long, Bình Dương, An Giang, Đồng Tháp, Tuyên Quang, Gia Lai, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Cà Mau, Bạc Liêu, Tiền Giang, Bình Định, Kon Tum, Trà Vinh, Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Long An, Phú Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu và Lâm Đồng.
Theo ông Nguyễn Văn Long - Trưởng phòng Dịch tễ (Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và PTNT) khẳng định: Tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi đến thời điểm này đã là 2.827.498 con. Số liệu này là chưa đầy đủ, bởi dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, công tác thống kê rất vất vả, phức tạp".
Về nguy cơ dịch bệnh lan rộng, ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho biết: Dịch tả lợn châu Phi thực tế đã xâm nhập vào các trang trại lớn và "đã có những trang trại lớn với 5.000 con, 7.000 con bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi được chôn im re không công bố".
Ông Cao Trí Công cho rằng, công tác hỗ trợ tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu phi đang gặp nhiều vướng mắc và có nguy cơ làm thâm hụt nguồn quỹ dự phòng của địa phương do số lợn buộc phải tiêu hủy quá lớn và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Theo Lao động
Ý kiến bạn đọc (0)