Lạng Giang: Tiêu hủy 331 con lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại một trang trại
Đàn lợn nhà ông Hoan chết la liệt. |
Theo chủ trang trại, trước đó vài ngày khi lợn có biểu hiện ốm, ông Hoan đã báo cáo chính quyền địa phương và được cơ quan chức năng lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, kết quả dương tính với bệnh DTLCP.
Xã Hương Sơn huy động lực lượng quân đội tham gia chôn hủy lợn bệnh. |
Ngay sau có kết quả quả xét nghiệm, chính quyền địa phương đã phối hợp với cơ quan chức năng của huyện Lạng Giang, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và PTNT), đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn… tiến hành làm các thủ tục cần thiết để tiêu hủy đàn lợn theo quy định.
Do số lợn chết quá lớn trong cùng một thời điểm nên tới 22 giờ ngày 27-5 các lực lượng mới tiêu hủy xong.
Vì số lợn chết quá lớn nên lực lượng chức năng phải tiến hành chôn hủy trong đêm mới kịp. |
Bà Hoàng Thị Như Quỳnh, cán bộ thú y xã Hương Sơn cho biết, xã có 487 hộ chăn nuôi lợn với tổng đàn hơn 10,8 nghìn con. Trong đó có 22 trang trại, gia trại chăn nuôi lợn từ 100 đến gần 1.000 con.
Đến thời điểm này, xã Hương Sơn đã buộc phải tiêu hủy hơn 2,1 nghìn con lợn các loại do mắc dịch bệnh.
*Trước tình hình DTLCP ngày càng lan rộng, trong khi các đia phương còn nhiều hạn chế trong phòng, chống dịch, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có công văn đề nghị UBND các huyện, TP tập trung thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để kiểm soát, khống chế dịch bệnh đạt hiệu quả hơn.
Theo đó, tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh để xử lý kịp thời, nhất là đối với các trang trại, gia trại chăn nuôi lợn, tránh trường hợp trục lợi chính sách của Nhà nước; thông báo bộ phận tiếp nhận thông tin để người dân nắm được kênh báo cáo dịch bệnh tại địa phương; khi xử lý phải có biên bản xác minh, biên bản chôn hủy theo quy định.
Tuyệt đối không để tình trạng người dân có lợn ốm, chết báo cáo mà không có cán bộ đến kiểm tra, xác minh.
Công văn cũng yêu cầu, việc chôn hủy lợn bệnh cần thực hiện nhanh chóng, dứt điểm đối với đàn lợn nghi mắc bệnh DTLCP và tuyệt đối không để người dân tự ý chôn hủy lợn ốm, chết. Quản lý chặt chẽ việc chôn hủy lợn, không để xảy ra tiêu cực.
Các địa phương cần huy động lực lượng dân quân tự vệ và các lực lượng khác tham gia phòng, chống dịch, vệ sinh môi trường và chôn hủy lợn....
Ý kiến bạn đọc (0)