Độc đáo Lễ Giáng sinh ở nước Nga
Màn pháo hoa đêm Noel trên đất nước Nga. |
Nhiều nghi lễ được tổ chức trong đêm Giáng sinh bao gồm: Nghi lễ Giờ Hoàng gia (Royal Hours), lễ cầu kinh chiều (Vespers) kết hợp với Thánh lễ (Divine Liturgy). Sau giờ dự lễ, mọi người trở về nhà thưởng thức bữa tiệc đêm Giáng sinh (Holy Supper)-bữa tiệc thiêng liêng.
Một số gia đình sau đó quay lại nhà thờ dự lễ cầu kinh đêm (All-Night Vigil). Thánh lễ trong lễ Thánh Đản được tổ chức vào sáng sớm hôm sau tại nhà thờ. Các thành viên trong gia đình và hàng xóm ngồi quây quần bên nhau từ nhà này sang nhà khác, cùng hát khúc hát Giáng sinh và dành cả ngày hôm ấy thưởng thức các món ăn truyền thống.
Lý do chọn ngày 7-1 kỷ niệm lễ Giáng sinh
Ông già tuyết nước Nga độc đáo với cây quyền trượng. |
Vào năm 46 trước công nguyên, vua Julius Caesar ủy quyền cho nhà thiên văn học Sosigenes nghiên cứu và sáng chế ra một phương pháp tính thời gian tin cậy. Kết quả là bộ lịch Julius đã ra đời và được sử dụng rộng rãi trong 1.500 năm. Thời gian này, tháng 2 có 30 ngày trong thời gian 4 năm. Tuy nhiên bộ lịch này vẫn dài hơn 11 phút và 14 giây so với dương lịch, do vậy 10 ngày được tích vào năm 1580.
Vào năm 1582, Giáo hoàng Gregory đệ XIII đã chỉnh lại khoảng chênh lệch giữa lịch mặt trời và bộ lịch này bằng cách trừ 10 ngày trong tháng 10, tháng có ít ngày nhất theo cách tính của giáo hội La Mã. Từ đó, bộ lịch của ngài được biết đến với tên gọi bộ lịch Gregory và được dùng trên toàn thế giới. Giáo hoàng Gregory còn thay đổi thêm một vài chi tiết sao cho bộ lịch chỉ dài hơn 26,3 giây so với năm dương lịch.
Bộ lịch của Giáo hoàng Gregory rất chính xác và phải đến năm 4316 mới tích thêm được 1 ngày dương lịch. Dù người Nga dùng bộ lịch của Giáo hoàng Gregory, các nhà thờ chính thống vẫn dùng bộ lịch Julius cũ để kỷ niệm những sự kiện tôn giáo. Các nhà thờ cũng kỷ niệm lễ Advent (lễ mùa vọng) từ ngày 28-11 đến ngày 6-1.
Hình ảnh bữa tiệc Giáng sinh. |
Ẩm thực truyền thống của Nga
Thực phẩm luôn là một phần quan trọng trong các lễ kỷ niệm. Khi ngôi sao đầu tiên xuất hiện trên bầu trời và sau các nghi lễ nhà thờ, mọi gia đình thường quây quần tụ họp để tận hưởng “sochivo” hay “kutia” - món cháo truyền thống nấu từ lúa mạch hoặc gạo cùng với mật ong, hạt anh túc, hoa quả sấy và quả óc chó. Ngũ cốc mang biểu tượng cho hy vọng còn mật ong và hạt anh túc biểu trưng cho hạnh phúc và an lành.
Người Nga gọi đêm Giáng sinh với tên gọi Sochel’nik hoặc Sochevnik, lấy cảm hứng từ món cháo đặc biệt để chung trong một chiếc bát biểu tượng cho sự đoàn kết. Theo truyền thuyết, nếu bạn hất 1 thìa sochivo lên trần nhà và nó dính chặt, bạn sẽ có nhiều may mắn và một vụ mùa bội thu trong năm mới.
Bữa tiệc đêm Noel bắt đầu bằng nghi lễ cầu nguyện, thường từ người cha trong gia đình. Người mẹ ban phước cho các thành viên bằng cách dùng mật ong vẽ lên trán họ một cây thập tự. Mọi người chia bánh mỳ, nhúng vào mật ong và tỏi băm. Mật ong là biểu tượng cho những điều ngọt ngào trong cuộc sống còn tỏi là biểu trưng cho những điều đắng cay.
Xưa kia thường không có món ăn từ thịt mà thay vào đó là 12 món chay đại diện cho 12 Sứ đồ trong đêm Noel. Món súp củ cải đỏ chay hoặc “solyanka” được phục vụ kèm salat, hoa quả sấy, khoai tây, đậu. Sauerkraunt là món chính trong bữa tiệc Giáng sinh có thể ăn kèm quả việt quất, thì là, cà rốt nghiền và hành.
Tấm bưu thiếp cổ cho mùa Giáng sinh tại Nga. |
Ngoài những món truyền thống thì ẩm thực mùa Giáng sinh cũng mang những nét khác biệt trong mỗi gia đình. Sự đa dạng của các món ăn gắn liền với hình ảnh chiếc lò nướng kiểu Nga, một dụng cụ nhà bếp đa năng hỗ trợ các bà mẹ chuẩn bị bàn tiệc. Chiếc lò nướng này là một kiểu đặc biệt, lần đầu xuất hiện vào thế kỷ XV, được dùng để nấu cũng như phục vụ mục đích sưởi ấm trong các gia đình truyền thống của Nga, Ukraina là Belarus.
Ngoài ra, cần phải kể đến các tấm bưu thiếp trang trí. Hầu hết chúng được trình bày theo 1 mẫu truyền thống của Koliada: Mọi người đeo mặt nạ để “hù dọa” những điều xấu xa ám ảnh trong dịp kỷ niệm Giáng sinh và đón năm mới; những phong tục truyền thống này đến nay vẫn được duy trì.
Sau bữa tiệc, đặc biệt là không được rửa bát. Các gia đình mở quà Giáng sinh. Ông già Noel (tiếng Nga goiuj là Ded Moroz) cùng cô cháu gái Snegurochka - người giúp ông tặng quà cho trẻ nhỏ. Sau bữa tối, một vài gia đình đến nhà thờ tham dự nghi lễ nửa đêm và trở về nhà vào lúc 2-3 giờ sáng.
Ông già tuyết cùng thiên thần Sneugurochka. |
Ông già Noel nước Nga
Ông già Noel Santa Claus được gọi với cái tên Ded Moroz hoặc ông già Tuyết. Cùng với thiên thần Tuyết Snegurochka ông mang quà tặng cho trẻ nhỏ, đặt chúng dưới gốc cây thông Giáng sinh. Ông xuất hiện với quyền trượng, đeo boot dạ và điều khiển xe ngựa thay vì xe tuần lộc kéo.
Sau cuộc cách mạng năm 1971, Giáng sinh cùng nhiều nghi lễ kỷ niệm tôn giáo khác bị cấm trên toàn lãnh thổ của Nga. Mãi 75 năm sau đó vào năm 1992, lễ Giáng sinh mới được tổ chức như một phần của 10 ngày lễ chính thức vào dịp đầu năm mới.
Dù sao đi nữa, nước Nga vẫn bảo tồn nhiều truyền thống tôn giáo. Trẻ em quây quần quanh cây thông Noel và khi đèn sáng lên, ông già tuyết xuất hiện với những gói quà lấp lánh. Giống như một câu chuyện cổ tích, hãy một lần đón Giáng sinh trên đất nước Nga và tận hưởng những điều diệu kỳ.
Minh Thư
(Chuyển dịch theo Diana Rusu/Unspoken world)
Ý kiến bạn đọc (0)