Thứ bảy, 01/06/2024
Bắc giang 34 °C / 26 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Doanh nghiệp ngành may: Tiết kiệm năng lượng, nâng sức cạnh tranh

Cập nhật: 09:13 ngày 26/02/2020
(BGĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, các doanh nghiệp (DN) may mặc đã và đang tích cực áp dụng nhiều giải pháp để tiết kiệm nguồn năng lượng điện. Qua đây giúp các đơn vị giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế. 

Giảm chi phí đầu vào

Những năm qua, nhận thức được vai trò của tiết kiệm năng lượng trong sản xuất, nhiều DN ngành may mặc đã chủ động đầu tư mới thiết bị thay thế máy móc lạc hậu tiêu hao nhiều điện năng. Điển hình là Công ty cổ phần May Năm Châu, xã Đại Lâm (Lạng Giang). Đi vào hoạt động được hơn 6 năm, Công ty luôn chú trọng tiết kiệm nguồn năng lượng song hành với phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, thu nhập cho người lao động. 

{keywords}

Máy kiểm tra vải tự động tại Công ty cổ phần May Năm Châu (Lạng Giang).

Ông Trịnh Duy Doanh, Tổng Giám đốc Công ty chia sẻ: "Hằng năm, Công ty xây dựng kế hoạch kiểm toán nguồn năng lượng nhằm đánh giá, nhận xét và xây dựng chi tiết sơ đồ tiết kiệm nguồn năng lượng, nhất là điện năng". Hiện toàn bộ máy may cũ của Công ty đã được chuyển sang máy JUKI của Nhật Bản giúp giảm tiêu hao năng lượng; bóng điện, máy tính, điều hòa sử dụng sản phẩm tiết kiệm điện. Quá trình sản xuất của các dây chuyền bảo đảm thực hiện nghiêm quy trình 5S. Năm 2019, Công ty giảm hơn 200 triệu đồng tiền điện, thiết bị máy móc ít hư hỏng.

Cũng như Công ty cổ phần May Năm Châu, là đơn vị có quy mô sản xuất lớn trong ngành may mặc, mỗi năm Công ty cổ phần Tổng Công ty May Bắc Giang BGG (TP Bắc Giang) xuất khẩu từ 40-60 triệu USD giá trị sản phẩm. Chi phí cho điện năng rất lớn, trung bình mỗi tháng đơn vị đóng gần 500 triệu đồng tiền điện. Theo ông Phạm Văn Thao, Tổ trưởng tổ Cơ điện, hai năm qua, DN bố trí hàng trăm tỷ đồng chuyển đổi máy móc sang động cơ điện tử, tự ngắt điện khi quá tải. Công ty tập trung cải tạo hệ thống chiếu sáng tại các xưởng. 

Cụ thể, tháng 9-2019, đơn vị chuyển đổi hơn 3 nghìn bóng đèn huỳnh quang sang đèn Led tại 50 dây chuyền may. Thực hiện chế độ ngắt điện trong khoảng thời gian công nhân nghỉ trưa... Kết quả, năm 2019, DN đã tiết kiệm gần 2 tỷ đồng tiền điện so với trước kia.


Để tăng sức cạnh tranh, giảm giá thành sản phẩm, các DN may khác trên địa bàn tỉnh như: Công ty TNHH Việt Pan Pacific (TP Bắc Giang); Công ty cổ phần May xuất khẩu Hà Phong (Hiệp Hòa); Công ty cổ phần Tổng Công ty may Bắc Giang LGG (Lạng Giang); Công ty cổ phần Tổng Công ty may Bắc Giang LNG (Lục Nam)… cũng đang áp dụng nhiều giải pháp khác nhau, trong đó tiết kiệm năng lượng là giải pháp hiệu quả nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế.

Đẩy mạnh tự động hóa

Toàn tỉnh hiện có 120 DN may. Các đơn vị may đã chú trọng nghiên cứu, đưa ra nhiều cải tiến công nghệ, biện pháp quản lý sản xuất nhằm giảm thiểu tối đa mức tiêu hao năng lượng (chi phí đầu vào). Tuy nhiên, phần lớn các DN may có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu dẫn tới tiêu hao năng lượng lớn, tính cạnh tranh chưa cao.

Năm 2019, toàn tỉnh có 10 DN may, sản lượng điện tiêu thụ từ 1 triệu kWh/năm trở lên tham gia ký kết triển khai chương trình điều chỉnh phụ tải điện, sản lượng điều chỉnh hơn 5 nghìn kWh. Đến thời điểm hiện nay, các DN đang tiếp tục đăng ký tham gia chương trình với mức điều chỉnh dự kiến lớn hơn năm trước.

Để các đơn vị thực hiện hiệu quả việc tiết kiệm điện, Sở Công Thương cùng Công ty Điện lực Bắc Giang, Hiệp hội DN tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; hướng dẫn các DN may xây dựng mô hình quản lý, kế hoạch kiểm toán và quy trình tiết kiệm năng lượng. 

Riêng đối với DN may có sản lượng điện tiêu thụ từ 1 triệu kWh/năm trở lên tham gia ký kết và thực hiện nghiêm chương trình điều chỉnh phụ tải điện.

Theo ông Nguyễn Đức Hoàn, Trưởng phòng Quản lý năng lượng (Sở Công Thương), thời gian tới, Sở cùng với đơn vị liên quan tổ chức tập huấn kiến thức về sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn điện cho các DN trên địa bàn. Đôn đốc các DN cử cán bộ chuyên môn đi học lấy chứng chỉ người quản lý năng lượng do Bộ Công Thương cấp; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo sử dụng điện của đơn vị về Sở theo định kỳ.

Với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng và kim ngạch xuất khẩu, ngành may mặc đang khẳng định vị thế lớn trong ngành công nghiệp của tỉnh. Bên cạnh những nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn, mỗi DN phải tự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ đó chủ động đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, tự động hóa. 

Đối với DN có hệ thống máy móc cũ cần thực hiện kiểm soát năng lượng, bảo dưỡng phòng ngừa hướng đến tiết kiệm điện và vận hành linh hoạt theo tải… Biện pháp xây dựng hệ thống pin năng lượng mặt trời cũng đang được cơ quan chức năng khuyến khích DN áp dụng giúp tiết kiệm điện năng, bảo vệ môi trường, giảm áp lực cho ngành điện.

102 triệu USD hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng
Ban Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB) vừa duyệt khoản vay 102 triệu đô la Mỹ (USD) cho Chính phủ Việt Nam để hỗ trợ nỗ lực của các doanh nghiệp công nghiệp (DNCN) áp dụng công nghệ và giải pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL).
Sớm đạt mục tiêu tiết kiệm năng lượng
Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTKHQ) được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17-6-2010, có hiệu lực từ ngày 1-1-2011, đã tạo sự chuyển biến tích cực trong sử dụng năng lượng ở nước ta. Sau sáu năm triển khai, công tác tiết kiệm năng lượng (TKNL) đã đạt nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên bên cạnh đó cũng bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, cần sự nỗ lực của các cấp, ngành để Luật này thật sự đi vào cuộc sống.
Singapore thúc đẩy sử dụng điện năng từ năng lượng Mặt Trời
Hiện tại, hơn 95% lượng điện năng của Singapore được sản xuất từ khí tự nhiên, các nguồn sản xuất điện năng khác từ dầu và than đá trong khi năng lượng Mặt Trời chưa đến 1% tổng nhu cầu năng lượng.
Pin năng lượng mặt trời mới tạo ra điện và nước sạch
Điện và nước sạch là hai trong số những nhu cầu lớn nhất của thế giới – và các nhà khoa học tại Ả Rập Xê-út có lẽ đã tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
Anh thử nghiệm đường tàu năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới
Trại quang năng 30 kW mới đi vào hoạt động ở Hampshire (Anh) sẽ giúp giảm chi phí vận hành và lượng phát thải carbon cho tuyến đường sắt Wessex.
Việt Nam “rộng cửa” đón dòng vốn đầu tư vào năng lượng từ Hoa Kỳ
(BGĐT)-Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng, trong giai đoạn hiện nay vấn đề năng lượng cho đất nước đặc biệt được quan tâm và cần nhiều giải pháp để đáp ứng yêu cầu. Điều này rất thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm hiểu môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Tăng cường hợp tác lĩnh vực năng lượng và công nghiệp giữa Việt Nam - UAE
Chiều 28-3, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tiếp ngài Suhail Mohamed Faraj Al Mazrouei, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Công nghiệp Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam trong hai ngày 27 đến 28-3.

Hoàng Phương 

Chia sẻ:
doanh-nghiep-nganh-may-tiet-kiem-nang-luong-nang-suc-canh-tranh.bbg

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...