Chú trọng phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản
Chủ động thực hiện các biện pháp PCD, ngăn ngừa sự phát sinh của các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn. Ảnh minh họa. |
Kế hoạch nhằm chủ động thực hiện các biện pháp PCD, ngăn ngừa sự phát sinh của các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn, hạn chế mức thấp những thiệt hại do dịch bệnh xảy ra, góp phần sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định, bền vững.
Khi chưa có dịch xảy ra, kiện toàn, duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo PCD động vật các cấp. Các địa phương chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch PCDB gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2024. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện PCDB gia súc, gia cầm, động vật thủy sản, tiêm phòng; kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc và đề xuất giải pháp khắc phục bảo đảm đạt hiệu quả trong PCDB.
Kiểm tra các hoạt động trong công tác PCDB để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm. Tổ chức tuyên truyền thường xuyên về thú y, cơ chế, chính sách hỗ trợ người chăn nuôi; tuyên truyền về các biện pháp PCD gia súc, gia cầm và thủy sản. Tổ chức tập huấn về giám sát, xác minh, xử lý ổ dịch và khả năng PCDB cho người chăn nuôi.
Triển khai tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm thực hiện 2 đợt tiêm phòng chính: Đợt 1 từ tháng 3 đến tháng 5/2024; đợt 2 từ tháng 8 đến tháng 10/2024 và thường xuyên thực hiện các đợt tiêm phòng bổ sung đối với gia súc, gia cầm đủ điều kiện tiêm phòng.
Phấn đấu trên 80% đàn lợn nái, đực giống trong diện tiêm được tiêm phòng vắc xin Tai xanh, Dịch tả lợn cổ điển, lở mồm long móng; 80% đàn trâu bò trong diện tiêm phòng được tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng, Viêm da nổi cục trâu bò; 80% đàn gia cầm trong diện tiêm được tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm; 80% đàn chó, mèo trong diện tiêm được tiêm phòng vắc xin Dại. Đối với các bệnh khác, các huyện, thành phố căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tiêm cho đàn vật nuôi theo quy định.
Khi có dịch bệnh xảy ra, các địa phương tập trung chỉ đạo PCD theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT và các Kế hoạch của tỉnh đã ban hành. Riêng đối với các bệnh mới chưa được bổ sung vào danh mục hoặc bệnh chưa xác định được nguyên nhân, Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp UBND các huyện, thành phố triển khai các biện pháp điều tra, khoanh vùng, dập dịch kịp thời; đồng thời báo cáo, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt cấp kinh phí mua vật tư đáp ứng yêu cầu công tác chống dịch theo quy định.
Đối với bệnh cúm gia cầm, hỗ trợ những hộ chăn nuôi có quy mô dưới 2.000 con/hộ; những trang trại đã tham gia xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Đối với bệnh lở mồm long móng, hỗ trợ những hộ chăn nuôi quy mô dưới 20 con/hộ đối với mỗi loại lợn, trâu, bò và dê. Đối với bệnh dại động vật, hỗ trợ đối với các hộ nuôi chó, mèo.
Đối với viêm da nổi cục trâu bò, hỗ trợ những hộ chăn nuôi trâu, bò quy mô từ 05 con/hộ trở xuống. Các đối tượng còn lại người chăn nuôi chủ động tự tiêm phòng vắc xin bắt buộc theo quy định. Đối với hóa chất thực hiện tiêu độc khử trùng và tuyên truyền, giám sát dịch bệnh được thực hiện đối với các hộ chăn nuôi và các hộ, các điểm có hoạt động liên quan đến chăn nuôi.
Ý kiến bạn đọc (0)