Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Cao Thượng (Tân Yên)
Thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. |
Theo đó, phạm vi nghiên cứu bao gồm diện tích của thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Ranh giới nghiên cứu được giới hạn phía Bắc giáp xã Phúc Hoà và xã Liên Sơn; phía Nam giáp xã Việt Lập và xã Liên Chung; phía Đông giáp xã Hợp Đức; phía Tây giáp xã Cao Xá.
Diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 944ha. Dân số đến năm 2030 khoảng 18.000 người, đến năm 2040 khoảng 22.000 người.
Về tính chất, thị trấn Cao Thượng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thể thao, giáo dục của huyện Tân Yên, là khu vực phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch sinh thái, văn hóa, vui chơi giải trí. Là đô thị hiện đại, năng động có vai trò tạo động lực phát triển kinh tế xã hội khu vực trung tâm huyện Tân Yên và các xã lân cận.
Về các khu vực phát triển, không gian thị trấn Cao Thượng được quy hoạch thành 3 khu vực phát triển. Cụ thể, khu số 1 (khoảng 695ha), không gian đô thị hiện hữu, định hướng phát triển lan tỏa một phần không gian đô thị về khu vực phía Đông, là trung tâm chính trị, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao; là trung tâm đô thị hiện hữu và đô thị mới phía Đông, là khu vực phát triển thương mại dịch vụ, công nghiệp. Quy hoạch và đầu tư phần mở rộng khu vực phía Đông bổ sung hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật còn thiếu và yếu cho không gian đô thị hiện hữu. Từng bước chỉnh trang mở rộng hệ thống giao thông trong khu vực dân cư hiện hữu.
Khu số 2 (khoảng 184ha) là khu vực cửa ngõ phía Đông Bắc của thị trấn Cao Thượng, là đô thị hiện hữu chủ yếu phát triển nông, lâm nghiệp và là quỹ đất dự trữ phát triển ở khu vực phía Đông Bắc. Định hướng quy hoạch xây dựng bổ sung các tiện ích hạ tầng xã hội, sân chơi công cộng. Xây dựng các tuyến đường mới, cải tạo và nâng cấp đường hiện trạng, bảo đảm an toàn giao thông để khu vực dân cư hiện trạng gắn kết với không gian đô thị mới phát triển bền vững và ổn định trong lâu dài.
Khu 3 (khoảng 65ha) là không gian phát triển nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển chủ yếu về nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản sử dụng công nghệ mới giúp cải thiện năng suất và tác động đến môi trường, tăng chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất.
Ý kiến bạn đọc (0)