Thứ hai, 20/05/2024
Bắc giang 31 °C / 24 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Xúc động chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), tối 8/5, tại làng Hoàng Trù (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An) và Trường Trung học phổ thông Chuyên Quốc học Huế (thành phố Huế, Thừa Thiên Huế) đã diễn ra cầu truyền hình chương trình nghệ thuật đặc biệt “Làng Sen nuôi chí lớn”.

Trong 79 mùa Xuân, Bác Hồ có 10 năm sống ở quê hương Nam Đàn (Nghệ An) và 10 năm sống ở cố đô Huế (từ năm 1895-1901 và từ năm 1906-1909).

Nếu Nam Đàn là nơi chôn nhau cắt rốn với truyền thống yêu nước, khoa bảng, đạo nghĩa nhân văn và khát vọng vươn lên, thì Huế là mảnh đất lưu dấu bao hoài niệm của tuổi ấu thơ gian truân, khó nhọc, cũng là nơi Người được gặp gỡ nhiều thầy giáo và các bậc trí giả lớn của thời đại.

Sân khấu ở 2 điểm cầu không dàn dựng quy mô, rực rỡ mà là một không gian phù hợp với phong cách bình dị, những năm tháng lặng thầm, đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời niên thiếu ở quê hương Nam Đàn và thành phố Huế.

Với tổng thời lượng khoảng 110 phút, “Làng sen nuôi chí lớn” gồm 3 phần: Phần 1 “Nếp nhà” tái hiện sự tác động của quê hương, gia đình trong việc hình thành nhân cách và chí hướng cách mạng của Người; phần 2 “Nỗi đau nước mất nhà tan” tập trung giới thiệu thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế, mà ở đó nỗi đau mất người thân, nỗi đau mất nước cộng hưởng; phần 3 “Khởi nguồn chí lớn” kể về giai đoạn năm 1901-1909 là khoảng thời gian quan trọng tạo nên sự phát triển nhận thức, hình thành nên bước chuyển trong tư tưởng cứu nước của Người, thông qua việc tiếp xúc với nhiều nhà nho yêu nước, các nhân sĩ tiến bộ.

Chương trình do Đài Phát thanh-Truyền hình Nghệ An cùng Đài Phát thanh-Truyền hình Thừa Thiên Huế phối hợp thực hiện, được tiếp sóng trên hơn 40 đài Phát thanh-Truyền hình trong cả nước.

“Làng Sen nuôi chí lớn” là mạch câu chuyện về thủa ấu thơ và thời niên thiếu được kể bằng âm nhạc và dữ liệu lịch sử, chúng ta hiểu rõ hơn những ảnh hưởng, đã tác động sâu sắc đến nhân cách, chí hướng và hoài bão to lớn trong chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc sau này.

Theo Nhân Dân

Chia sẻ:
xuc-dong-chuong-trinh-nghe-thuat-lang-sen-nuoi-chi-lon-105450.bbg

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...