Những giá trị tiềm năng của vùng bờ biển Việt Nam
Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.260km, vùng biển lớn đứng thứ 27 trong 157 quốc gia ven biển và các quốc đảo. Biển nước ta được thiên nhiên ban tặng tài nguyên phong phú, có giá trị kinh tế cao. Cùng với đó, nhiều bãi biển trải dài tạo nên những cảnh quan tuyệt đẹp, làm say đắm lòng người, níu chân du khách trong và ngoài nước.
Vượt qua bao khó khăn, khắc nghiệt của thời tiết, những con thuyền vẫn kiên cường ra khơi bám biển. |
Bình minh ở nơi cửa biển cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. |
Ngày mới ở Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. |
Đường ven biển tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, trở thành điểm nhấn thu hút du khách trong nước và quốc tế của thành phố du lịch này. |
Bờ biển trải dài tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp thiên nhiên ban tặng, làm say đắm du khách. |
Sau khi các thúng của ngư dân đánh bắt gần bờ trở về, những người phụ nữ làng chài gánh hải sản mang đi tiêu thụ. |
Ngoài bán hải sản ngay sau khi trở về, ngư dân cũng dành phần chế biến, phơi khô để phục vụ nhu cầu của một bộ phận khách hàng. |
Người dân ven biển làm mắm một số loại cá đánh bắt từ biển, tạo nên những sản phẩm nước mắm ngon nức tiếng. |
Muối cũng là sản phẩm mang lại giá trị kinh tế, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân sinh sống ở ven biển nhiều địa phương. Người dân ở tỉnh Phú Yên đang hấp muối hột. |
Trong những năm qua, Quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47-48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế thuần biển đạt khoảng 20-22% tổng GDP cả nước. Trong ảnh hoạt động xuất nhập khẩu tại cảng Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. |
Phát triển du lịch từ biển mang lại giá trị kinh tế rất cao cho các tỉnh, thành phố ven biển. Thậm chí, nhiều tỉnh miền trung, du lịch biển đóng góp phần lớn ngân sách, tạo công việc làm cho người dân. |
Ngư dân huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang bao đời sống nhờ nuôi trồng thủy sản trên biển. |
Vượt qua tất cả khó khăn, khắc nghiệt của thời tiết, ngư dân vẫn ra khơi, kiên cường bám biển. |
Theo Nhân Dân
Ý kiến bạn đọc (0)