Thứ hai, 20/05/2024
Bắc giang 29 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chính phủ lấy ý kiến về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Cập nhật: 13:04 ngày 21/09/2023
BẮC GIANG - Ngày 21/9, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc lấy ý kiến vào dự thảo Báo cáo kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội. Tại điểm cầu Trung ương, các đồng chí Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang đồng chủ trì.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương chủ trì tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang.

Trên cơ sở báo cáo kết quả rà soát, kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, hiệp hội liên quan, Bộ Tư pháp - Cơ quan Thường trực Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết 101/2023/QH15 đã tổng hợp, phân loại thành 24 phụ lục tương ứng với 24 nhóm lĩnh vực được yêu cầu rà soát.

{keywords}

Quang cảnh điểm cầu tỉnh Bắc Giang.

Tổng số văn bản quy phạm pháp luật đã được các cơ quan rà soát là 455 văn bản, gồm 61 luật, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; 195 nghị định của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 199 văn bản khác do các cơ quan T.Ư ban hành. Trong số này có 16 văn bản có quy định mâu thuẫn, chồng chéo; 93 văn bản có quy định bất cập hoặc vướng mắc, 1 văn bản (luật) còn “sơ hở”.

Đáng chú ý là các lĩnh vực trọng tâm còn có nhiều vướng mắc được các địa phương, người dân, doanh nghiệp kiến nghị gồm: Đấu thầu, đấu giá, quy hoạch, đầu tư công, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, ngân sách nhà nước, tài chính công, hợp tác công tư, xã hội hóa các dịch vụ công, đầu tư, môi trường, xây dựng, kinh doanh bất động sản, ngân hàng, tài chính, tự chủ tài chính, chứng khoán, trái phiếu, doanh nghiệp, giám định, định giá.

Tại đây, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan T.Ư và địa phương đã tập trung cho ý kiến đối với các lĩnh vực, nhất là những nội dung có mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, vướng mắc tại các luật, nghị quyết, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư.

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị rất nhanh, khẩn trương các báo cáo. Đối với Dự thảo Báo cáo đã nêu rõ nhóm nhiệm vụ trước mắt và nhóm nhiệm vụ lâu dài; nhóm giải pháp để xử lý kết quả rà soát và nhóm giải pháp chung cho công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật. Cùng đó nêu 4 nhóm kiến nghị, đề xuất.

Đồng chí lưu ý các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các đơn vị liên quan có trách nhiệm nghiên cứu, sử dụng kết quả rà soát tại Báo cáo này là nguồn dữ liệu đầu vào phục vụ cho việc nghiên cứu. Chủ động đề xuất xử lý (xác định lộ trình cụ thể) các nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Về hướng xử lý kết quả rà soát, đồng chí đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ nghiên cứu bổ sung đề xuất xử lý ngay những nội dung có mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, vướng mắc thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình đã được chỉ ra tại dự thảo Báo cáo và các Phụ lục kèm theo. Nhất là đối với các Luật đã được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, được xem xét thông qua hoặc cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023), gồm: Luật Đất đai; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật Nhà ở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản và tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024), gồm: Luật quy hoạch đô thị và Nông thôn; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.

Đối với văn bản có mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập chưa có trong chương trình, kế hoạch xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và năm 2024 thì tùy từng mức độ và yêu cầu để bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 hoặc đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 và những năm tiếp theo.

Đối với các kết quả rà soát về các lĩnh vực còn chưa thống nhất ý kiến giữa cơ quan rà soát, kiến nghị và cơ quan thực hiện quản lý nhà nước thì không thực hiện tổng hợp vào Báo cáo của Chính phủ để báo cáo Quốc hội. 

Giao các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu đối với kết quả rà soát về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình. Trường hợp xác định nội dung rà soát không chính xác, bất cập, vướng mắc không phải do quy định của pháp luật thì chủ động có hướng dẫn cho các bộ, ngành khác và địa phương thực hiện đúng quy định của pháp luật. Đối với các vấn đề tiếp tục chưa thống nhất ý kiến thì chủ động báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét, chỉ đạo.

Đối với các địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc thi hành pháp luật, tránh trường hợp vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật dẫn đến cách hiểu quy định của pháp luật có bất cập, vướng mắc.

Tin, ảnh: Tuấn Minh

Tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi các luật, nghị quyết được Quốc hội ban hành
BẮC GIANG - Ngày 6/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị toàn quốc lần thứ Nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV. Đồng chí Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội và các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đồng chủ trì.
Bắc Giang: Lấy ý kiến đóng góp vào các dự thảo luật
BẮC GIANG - Ngày 14/9,  Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Giang tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào các dự thảo luật: Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và Luật Căn cước công dân (sửa đổi). 
Lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thị xã Việt Yên và các phường thuộc thị xã
BẮC GIANG - Ngày 10/9, huyện Việt Yên tổ chức lấy ý kiến cử tri tại 17 xã, thị trấn về Đề án thành lập thị xã Việt Yên thuộc tỉnh Bắc Giang và thành lập các phường thuộc thị xã Việt Yên theo Nghị định số 66/2023/NĐ-CP của Chính phủ.
Chia sẻ:
chinh-phu-lay-y-kien-ve-ket-qua-ra-soat-he-thong-van-ban-quy-pham-phap-luat.bbg

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...