eMagazine
Thứ 7: 20:04 ngày 25/03/2023
Thứ 7: 20:04 ngày 25/03/2023
bacgiang-emagazine
{keywords}

Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng tổ chức vào tháng 2-1943 đã thông qua Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo. Đây là cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta về một nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng; khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Văn hóa soi đường cho quốc dân đi. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước.

{keywords}

Là cương lĩnh đầu tiên của Đảng về lĩnh vực văn hóa, ra đời trong bối cảnh đất nước lầm than, Đảng ta vẫn hoạt động bí mật, nhưng Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đã tỏa sáng, bởi tầm nhìn vượt thời đại và tính lý luận.

Ngược thời gian gần trăm năm từ nửa đầu thế kỷ XX, đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc bị nhiều xu hướng khác nhau chi phối. Không ít tri thức ảo tưởng với học thuyết Đại Đông Á của Nhật Bản, quan điểm “đồng chủng, đồng văn”, trong khi tư tưởng của nhiều nhà triết học phương Tây len vào đời sống xã hội cũng tạo ra những khúc quanh…, khiến giới văn chương, nghệ thuật rơi vào tình trạng loay hoay hoặc nệ cổ hoặc quay lưng với tư tưởng cũ, không tìm ra lối thoát. Cuộc khủng hoảng về tư tưởng, văn hóa tác động sâu sắc đến đời sống xã hội, kéo theo nhiều nguy cơ, đòi hỏi sự khai phóng về tư tưởng văn hóa.

Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo mang đến “làn gió mới” khơi thông những “rào cản” tư tưởng trong giới trí thức, văn nghệ sĩ. Về lý luận, Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đặt nền móng cho nhiều vấn đề căn cốt của văn hóa Việt Nam, như: Quan hệ giữa văn hóa, kinh tế, chính trị; chức năng của văn hóa, nghệ thuật; sự đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử… Từ đó thống nhất nhận thức tư tưởng trong giới tri thức, văn học, nghệ thuật.

{keywords}

Bản “Đề cương về văn hóa Việt Nam” do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo năm 1943.

{keywords}

“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đã khẳng định cuộc cách mạng văn hóa là sứ mệnh của toàn dân tộc, của mỗi người Việt Nam, đem lại một không khí mới cho văn hóa Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, hầu hết các trí thức, văn nghệ sĩ đã nhìn thấy con đường đi với nhân dân, phụng sự Tổ quốc là con đường lớn cho sự nghiệp và cuộc đời mình. Với thế giới quan, nhân sinh quan mới, nhân sĩ, trí thức văn nghệ sĩ một lòng hướng về với dân tộc, hướng về nhân dân trong sự cố kết cộng đồng để cùng cứu lấy nước, giữ lấy nhà, bảo vệ cho được các giá trị văn hóa dân tộc, phẩm giá, nhân cách con người Việt Nam. Tư tưởng cứu quốc khơi dậy khát vọng độc lập trong mỗi con người, trở thành sứ mệnh thiêng liêng dân tộc Việt Nam. Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đã trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết và nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ đã trở thành những người tiên phong xây dựng nền văn hóa mới.

Mặt khác, Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đã đề cập tính “cách mạng” của một nền văn hóa; chỉ ra những nhiệm vụ cần kíp “chống lại văn hóa phát xít phong kiến, thoái hóa, nô dịch, văn hóa ngu dân và văn hóa phỉnh dân” để “phát huy văn hóa dân chủ”…; đồng thời nêu cao tinh thần phục hưng văn hóa dân tộc. Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 với nhận thức văn hóa, bao gồm: Tư tưởng, học thuật, nghệ thuật là những thành tố có quan hệ biện chứng bổ sung cho nhau, vừa là nguồn lực, vừa là động lực để xây dựng nền tảng tinh thần xã hội. Văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) - cùng với làm cách mạng chính trị còn phải làm cách mạng văn hóa.

Từ những vấn đề nêu trên, có thể nhận định: Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 cho thấy tầm nhìn của Đảng ta không chỉ với cuộc cách mạng xã hội trong bối cảnh nửa phong kiến, nửa thuộc địa, mà còn tạo nền tảng, giá trị tinh thần cho xã hội tương lai. Hoàn toàn có thể khẳng định rằng: Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 chính là “kim chỉ nam” đưa đường, dẫn lối cho công cuộc xây dựng văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam.

{keywords}

Luận giải một cách sắc sảo tình hình tư tưởng văn hóa, xã hội Việt Nam, với tầm cao trí tuệ và lý luận, Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 nêu rõ 3 nguyên tắc: Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa. Sự nghiệp văn hóa là của toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; tính chất nền văn hóa Việt Nam là “dân tộc về hình thức, tân dân chủ về nội dung” và nhiệm vụ cần giải quyết của cách mạng văn hóa Việt Nam là “phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành được cuộc cải tạo văn hóa”. Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa là phương châm, định hướng cho một nền văn hóa mới, cũng là thái độ nhất quán của Đảng ta về văn hóa.

Dân tộc hóa là “chống mọi ảnh hưởng nô dịch, thuộc địa khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập”. Đây chính là khát vọng của con Lạc, cháu Hồng chống lại âm mưu đồng hóa của các thế lực phong kiến phương Bắc trước đây, cũng như những cuộc “xâm lăng văn hóa” trong thời hội nhập hiện nay. Bản sắc dân tộc tạo nên cốt cách văn hóa, bảo đảm cho sự trường tồn của quốc gia, dân tộc. Trong một thế giới phẳng toàn cầu hóa, việc bảo vệ độc lập về văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc đặc biệt mang nhiều ý nghĩa. Mặt khác, bản sắc dân tộc góp phần hình thành bản lĩnh, nội lực, tạo ra sức đề kháng để Việt Nam hội nhập mà không bị hòa tan. Khi văn hóa cắm rễ sâu vào truyền thống dân tộc, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa Việt Nam được thể hiện đậm nét, có sức lan tỏa trên trường quốc tế.

{keywords}

Đại chúng hóa là “chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đại chúng hoặc xa đông đảo quần chúng”. Đại chúng hóa là yêu cầu xây dựng một nền văn hóa mới hướng tới các giá trị phổ quát và khuyến khích được tư duy sáng tạo của các tầng lớp, các cộng đồng cư dân. Nói cách khác là xây dựng và phát triển nền văn hóa của quảng đại quần chúng; đồng thời, xóa bỏ mọi bất công trong phổ cập, sáng tạo và thụ hưởng các giá trị văn hóa. Mặt khác, gắn bó chặt chẽ với đời sống thực tiễn, văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, người dân là chủ thể trong sự vận động và phát triển của văn hóa. Cùng với văn hóa đại chúng là việc thúc đẩy tiếp thu, phát triển văn hóa tinh hoa, văn hóa bác học từ sự kết tinh của văn hóa đại chúng, tiêu biểu cho sức sáng tạo và tâm hồn người Việt Nam.

Khoa học hóa là “chống lại những gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ”. Tính chất khoa học là đặt mọi vấn đề của văn hóa trên cơ sở khoa học, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện phản khoa học, cản trở sự phát triển; đồng thời, đề cao tư tưởng, học thuật, phát triển các lĩnh vực khoa học, từ đó xây dựng một nền văn hóa tiên tiến với thế giới quan khoa học và những giá trị văn minh, hiện đại, tiến bộ. Trong thời đại của khoa học, công nghệ dưới sự tác động mạnh mẽ của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc tiếp thu các tư tưởng, thành tựu của văn minh nhân loại, qua đó nâng cao nhận thức, tư duy khoa học, năng lực sáng tạo để tạo ra những giá trị văn hóa mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Phương châm dân tộc, đại chúng, khoa học đã góp phần quan trọng định hình văn hóa Việt Nam, xây dựng một nền văn hóa mang bản sắc dân tộc và hình thành hệ giá trị người Việt Nam.

{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}

Từ khi Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đi vào đời sống xã hội, Đảng ta đã tổng kết thực tiễn xây dựng nền văn hóa mới qua các thời kỳ, các giai đoạn lịch sử: Cứu quốc và kiến quốc, đổi mới và hội nhập…; bổ sung hoàn thiện những vấn đề về lý luận; định hình đường lối phát triển văn hóa phù hợp với thực tiễn đất nước cũng như xu thế thời đại.

Đặc biệt, tinh thần, nội dung của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đã được lĩnh hội và phát triển tại Nghị quyết Trung ương 5 ngày 16-7-1998 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về "Xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã bổ sung, phát triển toàn diện đường lối xây dựng văn hóa Việt Nam phù hợp với thực tiễn đất nước trong giai đoạn mới và xu thế phát triển của thời đại, như: Quan niệm, vị thế, vai trò của văn hóa với sự phát triển của đất nước; các mục tiêu nhiệm vụ, giải pháp cơ bản xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng tầm văn hóa Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới.

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TƯ ngày 9-6-2014 về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước", với 6 nhiệm vụ trọng tâm là: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa; chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh: Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới; đồng thời chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới toàn diện nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước về văn hóa…”.

{keywords}
{keywords}
{keywords}

Phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam trong bối cảnh phát triển mới, tại Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (ngày 24-11-2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Trọng tâm xây dựng và phát triển văn hóa là xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; chú trọng mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị, văn hóa và kinh tế; xây dựng văn hóa trong Đảng và trong hệ thống chính trị; xây dựng văn hóa công chức, văn hóa công vụ, đặc biệt là đạo đức công vụ, chú trọng sự nêu gương của cán bộ, đảng viên. Đảng ta cũng đã xác định, chủ thể xây dựng và phát triển văn hóa là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo; đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ đóng vai trò quan trọng; nhấn mạnh đến phát huy tối đa các nguồn lực từ Nhà nước và xã hội, từ trong nước và nước ngoài để phát triển văn hóa.

Đồng thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định: Đứng trước những thời cơ và thách thức mới, yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng nước ta là phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là “nền tảng tinh thần”, “động lực phát triển”, và “soi đường cho quốc dân đi”; phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.

{keywords}

Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 như một mạch nguồn trong lòng văn hóa Việt Nam. Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cùng với việc tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Thủ đô; xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” đã xác định: Phát triển văn hóa Thủ đô xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước, trở thành nguồn lực phát triển mới cho Thủ đô.

Từ quan điểm “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, Đảng bộ thành phố Hà Nội luôn quán triệt sâu sắc nhận thức, đổi mới tư duy của Đảng về phát triển văn hóa, xây dựng con người. Nhận thức về vị trí văn hóa trong xã hội được phát triển qua từng giai đoạn đã chứng minh văn hóa, con người Hà Nội thực sự giữ vai trò nguồn lực nội sinh của sự phát triển, góp phần xây dựng văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội. Đây là nền tảng để xây dựng Thủ đô thực sự trở thành trung tâm văn hóa tiêu biểu của cả nước. Và, nhiệm vụ nặng nề phía trước là làm cho văn hóa thấm sâu vào các tầng lớp người dân cũng như các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, qua đó xây dựng đời sống tinh thần phong phú, tư tưởng đạo đức, lối sống cao đẹp, chứa đựng những giá trị truyền thống Việt Nam, văn hiến Thăng Long - Hà Nội và tinh hoa văn hóa nhân loại.

Mặt khác, Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định, trước những cơ hội, thách thức đặt ra trên con đường đổi mới, hội nhập, phát triển của Thủ đô và đất nước, nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người trở thành nguồn lực, sức mạnh mềm không chỉ của ngành văn hóa mà của mọi cấp, mọi ngành, mọi đoàn thể và mỗi người Hà Nội.

{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}

Thời gian tới, cùng với việc ưu tiên nguồn lực đầu tư bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, thành phố sẽ đầu tư tạo lập các giá trị văn hóa mới mang tầm thời đại, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô. Cùng với đó là khai thác hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở… gắn với phát triển du lịch văn hóa, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh mang bản sắc Thăng Long - Hà Nội; đồng thời, tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành công nghiệp văn hóa, thiết kế sáng tạo… và tạo cơ chế đặc thù thu hút, khai thác, sự dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội cho phát triển văn hóa. Đặc biệt, thành phố sẽ tập trung triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” để công nghiệp văn hóa Thủ đô cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.

Vấn đề với Thủ đô hôm nay là gìn giữ phát huy giá trị truyền thống cốt lõi của đất nghìn năm văn hiến và chọn lọc, chưng cất tinh hoa của văn minh nhân loại để làm giàu cho văn hóa Hà Nội, con người Hà Nội. Và để phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng Thành phố sáng tạo thì điều quan trọng nhất là hội tụ, phát huy nguồn lực nội sinh, năng lực sáng tạo, tinh thần Thăng Long - Hà Nội trong mỗi người.

***

Chặng đường 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, nhìn lại khó khăn, thách thức và thành tựu đạt được trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, của Thủ đô Hà Nội, có thể khẳng định những giá trị to lớn của việc Đảng ta sớm nhận định vị trí, vai trò và định hướng đúng về phát triển văn hóa. Văn hóa soi đường cho quốc dân đi. Văn hóa là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước; là nguồn lực - sức mạnh mềm quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đô.

{keywords}
{keywords}
{keywords}
Hà Nội Mới
xay-dung-phat-huy-gia-tri-van-hoa-con-nguoi-viet-nam.bbg

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...