Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm
Nhân viên y tế kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm tại cơ sở thực phẩm Thiên An (TP Bắc Giang). Ảnh tư liệu. |
Về vấn đề này, theo Ban chỉ đạo (BCĐ) liên ngành về ATTP tỉnh, công tác quản lý nhà nước về ATTP năm 2018 được triển khai thường xuyên vào tất cả các tháng trong năm trên phạm vi toàn tỉnh. Đặc biệt trong đó có các dịp cao điểm là Tết Mậu Tuất và lễ hội xuân 2018 từ tháng 1 đến hết tháng 3; Tháng hành động vì ATTP từ 14-4 đến 15-5, duy trì đến 30-6; Tết Trung thu từ 25-8 đến 25-9.
Chỉ tiêu, trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP sẽ được giao cụ thể; xử lý kịp thời, dứt điểm các điểm nóng về ATTP được dư luận xã hội, người tiêu dùng quan tâm, phản ánh. Tiếp tục thực hiện cơ chế khoán trách nhiệm cho người đứng đầu, trách nhiệm của cơ quan, doanh nghiệp, hộ gia đình trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về ATTP và khi để xảy ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc để xảy ra sự cố về ATTP. Đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu thực phẩm theo tiêu chuẩn VieetGAP gắn với tuyên truyền, vận động, giám sát ATTP và phát triển thị trường hàng hóa, đáp ứng cung - cầu thực phẩm an toàn theo chuỗi. Tăng cường truyền thông về ATTP theo hướng thay đổi hành vi và thực hành đúng về ATTP, tiếp tục công khai và duy trì có hiệu quả đường dây nóng, công khai cơ sở thực phẩm an toàn, công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm.
BCĐ liên ngành về ATTP các cấp quan tâm bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác kiểm tra ATTP cấp huyện, xã; tăng cường đầu tư trang thiết bị, hóa chất, test kiểm nghiệm chất lượng, vệ sinh ATTP để nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm tra, giám sát ATTP tại các cấp. Cải cách hành chính, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực ATTP, đăng ký, chứng nhận, cam kết bảo đảm ATTP theo quy định. Tổ chức quản lý, kiểm soát chặt chẽ cơ sở thực phẩm theo hướng “hậu kiểm” là chính, kiên quyết xử phạt các cơ sở vi phạm. Thực hiện nghiêm túc việc phê bình người đứng đầu địa phương, cơ quan, nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả của hệ thống giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi, cây trồng và dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm ở người từ tuyến tỉnh đến thôn, bản. Tăng cường giám sát mối nguy ô nhiễm đối với nhóm thực phẩm, sản phẩm thực phẩm sau thu hoạch, lưu thông, sử dụng theo lĩnh vực ngành được phân công quản lý. Định kỳ đánh giá chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt để có cơ sở khuyến cáo cho người tiêu dùng và truy xuất nguồn gốc, ngăn chặn các sản phẩm không an toàn. Bố trí đủ nguồn lực, sẵn sàng xử trí, can thiệp khi có dịch bệnh trên vật nuôi, các sự cố về ATTP, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân.
Kim Hiếu
Ý kiến bạn đọc (0)