eMagazine
Chủ nhật: 08:28 ngày 28/05/2023
Chủ nhật: 08:28 ngày 28/05/2023
bacgiang-emagazine
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}

Nghệ nhân Nguyễn Văn An (SN 1939), dân tộc Sán Dìu, quê ở thôn Bèo, xã Giáp Sơn (Lục Ngạn). Tuổi thiếu niên, ông An thấy các anh, chị lớn tuổi hay đến nhà mình học hát dân ca Sán Dìu (Sọng cô) do mẹ ông dạy, ông để ý nghe và học theo. Lớn lên, ông được mẹ truyền dạy, đồng thời vận động những người cùng lứa tuổi trong thôn đến học, đi hát giao duyên khắp các làng trong vùng và truyền dạy hát cho nhiều người trong, ngoài xã.

{keywords}

Ông Nguyễn Văn An trong niềm vui đón nhận danh hiệu cao quý Nghệ nhân Nhân dân.

{keywords}

Đồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và đại diện Cục Di sản văn hoá (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) trao danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân cho hai ông Nguyễn Văn An, Nguyễn Phú Hiệp và bà Đỗ Thị Khoa tại buổi lễ vinh danh.

Năm 2009, ông An vận động thành lập Câu lạc bộ (CLB) dân ca Sán Dìu ở xã Giáp Sơn - CLB dân ca đầu tiên của huyện Lục Ngạn, sau này lan tỏa ra nhiều xã khác. Đến nay, ông An truyền dạy cho khoảng 200 người biết dân ca dân tộc Sán Dìu. Từ năm 2009 đến năm 2012, huyện Lục Ngạn thành lập được 30 CLB dân ca các dân tộc ở các xã, trong đó 9 CLB dân ca Sán Dìu.

Nghệ nhân Nguyễn Văn An chia sẻ: "Dân ca Sán Dìu khó hát, không phải ai cũng hát được nếu không có năng khiếu và kiên trì rất dễ bỏ cuộc. Khi thể hiện, người hát phải luyến láy lên xuống, trầm bổng theo từng từ, từng câu của bài hát. Phải rèn giọng hát sao cho đúng bản sắc âm điệu, vần điệu của bài. Ngoài năng khiếu và kiên trì rèn luyện, để hiểu sâu sắc ý nghĩa của loại hình nghệ thuật này, người hát phải có trình độ nhất định về ngôn ngữ, vốn từ của dân tộc Sán Dìu vì những bài hát hầu hết dùng từ cổ".

{keywords}
{keywords}

Dù cao tuổi song ông An vẫn tích cực liên hệ, đến các địa phương có đồng bào dân tộc Sán Dìu sinh sống tổ chức các CLB đi hát giao lưu ở các tỉnh: Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Quảng Ninh. Nhờ vậy nhiều làn điệu dân ca đậm đà bản sắc dân tộc từng bị mai một, tưởng chừng biến mất đã được khôi phục, hồi sinh. Từ đây, nhiều CLB dân ca vùng đồng bào dân tộc thiểu số được thành lập. Cũng từ những cuộc giao lưu, hội thi, hội diễn, ông sưu tầm được nhiều bài hát dân ca cổ để truyền dạy cho mọi người.

{keywords}

Từ trái sang: Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Phú Hiệp, Nguyễn Văn An và Đỗ Thị Khoa (ngoài cùng bên phải) trò chuyện với đồng chí Trương Quang Hải - Giám đốc Sở Văn hoá, Thể Thao và Du lịch.

Hiện ông An là trưởng ban liên lạc CLB Dân ca các dân tộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Hằng năm, ông đứng ra mời chủ nhiệm các CLB về gặp mặt trao đổi, chia sẻ, rút kinh nghiệm để CLB hoạt động ngày càng hiệu quả, phát triển hơn nữa. CLB Dân ca các dân tộc huyện Lục Ngạn hoạt động tích cực, không ngừng phát triển, kết nạp được nhiều người trẻ tham gia sinh hoạt. Bên cạnh truyền dạy cho thế hệ trẻ thông qua các buổi sinh hoạt, giao lưu, ông còn trực tiếp truyền dạy nhiều lớp học hát dân ca Sán Dìu do các địa phương, đơn vị tổ chức.

Ông An chia sẻ, trở ngại lớn nhất trong truyền dạy dân ca Sán Dìu hiện nay đó là ở một số nơi, lớp trẻ không nói được nhiều tiếng dân tộc mình, nên ông vừa phải dạy hát, vừa dạy cả tiếng dân tộc cùng một lúc. Nhưng dù khó khăn đến mấy, bản thân ông và các thành viên trong ban liên lạc CLB hát dân ca các dân tộc huyện luôn cố gắng tổ chức truyền dạy để giữ được bản sắc văn hóa dân tộc mình.

{keywords}

Người cao tuổi dân tộc thiểu số huyện Lục Ngạn biểu diễn dân ca.

Ngoài truyền dạy cho thế hệ trẻ, ông còn biên soạn sách để lưu giữ những bài dân ca cổ của dân tộc mình; cùng ban chủ nhiệm CLB vận động, kết nạp thành viên trẻ vào sinh hoạt trong CLB, góp phần gìn giữ, bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc.

Năm 2015, ông An được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT), năm 2022 được phong tặng danh hiệu NNND loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian. Trong suốt những năm tháng cống hiến, ông được các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương ghi nhận với nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý vì những đóng góp đối với sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá của dân tộc.

{keywords}
{keywords}

NNND Đỗ Thị Khoa nay đã 81 tuổi, nguyên là Đội trưởng Đội Văn nghệ thôn Hoàng Mai, xã Hoàng Ninh, nay là tổ dân phố Hoàng Mai 2, thị trấn Nếnh (Việt Yên). Theo các tài liệu nghiên cứu, nghệ thuật chèo xuất hiện ở Hoàng Mai từ hàng trăm năm nay. Khi mới 8 tuổi, bà Khoa đã học hát chèo cùng nhiều chị em khác. Buổi sáng học chữ, chiều về cấy lúa, bắt ốc giúp cha mẹ, tối đến đi xem hát chèo rồi bà say mê từ khi nào chẳng hay. Đứng dưới sân khấu, bà ao ước một ngày được hóa thân vào những vai diễn.

{keywords}

Nghệ thuật chèo được ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị trong đời sống. Ảnh: Nghệ nhân Đỗ Thị Khoa cùng các thành viên CLB Chèo Hoàng Mai biểu diễn trong một sự kiện do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Giang tổ chức năm 2020.

Mỗi khi rảnh rỗi, bà say sưa tự luyện tập. Đam mê và kiên trì, bà đã được đứng trên sân khấu chèo từ khi còn rất trẻ. Năm 1957, lúc mới 15 tuổi, bà Khoa sắm vai Thị Mầu trong vở Quan Âm Thị Kính. Vai diễn đó là bước đi đầu tiên đưa bà đến với nghệ thuật chèo. Sau đó, bà Khoa có hàng trăm lần hoá thân vào vai Thị Mầu ở nhiều sân khấu lớn nhỏ. Để vào vai diễn ấy, bà phải mất hơn 2 tháng tập luyện mới diễn được tròn vai.

Thể hiện xuất sắc vai diễn Thị Mầu, bà Khoa nhận được nhiều lời mời của các đơn vị như: Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng; Đài Tiếng nói Việt Nam; Đoàn chèo Hà Bắc… Thế nhưng vì hoàn cảnh gia đình, bà không đi theo các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp mà ở lại quê nhà.

{keywords}

Nghệ nhân Nhân dân Đỗ Thị Khoa và các thành viên CLB chèo Hoàng Mai.

22 tuổi lập gia đình, bà Khoa theo học ngành y rồi công tác tại Trạm Y tế xã từ đó đến khi nghỉ hưu. Thời chiến tranh ác liệt, người dân quanh vùng góp công sức đào hào, đắp đê, bà Khoa xung phong cùng tham gia phong trào "tiếng hát át tiếng bom", động viên bà con hăng hái lao động, sản xuất.

{keywords}
{keywords}

Trước đây, cứ diễn ở đâu là bố chồng bà lại đánh xe bò chở đạo cụ, đồ đạc trang trí sân khấu đến đó để hỗ trợ con dâu. Gánh chèo diễn từ Khuôn Thần (Lục Ngạn), qua nhiều điểm rồi quay về Thổ Hà (Việt Yên)... Các vở chèo do đội văn nghệ của bà đã từng biểu diễn như: Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Ba anh em họ Điền, Chuyện gốc cây dừa, Tiếng chuông cảnh tỉnh... đến nay vẫn được nhiều khán giả yêu mến.

Nhờ gia đình hết lòng ủng hộ, bà Khoa có động lực theo đuổi nghệ thuật chèo đến tận bây giờ. Nghệ nhân Đỗ Thị Khoa chia sẻ, hát chèo rất khó, đòi hỏi người hát phải có chất giọng mượt mà, biểu cảm, đặc biệt phải có năng khiếu diễn xuất, nhập vai với từng nhân vật.

{keywords}

Bà Đỗ Thị Khoa đón nhận danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân do Chủ tịch nước tặng.

Chèo có hơn 300 làn điệu từ dễ đến khó, bà Khoa vẫn tự sưu tầm, hướng dẫn các thành viên CLB một số làn điệu. Không chỉ theo đuổi nghệ thuật chèo, khi gần 70 tuổi, bà Đỗ Thị Khoa không ngại học hỏi, tiếp thu cái mới và có thể biểu diễn thành thạo nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác như: Ca trù, hát văn, quan họ.

Bà từng được trao tặng hàng chục giải A tại các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật trong và ngoài tỉnh. Điển hình như: Giải A tại Hội diễn các làng Chèo truyền thống tỉnh Bắc Giang năm 2007, Huy chương Vàng tại Liên hoan Diễn xướng dân gian chèo sân đình khu vực đồng bằng sông Hồng mở rộng năm 2016. Với những cống hiến ấy, năm 2017, bà được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen. Năm 2019, bà Đỗ Thị Khoa vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu NNƯT. Năm 2022, bà được phong tặng danh hiệu NNND.

{keywords}

Lúc rảnh rỗi, bà Khoa lại hoá thân vào những vai diễn, lan toả cái hay, cái đẹp của nghệ thuật chèo trong đời sống thường nhật.

Ở tuổi 81, bà Khoa vẫn giữ được chất giọng khỏe khoắn, trong trẻo. Bà tự tin thể hiện trên sân khấu các bài hát chèo về thôn Hoàng Mai, về huyện Việt Yên. Đó cũng là cách bà giới thiệu về quê hương mình với công chúng. Đến nay, bà Khoa vẫn tích cực cùng thành viên trong CLB hát chèo Hoàng Mai tạo nguồn kế cận. Mỗi năm, bà truyền dạy cho 20 đến 30 hạt nhân văn nghệ với mong muốn gìn giữ mãi những làn điệu chèo.

{keywords}
{keywords}

Nghệ nhân Nguyễn Phú Hiệp (SN 1962) là người con quê hương Vân Hà (Việt Yên). Mê quan họ từ rất sớm, đến năm 27 tuổi, ông bắt đầu dụng công sưu tầm các bài quan họ từ một số liền anh, liền chị và các bậc tiền bối ở tỉnh Bắc Ninh. Hơn 30 năm qua, ông học hỏi, sưu tầm, lưu giữ vốn dân ca quan họ với hơn 200 làn điệu, gần 600 lời ca quan họ cổ, thường xuyên trau dồi, rèn luyện kỹ năng ca hát.

{keywords}

Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Phú Hiệp không ngừng nỗ lực đưa di sản quan họ đến với giới trẻ.

Với vai trò chủ nhiệm câu lạc bộ (CLB) quan họ Thổ Hà, đồng thời là người am hiểu lề lối chơi quan họ cổ, ông luôn trau dồi, tìm hiểu sâu về văn hóa quan họ để truyền dạy trong cộng đồng; luôn có ý thức gìn giữ, bảo tồn những giá trị nguyên gốc của quan họ.

Hàng trăm người dân trong và ngoài xã của các CLB quan họ, nhất là các em học sinh đã được nghệ nhân Nguyễn Phú Hiệp giới thiệu và truyền dạy lề lối chơi quan họ. Cái hay, đặc sắc, độc đáo ở nghệ nhân Nguyễn Phú Hiệp đó là ông truyền dạy cách hát đặc trưng của quan họ, như: Hát cặp, hát không nhạc đệm, hát đối đáp, rèn luyện cho mọi người học kỹ năng, kỹ thuật của hát quan họ căn bản nhất, gần với nguyên gốc một cách mộc mạc, tinh tế.

{keywords}

Ông Nguyễn Phú Hiệp biểu diễn quan họ.

Nhờ truyền lửa đam mê quan họ cho nhiều người, phong trào ca hát quan họ của xã Vân Hà và nhiều xã khác trong huyện phát triển, lan tỏa mạnh mẽ. Từ năm 1989 đến nay, nghệ nhân Nguyễn Phú Hiệp cùng CLB tích cực phục vụ các sự kiện văn hóa của địa phương, tổ chức duy trì canh hát truyền thống diễn ra vào dịp hội xuân.

CLB quan họ Thổ Hà đều đặn tham gia hội thi hát quan họ do huyện Việt Yên và tỉnh Bắc Giang tổ chức hằng năm. Ông cũng tích cực phối hợp cùng Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Việt Yên tham mưu tổ chức các cuộc liên hoan hát quan họ của huyện và luôn được mời tham gia các cuộc thi với vai trò cố vấn chuyên môn, làm giám khảo về hát đối đáp.

{keywords}

Ông Nguyễn Phú Hiệp đón nhận danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân do Chủ tịch nước tặng.

Không chỉ cống hiến cho phong trào văn hoá của huyện Việt Yên, nghệ nhân Nguyễn Phú Hiệp tích cực tham gia giảng dạy cho các sinh viên, diễn viên tại trường Trung cấp Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang, Nhà hát Chèo Bắc Giang. Đồng thời, là cộng tác viên tích cực của Trường Trung cấp Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang truyền dạy quan họ cho giáo viên Âm nhạc của ngành giáo dục Bắc Giang hằng năm. Cùng đó, các đội văn nghệ trong tỉnh, sinh viên đại học cũng được ông truyền dạy quan họ.

{keywords}
{keywords}

Năm 2008, nghệ nhân Nguyễn Phú Hiệp cung cấp 170 làn điệu dân ca quan họ phục vụ việc làm hồ sơ đề án trình UNESCO công nhận dân ca quan họ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Năm 2012, ông tham gia cùng đoàn nghệ nhân 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh trình diễn quan họ tại Cộng hòa Pháp do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, được khen thưởng vì những đóng góp trong công tác xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, theo tinh thần nghị quyết Trung ương V khóa VIII.

{keywords}

Liền chị quan họ Việt Yên.

Hơn 30 năm thực hành di sản quan họ, nghệ nhân Nguyễn Phú Hiệp được trao tặng nhiều giải thưởng cao tại các hội thi, liên hoan dân ca do tỉnh, trung ương tổ chức, trong đó có nhiều giải A, giải Nhất do cấp tỉnh tổ chức; giải B Liên hoan tiếng hát dân ca Việt Nam năm 2009, 2011; Huy chương Bạc Giọng hát hay dân ca các dân tộc trên sóng phát thanh lần thứ nhất năm 1999. Năm 2015, ông vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu NNƯT; năm 2022 ông được phong tặng danh hiệu NNND.

{keywords}

Di sản quan họ là vốn quý văn hoá, là niềm tự hào của người dân Bắc Giang.

nhung-nguoi-gin-giu-trao-truyen-von-di-san-quy-bau-cua-dan-toc-postid371287.bbg

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...