Kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ Ba, HĐND tỉnh Bắc Giang khoá XVIII
Cử tri huyện Hiệp Hòa nêu kiến nghị với đại biểu HĐND tỉnh Bắc Giang. Ảnh tư liệu. |
A. CÁC Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT
LĨNH VỰC PHÁP CHẾ
Cử tri huyện Lục Nam đề nghị: UBND tỉnh xem xét, quy định nhiệm kỳ trưởng, phó thôn thống nhất với nhiệm kỳ đại hội chi bộ để thuận tiện cho công tác bố trí cán bộ.
Nội dung cử tri đề nghị trên là đúng với tinh thần, chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Với nội dung trên ngày 31/3/2017, Ban Tổ chức Tỉnh ủy ban hành Công văn số 712-CV/BTCTU và ngày 26/4/2017, Sở Nội vụ ban hành Công văn số 451/SNV-XDCQ&CTTN trong đó hướng dẫn, chỉ đạo Đảng ủy, UBND các xã, phường, thị trấn đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2017-2020 và điều chỉnh nhiệm kỳ bầu trưởng, phó thôn, tổ dân phố ngay sau khi đại hội chi bộ cơ sở nhằm bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng cơ sở và thuận tiện cho công tác cán bộ.
Cử tri huyện Hiệp Hòa phản ánh: Việc chỉnh lý GCNQSD đất do sai sót hiện nay còn nhiều bất cập. Trước đây, thời gian giải quyết là 10 ngày nhưng từ khi thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thời gian là 15 ngày, vì vậy đã ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng GCNQSD đất của người dân. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng nghiên cứu xem xét lại khoảng thời gian thực hiện thủ tục hành chính nội dung này.
Sau khi nhận được ý kiến phản ánh của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xem xét, kết quả cho thấy:
Trước tháng 9/2016, UBND huyện Hiệp Hòa giải quyết TTHC theo Quyết định số 1378/QĐ-UBND ngày 22/7/2015, thời gian giải quyết thủ tục chỉnh lý giấy CNQSD đất do sai sót theo quy định là 15 ngày. Thực hiện chủ trương cải cách hành chính, UBND huyện Hiệp Hòa đã đưa vào phần mềm dùng riêng cho UBND huyện là 10 ngày.
Từ tháng 9/2016 đến nay, UBND huyện Hiệp Hòa sử dụng phầm mềm “Một cửa” viết chung cho các huyện trên địa bàn toàn tỉnh. Tại Quyết định số 1811/QĐ-UBND ngày 11/11/2016 và Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 13/6/2017 quy định thời gian giải quyết hồ sơ đính chính GCNQSDĐ do sai sót là 12 ngày đối với xã trung du và 19 ngày đối với xã miền núi. UBND huyện Hiệp Hòa đề nghị vẫn giữ nguyên thời gian giải quyết là 10 ngày. Tuy nhiên đơn vị tư vấn phần mềm vẫn để thời gian giải quyết là 15 ngày làm việc (giống các huyện khác). Như vậy phản ánh của cử tri là có cơ sở.
UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Hiệp Hòa có văn bản gửi Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông yêu cầu đơn vị tư vấn phần mềm điều chỉnh thời gian giải quyết đối với nội dung trên xuống 10 ngày làm việc để tạo điều kiện cho người dân và phù hợp với chủ trương cải cách hành chính của UBND tỉnh.
Cử tri huyện Tân Yên phản ánh: Công ty Ngọc Lương khai thác đất khu vực núi Ba Cây nhưng chưa đền bù hoa màu cho người dân thôn Lương Tân, xã Ngọc Vân canh tác trong khu vực công ty đang khai thác. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền yêu cầu Công ty Ngọc Lương giải quyết đền bù hoa lợi cho nhân dân thôn Lương Tân.
Tiếp thu ý kiến cử tri, UBND tỉnh đã yêu cầu các cơ quan chức năng chỉ đạo Công ty TNHH MTV Ngọc Lương làm việc và thống nhất giá bồi thường hoa màu cho 10 hộ gia đình có kiến nghị bồi thường. Ngày 24/8/2017, các hộ đã được Công ty TNHH MTV Ngọc Lương chi trả xong theo thỏa thuận giữa các hộ và không có ý kiến khác.
LĨNH VỰC KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH
Cử tri xã Lan Giới và một số xã huyện Tân Yên phản ánh: Đầu năm 2017, UBND các xã đã bố trí được kinh phí và có văn bản đề nghị cho mua sắm máy vi tính và các thiết bị văn phòng vì trang thiết bị phục vụ cho hoạt động điều hành của chính quyền các xã đã xuống cấp nhưng đến nay thủ tục đấu thầu mua sắm vẫn chưa được thực hiện, ảnh hưởng đến công việc ở cơ sở. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính sớm xem xét giải quyết.
UBND tỉnh đã triển khai hai đợt mua sắm tập trung hàng hóa, trong đó có các cơ quan, đơn vị thuộc huyện Tân Yên thực hiện xong trong tháng 6/2017.
Năm 2018, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo việc đăng ký, tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung hàng hóa phục vụ hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ngay từ đầu năm (khi xây dựng và giao dự toán); đồng thời giao Sở Tài chính chủ động tổ chức đấu thầu tập trung trên cơ sở dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu mua sắm do các cơ quan, đơn vị (không cần đăng ký nhu cầu mua sắm theo từng đợt như trước đây) đảm bảo nhanh gọn, đáp ứng nhu cầu của các cơ quan, đơn vị và tuân thủ các quy định hiện hành.
Cử tri huyện Việt Yên, Tân Yên đề nghị: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngân hàng Chính sách xã hội, quan tâm giảm lãi suất, cho vay đáo hạn tạo điều kiện giúp người dân thanh toán công nợ do thua lỗ nặng trong chăn nuôi vừa qua.
Để tháo gỡ khó khăn của ngành chăn nuôi, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện các giải pháp nhằm ổn định phát triển chăn nuôi như cơ cấu thời hạn trả nợ, cho vay mới phục hồi sản xuất kinh doanh, giãn nợ, giảm lãi vay, lãi quá hạn. Cụ thể:
- Các ngân hàng đã thông báo tới khách hàng chủ trương, chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn chăn nuôi.
- Đối với các khách hàng có sử dụng vốn để đầu tư chăn nuôi lợn, sản xuất thức ăn chăn nuôi và sản xuất thuốc thú y gặp khó khăn chưa trả được nợ khi đến hạn và có nhu cầu gia hạn nợ thì ngân hàng nơi cho vay xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ).
- Căn cứ nguồn vốn, điều kiện của từng địa phương và cơ chế cho vay hiện hành, ngân hàng nơi cho vay phối hợp với chính quyền địa phương tiếp tục xem xét cho vay đối với các hộ có nhu cầu vay vốn khôi phục sản xuất kinh doanh đối với khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi.
- Thực hiện miễn giảm lãi vay, giảm lãi quá hạn; ưu tiên thu nợ gốc trước, lãi sau nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh (1).
Cử tri huyện Lục Ngạn đề nghị: UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng xem xét, kiểm tra một số thôn, hộ gia đình ở phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang sản xuất mỳ gạo lấy thương hiệu mỳ Chũ (nhái nhãn mác mỳ Chũ- Lục Ngạn) làm ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm mỳ Chũ.
Ý kiến phản ánh của cử tri là đúng. UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện kiểm tra Hợp tác xã sản xuất kinh doanh mỳ gạo Dĩnh Kế (13 hộ) và 02 lượt hộ sản xuất kinh doanh mỳ gạo trên địa bàn phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang để xem xét, xử lý theo quy định đối với các sai phạm.
Trong thời gian tới, để từng bước đẩy lùi hàng giả, hàng nhái UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
- Triển khai tem truy xuất nguồn gốc, thống nhất mẫu mã, logo thương hiệu mỳ Chũ; rà soát lại quy trình sản xuất, kiểm định chất lượng hàng hóa của các doanh nghiệp, hộ sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn đã cam kết mới cấp chứng nhận và cho dán tem.
- Tuyên truyền trên báo đài, phương tiện thông tin đại chúng về nhận diện mỳ Chũ Lục Ngạn để người tiêu dùng nhận biết về sản phẩm. Hội sản xuất và kinh doanh mỳ Chũ, các HTX thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia hợp tác xã và sử dụng nhãn hiệu tập thể sản phẩm mỳ Chũ đã được cấp.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất, thu giữ và xử phạt những vi phạm về nhãn mác sản phẩm mỳ Chũ (không có tem do huyện cấp); đồng thời thông báo tên các doanh nghiệp, hộ sản xuất vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng; giúp cho người tiêu dùng nhận biết góp phần tẩy chay hàng nhái, kém chất lượng; hướng dẫn người tiêu dùng cách phân biệt hàng thật, hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.
Cử tri huyện Việt Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân Yên phản ánh: Quốc lộ 37, đoạn đường thuộc địa phận xã Tự Lạn; đoạn đường từ ngã tư Buộm đến Kép; đoạn đường khu vực ngã ba Trại Cờ xuống cấp nghiêm trọng, không có rãnh thoát nước hai bên. Quốc lộ 17 đoạn giáp ranh giữa xã Quế Nham với thành phố Bắc Giang cống hẹp, rãnh dọc tắc. Đề nghị UBND tỉnh kiến nghị Bộ Giao thông - Vận tải sớm cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các đoạn đường quốc lộ 37, quốc lộ 17 nêu trên.
- Đối với các ý kiến liên quan đến các đoạn đường thuộc quốc lộ 37: Bộ Giao thông - Vận tải đã có văn bản đồng ý cho phép sửa chữa, bảo trì các đoàn đường thuộc quốc lộ 37. Hiện nay, UBND tỉnh đang phối hợp với Tổng cục đường bộ Việt Nam để thực hiện, dự kiến triển khai trong năm 2018. Riêng đối với đoạn đường khu vực ngã ba Trại Cờ, UBND tỉnh đã chỉ đạo đơn vị quản lý đường bộ tổ chức sửa chữa đảm bảo giao thông; hoàn thành trong tháng 9/2017.
- Đối với ý kiến liên quan đến quốc lộ 17: UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông - Vận tải kiểm tra, thực hiện sửa chữa khắc phục theo các nội dung kiến nghị của cử tri; đã hoàn thành ngày 30/6/2017.
Cử tri 8 xã, thị trấn khu Đông Bắc huyện Yên Dũng phản ánh: Đường 293 đoạn ngã ba (hướng đi thị trấn Neo, Lục Nam và thành phố Bắc Giang) gần đồn Công an Tân Dân hay xảy ra tai nạn giao thông. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giao thông - Vận tải Bắc Giang khảo sát và đặt gờ giảm tốc nhằm hạn chế tai nạn giao thông.
UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với chính quyền địa phương sơn 4 vị trí gồ giảm tốc tại Km7+450-Km7+600 trên đường tỉnh 293 và điểm nút giao với đường tỉnh 299 (ĐT 293 đi thị trấn Neo, Yên Dũng); hoàn thành trong tháng 8/2017.
Cử tri xã Liên Sơn, Ngọc Lý, Lam Cốt huyện Tân Yên, xã Đồng Vương huyện Yên Thế đề nghị: UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng cho lắp đặt bổ sung các các biển báo nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, đặc biệt là các đường rẽ vào khu dân cư tại các vị trí sau: Biển chỉ dẫn giao thông trên quốc lộ 17: Đoạn đường đi qua xã Liên Sơn, đoạn đường Công ty May xã Phồn Xương, huyện Yên Thế; biển chỉ dẫn giao thông trên đường tỉnh 298, đoạn đường từ Cầu Đồng - Ngọc Lý đi Nghĩa Thượng, Việt Yên; đường tỉnh 297 đoạn khúc cua vào thôn Ngo 1, xã Lam Cốt.
UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, rà soát và lắp đặt bổ sung các biển báo hiệu đường bộ và biển chỉ dẫn theo đúng quy chuẩn, hoàn thành trong tháng 9/2017.
LĨNH VỰC VĂN HÓA – XÃ HỘI
Cử tri huyện Hiệp Hòa phản ánh: Đối tượng được hưởng chế độ theo Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg, Quyết định số 62/2015/QĐ-TTg; trợ cấp một lần cho các đối tượng là cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa... đã nhận được quyết định của Sở Lao động-TB&XH nhưng vẫn chưa nhận được tiền chi trả. Đề nghị Sở Lao động-TB&XH chi trả sớm cho các đối tượng đã được nhận quyết định thụ hưởng.
Tại Công văn số 148/LĐTB&XH-KHTC ngày 13/01/2017 của Bộ Lao động - TB&XH hướng dẫn thực hiện dự toán kinh phí thực hiện Pháp lệnh ưu đãi nguồn người có công năm 2017 có quy định "Đối với khoàn trợ cấp một lần căn cứ vào các quyết định hưởng trợ cấp cho đối tượng do cấp có thẩm quyền phê duyệt, Sở Lao động - TB&XH tổng hợp gửi Bộ Lao động - TB&XH (Cục Người có công, Vụ Kế hoạch Tài chính) để bổ sung dự toán thực hiện chi trả cho đối tượng". Như vậy, theo quy định trên, các đối tượng (đã được nhận Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về giải quyết chế độ một lần, trong đó có các trường hợp đối tượng hưởng trợ cấp một lần theo Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg, Quyết định 62/2015/QĐ-TTg) thường phải chờ kinh phí từ Bộ Lao động - TB&XH chuyển về mới được chi trả chế độ.
Ngày 28/8/2017, Bộ Lao động – TB&XH có Quyết định số 1358/QĐ-BLĐTBXH bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước năm 2017 thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công số tiền trợ cấp một lần theo Quyết QĐ 62/2011/QĐ-TTg; quyết định 57/2013/QĐ-TTg. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động – TB&XH có quyết định giao dự toán bổ sung ngân sách Nhà nước năm 2017 thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công về các huyện, thành phố để tiến hành chi trả xong cho các đối tượng theo quy định: Số tiền trợ cấp 1 lần theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg: 289.000.000 đồng; Quyết định 57/2013/QĐ-TTg: 120.000.000 đồng.
Cử tri huyện Lục Ngạn đề nghị: Sở Y tế chỉ đạo chuyển việc khám, cấp phát thuốc điều trị huyết áp về cơ sở (trạm y tế xã) vì điều kiện bệnh nhân đi lên bệnh viện huyện quá xa, không đảm bảo sức khỏe, đồng thời quá tải cho bệnh viện huyện.
Việc chuyển bệnh nhân về y tế cơ sở điều trị, đặc biệt là trạm y tế xã là mục đích của Đề án quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm do UBND tỉnh phê duyệt năm 2011. Do đó hằng năm, UBND tỉnh đều tiến hành đào tạo, tập huấn cho từ 30-35 trạm y tế xã về quản lý điều trị ngoại trú bệnh tăng huyết áp, sau đó yêu cầu bệnh viện đa khoa huyện chuyển bệnh nhân về trạm để quản lý. (2)
Tại huyện Lục Ngạn, Bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn đang quản lý, điều trị ngoại trú cho 2.480 bệnh nhân tăng huyết áp và đã có 24/30 trạm y tế xã quản lý, điều trị ngoại trú tăng huyết áp với 1.616 bệnh nhân tăng huyết áp được chuyển về, tăng 781 bệnh nhân so với đầu tháng 9 năm 2017.
Để tiếp tục chuyển bệnh nhân về trạm y tế xã quản lý, điều trị theo đề nghị của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa khu vực Lục Ngạn về việc tăng cường rà soát, chuyển bệnh nhân để chuyển các bệnh nhân đã điều trị ổn định về trạm y tế xã/thị trấn (đối với các trạm y tế chưa có bác sĩ, sẽ chuyển bệnh nhân tăng huyết áp về trạm y tế xã lân cận, nơi đã có bác sĩ). Qua đó, tạo thuận lợi cho người bệnh không phải đi xa, đồng thời giảm quá tải cho Bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn.
B. KIẾN NGHỊ ĐANG ĐƯỢC XEM XÉT, GIẢI QUYẾT
LĨNH VỰC PHÁP CHẾ
Cử tri huyện Tân Yên đề nghị: Xác định rõ địa giới hành chính của xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên và Việt Tiến, huyện Việt Yên tại khu núi Ba Cây.
Sau khi nhận được ý kiến của cử tri, UBND tỉnh đã yêu cầu UBND huyện Tân Yên, UBND huyện Việt Yên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức buổi làm việc để xem xét, giải quyết ý kiến của cử tri. Đồng thời, tiến hành kiểm tra thực địa để xác định rõ mốc địa giới hành chính giữa xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên và xã Việt Tiến, huyện Việt Yên.
Kết quả cho thấy, trên bản đồ xác định địa giới hành chính có 07 mốc địa giới nhỏ của 02 điểm mốc lớn (các điểm mốc cách nhau 7 km), tuy nhiên do quá trình canh tác, người dân đã nhổ mốc, làm thất lạc. UBND huyện Tân Yên đã thành lập tổ công tác phối hợp cùng với UBND huyện Việt Yên tìm 02 điểm mốc lớn từ đó xác định 7 điểm nhỏ, trong đó có điểm mốc tại khu vực núi Ba Cây. Hiện tại, UBND huyện Tân Yên và Việt Yên đang tiếp tục xem xét, giải quyết.
Cử tri các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Tân Yên, Yên Dũng phản ánh: Đề nghị các ngành chức năng xem xét xử lý tình trạng xe quá khổ, quá tải chạy trên các tuyến đường quốc lộ 279, quốc lộ 31, quốc lộ 17 và các tuyến đường tỉnh đi qua địa bàn huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Tân Yên, Yên Dũng gây mất an toàn giao thông và là nguyên nhân làm xuống cấp hạ tầng giao thông, hỏng các tuyến đường này.
Qua kiểm tra, xác minh cho thấy nội dung cử tri phản ánh là đúng.Tình trạng chở hàng quá khổ, quá tải vẫn xảy ra ở một số địa phương, tập trung vào doanh nghiệp vận tải tham gia vận chuyển quặng, than, đất, cát, sỏi phục vụ san lấp mặt bằng các dự án, khai thác khoáng sản (khai thác quặng đồng, than tại huyện Lục Ngạn, Sơn Động; khai thác đất, cát, sỏi tại huyện Tân Yên, Yên Dũng...). Các phương tiện tham gia vận chuyển chủ yếu là xe ô tô có tải trọng lớn, quá trình vận chuyển từ điểm khai thác đến nơi san lấp, tập kết, chế biến đi qua nhiều tuyến đường, gây mất an toàn giao thông, hư hỏng đường và ô nhiễm môi trường.
Trước tình hình trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo lực lượng chức năng tiến hành điều tra cơ bản tuyến, địa bàn, rà soát, thống kê, phân tích, nắm chắc số lượng, tình hình xe ô tô vận chuyển hàng hóa, yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hàng hóa, các chủ kho cảng, bến bãi, mỏ vật liệu, lái xe ký cam kết không chở hàng quá khổ, quá tải trọng; lập 11 tổ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề chở hàng vượt quá tải trọng, quá khổ ở 10/10 huyện, thành phố; tập trung chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông, Trung tâm thông tin chỉ huy, Công an các huyện, thành phố đảm bảo quân số thường trực kịp thời tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, phản ánh của nhân dân thông qua “đường dây nóng”. Thường xuyên tổ chức huy động tối đa các lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm soát 24/24 giờ bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các tuyến đường trọng điểm; kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi chở hàng quá khổ, quá tải trọng.(3)
Ngoài ra, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông nói chung cũng như hậu quả tác hại và các chế tài xử lý của pháp luật đối với hành vi vi phạm chở hàng quá khổ, quá tải trọng tham gia giao thông nói riêng. Đồng thời, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các Kế hoạch của Bộ Công an và UBND tỉnh Bắc Giang trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, xử lý xe quá khổ, quá tải.
Cử tri thôn Vách, xã Phú Nhuận, huyện Lục Ngạn kiến nghị: UBND tỉnh sớm có biện pháp giải quyết tranh chấp đất rừng giữa người dân xã Yên Định, huyện Sơn Động với người dân thôn Vách, xã Phú Nhuận, huyện Lục Ngạn. Xuất phát từ việc một số hộ dân thôn Khe Táu, xã Yên Định sang phát rừng của một số hộ dân thôn Đá Vách, xã Phú Nhuận nên xảy ra tranh chấp đất giữa các hộ. Vụ việc đã được UBND xã Yên Định và Phú Nhuận tổ chức hòa giải và được các cơ quan chức năng của huyện, tỉnh xem xét, giải quyết nhưng công dân không nhất trí.
Trước diễn biến vụ việc ngày càng phức tạp và giải quyết đơn thư của công dân, ngày 26/4/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 718/QĐ-UBND thành lập Tổ công tác liên ngành để xem xét, xác minh, kết luận và đề xuất biện pháp giải quyết đơn của ông Đàm Văn Giáp, ông Đàm Văn Phong và một số công dân thôn Khe Táu.
Trên cơ sở báo cáo kết quả xem xét, xác minh của Tổ công tác liên ngành, ngày 18/7/2017, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1224/QĐ-UBND về việc giải quyết đơn khiếu nại của ông Đàm Văn Giáp, ông Đàm Văn Phong và một số công dân, trú tại thôn Khe Táu, xã Yên Định, huyện Sơn Động trên cơ sở xem xét, xác minh của Tổ công tác, với nội dung:
“1. Giữ nguyên nội dung trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 2711/UBND-NC ngày 06/9/2016 về việc xác định địa giới hành chính giữa xã Yên Định, huyện Sơn Động với xã Phú Nhuận, huyện Lục Ngạn.
2. Yêu cầu công dân thôn Khe Táu, xã Yên Định, huyện Sơn Động tự thu dọn toàn bộ số cây đã trồng trái phép trên diện tích 63ha (thuộc thôn Đá Vách, xã Phú Nhuận, huyện Lục Ngạn). Giao UBND huyện Sơn Động đôn đốc thực hiện, trường hợp công dân không tự giác chấp hành sẽ tổ chức cưỡng chế theo quy định.
3. Yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Sơn Động, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, Chủ tịch UBND xã Yên Định và Chủ tịch UBND xã Phú Nhuận tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích, vận động nhân dân địa phương thực hiện đúng hồ sơ địa giới hành chính đã được hai địa phương hiệp thương, thỏa thuận, thống nhất theo quy định của pháp luật.
4. Giao Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn chỉ đạo UBND xã Phú Nhuận rà soát, hướng dẫn các hộ dân thôn Khe Táu, xã Yên Định, huyện Sơn Động đang sử dụng diện tích đất xâm canh ổn định (34 thửa đất trồng cây hàng năm) trên địa bàn xã Phú Nhuận thực hiện việc kê khai đăng ký cấp giấy CNQSD đất theo quy định.
5. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh chỉ đạo Tòa án nhân dân huyện Sơn Động tập trung giải quyết dứt điểm các tranh chấp quyền sử dụng đất lâm nghiệp giữa các hộ gia đình, cá nhân đã được cấp giấy CNQSD đất (khi công dân có đơn) để ổn định tình hình địa phương”.
Đến nay, tình hình ở xã Yên Định và Phú Nhuận ổn định, an ninh trật tự được đảm bảo. Các hộ dân cơ bản nhất trí với giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh tại Quyết định số 1224/QĐ-UBND ngày 18/7/2017 nêu trên, tuy nhiên vẫn còn một số hộ dân không nhất trí, tiếp tục khiếu kiện.
Hiện tại, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND hai huyện và hai xã có liên quan tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nghiêm túc quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh và tôn trọng hồ sơ địa giới hành chính đã được các cấp có thẩm quyền thiết lập, nghiệm thu, phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật. Việc tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại chỉ thực hiện khi cần thiết sau khi công tác tuyên truyền, vận động đã thực hiện đầy đủ các bước. Bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động cần tăng cường, củng cố, kiện toàn hệ thống chính quyền cơ sở, chi bộ Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương.
LĨNH VỰC KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH
Cử tri thôn My Điền, xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên phản ánh: Công ty TNHH TMDV KK Bắc Giang lấy danh nghĩa xây dựng chợ thương mại Hoàng Ninh nhưng thực chất là phân lô bán nền. Đề nghị UBND tỉnh kiểm tra, xử lý.
Trên cơ sở ý kiến phản ánh của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo thành lập Đoàn kiểm tra toàn diện việc thực hiện dự án nêu trên. Kết quả kiểm tra cho thấy, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ KK Bắc Giang đã triển khai xây dựng một số hạng mục công trình không đúng giấy phép về vị trí xây dựng, diện tích xây dựng, chiều cao công trình, quy mô, kết cấu công trình và công năng sử dụng. Ngày 20/12/2016, Sở Xây dựng đã ban hành Quyết định số 250/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ KK Bắc Giang với mức phạt 50.000.000 đồng và yêu cầu ngừng ngay việc thi công, thực hiện đúng theo nội dung giấy phép xây dựng được cấp (Công ty đã chấp hành việc nộp tiền xử phạt theo quy định).
Ngoài ra, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Việt Yên tổ chức xin ý kiến rộng rãi của người dân địa phương về việc tiếp tục thực hiện hay cho phép chuyển đổi mục tiêu đối với dự án xây dựng chợ nêu trên. UBND huyện Việt Yên đã tổ chức lấy ý kiến của 380/443 hộ gia đình tại thôn My Điền 1. (4)
Căn cứ thực tế triển khai dự án và ý kiến của nhân dân địa phương, trong thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục giao UBND huyện Việt Yên phối hợp với các cơ quan liên quan, kiểm tra làm rõ những sai phạm của chủ đầu tư, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo dự án được triển khai thực hiện theo đúng mục tiêu đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Cử tri tổ dân phố 7A, 7B, phường Trần Nguyên Hãn, thành phố Bắc Giang đề nghị: UBND tỉnh thông tin cho nhân dân biết việc triển khai thực hiện Kế hoạch 204/KH-UBND ngày 28/9/2016 của UBND tỉnh Bắc Giang về cải tạo, xây dựng lại khu chung cư cũ phường Trần Nguyên Hãn, thành phố Bắc Giang.
Ngày 28/9/2016, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Kế hoạch 204/KH-UBND về cải tạo, xây dựng lại khu chung cư cũ phường Trần Nguyên Hãn, đến nay triển khai thực hiện một số việc như sau:
UBND thành phố Bắc Giang đã thành lập Ban Chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại Khu chung cư cũ phường Trần Nguyên Hãn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Đồng thời, tổ chức Hội nghị công bố Kế hoạch số 204/KH-UBND để tuyên truyền, vận động đến toàn thể người dân đang sinh sống tại khu chung cư cũ phường Trần Nguyên Hãn hiểu rõ, cùng chia sẻ, ủng hộ và đồng thuận với chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp.
Từ ngày 17/12/2016 đến ngày 28/12/2016, UBND thành phố đã tổ chức xin ý kiến đến từng hộ gia đình về nội dung lựa chọn doanh nghiệp hay Nhà nước thực hiện đầu tư. Kết quả có 73,78% số phiếu đồng ý Nhà nước thực hiện đầu tư. Để thực hiện việc di dời các hộ dân đang sống trong chung cư cũ phường Trần Nguyên Hãn, UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đề xuất cơ chế di dời các hộ dân (Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Thông báo Kết luận số 256-TB/UB ngày 28/9/2017 về chủ trương di dời các hộ dân đang sinh sống tại các chung cư cũ phường Trần Nguyên Hãn, thành phố Bắc Giang).
Trong tháng 10/2017, UBND thành phố sẽ ban hành Kế hoạch di dời các hộ dân đang sinh sống tại chung cư cũ phường Trần Nguyên Hãn để làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo. Để triển khai thực hiện dự án theo Kế hoạch, đề nghị cử tri và nhân dân tiếp tục ủng hộ chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc thực hiện dự án, góp phần cải thiện chỗ ở, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; đồng thời quan tâm, phối hợp tham gia góp ý với chính quyền và cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện dự án.
Cử tri các xã Việt Tiến, Hương Mai, Trung Sơn, huyện Việt Yên và cử tri xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên đề nghị: UBND tỉnh chỉ đạo Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ nông Sông Cầu sớm triển khai, nâng cấp cứng hoá và nạo vét tuyến Kênh 3; Kênh 2 phụ 3 thuộc xã Ngọc Vân vì đã xuống cấp và nhiều năm nay chưa được nạo vét, ảnh hưởng đến sản xuất của nông dân.
- Tuyến Kênh 3 (tên đúng là tuyến kênh N3) là kênh đất, có chiều dài 21,0 km, qua một số xã thuộc huyện Hiệp Hòa và Việt Yên (trong đó có xã Việt Tiến, Hương Mai, Trung Sơn, huyện Việt Yên) do nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí còn hạn chế nên việc kiên cố hóa tuyến kênh này rất khó khăn. Tuy nhiên hằng năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo Công ty TNHH một thành viên KTCTTL Sông Cầu dành một khoản kinh phí để đầu tư tu bổ, nạo vét tuyến kênh trên. Trong năm 2017, tuyến kênh N3 được đầu tư nạo vét tu bổ với kinh phí 490 triệu đồng bằng nguồn kinh phí chống hạn vụ Đông Xuân năm 2016 – 2017, hạng mục dự kiến hoàn thành vào tháng 12 năm 2017; đảm bảo thông kênh, kịp thời phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Tuyến kênh 2 phụ 3 (tên đúng là tuyến kênh 3/2) bước đầu được cải tạo, nâng cấp kiên cố hóa 1,7 km, kinh phí 5,3 tỷ đồng bằng nguồn kinh phí thực hiện chính sách bảo vệ, phát triển đất trồng lúa năm 2017 để phục vụ sản xuất; dự kiến công trình khởi công tháng 11/2017 và hoàn thành tháng 5/2018.
Cử tri xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa đề nghị: UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng kiểm tra, đôn đốc nhà thầu khẩn trương thi công hoàn thành nhà máy nước thôn Mai Trung, xã Mai Đình vì công trình đã khởi công từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành để đưa vào sử dụng.
Ngày 15/4/2015 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 140/QĐ-UBND về việc giao công trình cấp nước sinh hoạt xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa cho Công ty cổ phần DHC Hà Nội đầu tư, quản lý, khai thác. Tuy nhiên, Công ty DHC triển khai đầu tư, quản lý, khai thác công trình chậm so với kế hoạch. UBND tỉnh đã quyết định thu hồi và giao công trình cho Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Nam Sơn quản lý. Sau khi tiếp nhận công trình, Công ty đang xây dựng kế hoạch tiếp tục đầu tư để cấp nước cho nhân dân trong xã.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh đã yêu cầu các cơ quan chuyên môn, Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Nam Sơn và UBND xã Mai Đình tiến hành kiểm tra hiện trạng công trình, thống nhất giải pháp đầu tư mở rộng công trình, dự kiến sẽ khởi công xây dựng tháng 6/2018 và hoàn thành vào tháng 9/2018. Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tăng cường kiểm tra, đôn đốc Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Nam Sơn tập đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, hoàn thiện công trình để cấp nước cho nhân dân trong xã.
Cử tri huyện Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân Yên, thành phố Bắc Giang đề nghị UBND tỉnh: Cứng hoá đoạn đê sông Thương còn lại thuộc địa phận thôn Bùi, xã Song Mai giáp với xã Quế Nham, huyện Tân Yên; sửa chữa, nâng cấp mặt đê đối với tuyến đê từ Cẩm Hoàng đi Cẩm Xuyên, từ Cẩm Hoàng đi xã Hương Lâm, từ Hương Ninh xã Hợp Thịnh đi xã Xuân Cẩm, từ xã Thái Sơn đi xã Hòa Sơn; nâng cấp trục đường đê sông Thương đoạn từ Xuân Hương đi Dương Đức; từ Liên Chung đi Hợp Đức.
- Đối với nội dung cử tri đề nghị cứng hóa đoạn đê sông Thương còn lại thuộc địa bàn thôn Bùi, xã Song Mai giáp với xã Quế Nham, huyện Tân Yên: Đoạn đê này đã được rải cấp phối mặt đê bằng đá dăm kẹp đất năm 2015 bảo đảm an toàn cho đê và giao thông đi lại của nhân dân. Năm 2017 chưa có kinh phí để thực hiện cứng hoá mặt đê nêu trên được.
- Đối với nội dung cử tri đề nghị sửa chữa, nâng cấp mặt đê đối với tuyến đê từ Cẩm Hoàng đi Cẩm Xuyên, từ Cẩm Hoàng đi xã Hương Lâm, từ Hương Ninh xã Hợp Thịnh đi xã Xuân Cẩm, từ xã Thái Sơn đi xã Hòa Sơn: Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT ưu tiên đầu tư rải cấp phối mặt đê đá dăm kẹp đất dài 1.030m thuộc thôn Ninh Tào xã Hợp Thịnh (đoạn Hợp Thịnh đi Xuân Cẩm) bằng nguồn vốn duy tu Trung ương thi công xong trong tháng 9/2017, những đoạn còn lại chưa có kinh phí nên chưa thực hiện được.
- Đối với nội dung cử tri đề nghị nâng cấp trục đường đê sông Thương đoạn từ Xuân Hương đi Dương Đức: Đoạn đê trên có chiều dài 5,155 km và đã được cứng hóa bằng bê tông, ở một vài vị trí cục bộ mặt đê đã xuống cấp, các tấm bê tông bị vỡ, lún nên việc giao thông qua khu vực này khó khăn. Tiếp thu ý kiến cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT ưu tiên đầu tư khoảng 660 triệu đồng bằng nguồn vốn duy tu Trung ương để thay thế phần bê tông bị hư hỏng nặng đoạn đê trên thi công xong tháng 9/2017, đảm bảo an toàn cho đê và giao thông đi lại của nhân dân.
- Đối với nội dung cử tri đề nghị nâng cấp trục đường đê sông Thương đoạn từ Liên Chung đi Hợp Đức: Tiếp thu ý kiến cử tri, UBND tỉnh đã đầu tư gần 900 triệu đồng (bằng nguồn vốn duy tu Trung ương) gia cố mặt đê bằng bê tông đoạn đê qua thôn Lục Liễu, xã Hợp Đức và tu sửa mặt đê đoạn đê qua thôn Tiến Sơn, xã Hợp Đức (hiện đang tiến hành thi công). Những đoạn còn lại chưa có kinh phí nên chưa thực hiện được.
Trong những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch để tu bổ cứng hoá mặt đê các đoạn đê trên trình Bộ Nông nghiệp và PTNT. Song do nguồn kinh phí đầu tư khó khăn nên đến nay chưa cứng hóa bằng bê tông các đoạn đê còn lại. Nguồn kinh phí hằng năm cấp qua Bộ Nông nghiệp và PTNT cho hệ thống đê cấp 2 và 3 hỗ trợ cho tỉnh Bắc Giang chủ yếu là kinh phí sự nghiệp để duy tu bảo dưỡng chống xuống cấp công trình như: Rải cấp phối, san lấp ổ gà, tu sửa kè, nạo vét cống… không có dự án tổng thể nào để đầu tư đồng bộ cho tuyến đê trên. Do vậy, rất khó khăn cho việc cứng hóa đổ bê tông mặt đê (kinh phí khoảng 3 tỷ đồng cho cứng hóa 1,0 km đê) trong khi trung bình kinh phí hằng năm Trung ương hỗ trợ chỉ được khoảng 7 tỷ đồng cho toàn bộ hệ thống đê, kè, cống trong tỉnh.
Năm 2018, UBND tỉnh tiếp tục đề nghị với Bộ Nông nghiệp và PTNT quan tâm đầu tư các đoạn đê chưa được cứng hóa bằng bê tông, nâng cấp, sửa chữa các đoạn đê đã xuống cấp còn lại, tạo điều kiện giao thông thuận lợi cho nhân dân trong khu vực.
Cử tri huyện Yên Dũng đề nghị: UBND tỉnh bố trí kinh phí cho xã Đức Giang về đích nông thôn mới theo Nghị quyết số 03/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về việc hỗ trợ xây dựng các công trình xây dựng.
Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND ngày 11/4/2014 của HĐND tỉnh quy định các công trình được hỗ trợ đầu tư phải nằm trong kế hoạch giao vốn hằng năm. Năm 2015, tỉnh đã phân bổ cho xã Đức Giang 7.600 triệu đồng; xã Đức Giang đã triển khai thực hiện hạng mục công trình vượt so với nguồn kinh phí được hỗ trợ; sau khi đạt chuẩn năm 2016, tỉnh tiếp tục hỗ trợ cho xã Đức Giang 1.100 triệu đồng để xử lý nợ xây dựng cơ bản.
Từ năm 2017, Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND ngày 11/4/2014 của HĐND tỉnh không còn hiệu lực. Căn cứ quy định tại Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, các xã đã đạt chuẩn được hỗ trợ hệ số 1,0 để tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí và xử lý nợ xây dựng cơ bản. Trên cơ sở nguồn vốn được trung ương giao hàng năm UBND tỉnh đã phân bổ theo quy định (trong đó có xã Đức Giang).
Cử tri huyện Yên Dũng đề nghị: UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh liên kết 4 nhà và bảo đảm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.
Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã quan tâm chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến công tác liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, Đề án cụ thể để tổ chức triển khai, thực hiện nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được các mô hình điển hình về liên kết sản xuất. Các mô hình này có nhiều đổi mới về phương thức tổ chức sản xuất và liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, cụ thể như: Xây dựng 168 cánh đồng mẫu với tổng diện tích 5.100 ha; các mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, 16 mô hình sản xuất rau an toàn tập trung, 04 mô hình sản xuất nấm ứng dụng công nghệ cao, một số doanh nghiệp có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: Công ty EOC thành phố Hà Nội, Công ty GOC, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Greenfam Việt Nam, Công ty TNHH Nông Sinh Khang Nguyên, Công ty Nông sản Minh Tâm, Công ty CP, Công ty DABACO...
Để tăng cường công tác liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Đề án, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất như hợp tác xã, tổ hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp liên kết sản xuất; chỉ đạo mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; quan tâm mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, thiết kế mẫu mã bao bì, tem nhãn truy suất nguồn gốc cho các nông sản chủ lực.
Cử tri huyện Lục Ngạn và huyện Lục Nam đề nghị: UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng ngăn chặn, xử lý tình trạng sản xuất, buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng và có biện pháp kiểm soát ngay từ gốc (nơi sản xuất).
Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các huyện, thành phố tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát đối với các mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Sau một thời gian triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đến nay tình tình sản xuất, buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng có sự chuyển biến tích cực. (5)
Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại; kịp thời đưa tin các vụ việc xử lý về sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng; hướng dẫn nông dân cách nhận biết phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; vận động các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh ký cam kết không sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng. Tập huấn cho các tổng đại lý, các cửa hàng kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cán bộ quản lý ở các xã, phường, thị trấn; các hộ nông dân quy định về sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Các ngành, lực lượng chức năng thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Cử tri xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng phản ánh: Kênh T5 đoạn chảy từ xã Tiền Phong qua xã Song Khê dọc theo quốc lộ 17 đi Bắc Giang nhiều năm không được nạo vét, gây tắc một số đường cống, làm ảnh hưởng đến việc sản xuất của nhân dân. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo nạo vét kênh, khơi thông dòng chảy để tiêu úng kịp thời trong mùa mưa bão.
Ngay sau khi nhận được ý kiến cử tri phản ánh, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Yên Dũng và UBND thành phố Bắc Giang tiến hành kiểm tra thực tế Kênh T5. Kết quả kiểm tra cho thấy đoạn kênh T5 từ đường vào Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng đến đường vào Nhà máy giấy Xương Giang có nhiều bèo, đất bồi lắng, cỏ dại mọc xung quanh hai bên bờ gây ách tắc dòng chảy. Theo kế hoạch, đoạn kênh nêu trên sẽ được đầu tư xây dựng kè hai bên và nạo vét cùng với việc triển khai xây dựng hạ tầng Khu dịch vụ 3, Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng trong thời gian tới. Trước mắt, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND thành phố Bắc Giang, UBND xã Song Khê tổ chức vớt bèo, phát quang cỏ hai bên bờ kênh, khơi thông dòng chảy để kịp tiêu úng không làm ảnh hưởng đến việc sản xuất của nhân dân.
Ngoài ra, tại khu vực cống Hoa Bắc (thuộc Kênh T5) UBND tỉnh đã chỉ đạo đầu tư xây dựng mở rộng cống để đảm bảo việc tiêu thoát nước tại khu vực, hiện công trình đang được triển khai thực hiện, dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2017.
Cử tri huyện Hiệp Hòa phản ánh: Trạm bơm Châu Lỗ, xã Mai Đình tưới cho trên 50 ha đất lúa đã bị hư hỏng, không sử dụng được nhiều năm nay. Đề nghị UBND tỉnh cho đầu tư cải tạo, sửa chữa tạo điều kiện cho nông dân sản xuất nông nghiệp.
Tiếp thu ý kiến cử tri, ngày 17/8/2017, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Quyết định số 1424/QĐ-UBND phân bổ kinh phí 400 triệu đồng để đầu tư cải tạo, sửa chữa máy móc, thiết bị cho Trạm bơm Châu Lỗ, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa; công trình được khởi công trong tháng 10/2017 và dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2017 để đảm bảo kịp thời tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Cử tri xã Quế Nham, huyện Tân Yên phản ánh: Đường Kênh Chính từ Điếm Tổng đi Việt Yên do UBND huyện Việt Yên làm chủ đầu tư đã hoàn thành từ những năm 2013-2014 nhưng việc chi trả tiền bồi thường, GPMB cho người dân thuộc huyện Tân Yên vẫn chưa hoàn thành. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Việt Yên, Tân Yên khẩn trương xem xét giải quyết để đảm bảo quyền lợi của người dân.
Đường Kênh Chính từ Điếm Tổng đi Việt Yên mà cử tri phản ánh là dự án Đường liên xã Nghĩa Trung – Minh Đức, huyện Việt Yên được khởi công tháng 5/2011 – hoàn thành vào tháng 3/2015. Trong quá trình lập dự án đầu tư dự án, UBND huyện Việt Yên có giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp huyện tiến hành lập phương án đền bù trình phê duyệt theo quy định. Tuy nhiên, do dự án sử dụng 100% là nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, kinh phí cấp cho việc triển khai dự án có hạn, nên chưa bố trí số kinh phí để tri trả tiền bồi thường GPMB cho các hộ dân có đất, tài sản bị thu hồi để làm dự án (khoảng hơn 03 tỷ đồng). (6)
Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Việt Yên chủ động bố trí kinh phí để chi trả tiền bồi thường GPMB cho các hộ theo phương án được duyệt. Dự kiến xong trong tháng 6/2018.
Cử tri xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng phản ánh: Hiện nay các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng thường xuyên xả nước thải trực tiếp gây ô nhiễm đồng ruộng làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhiều diện tích ruộng của nhân dân thôn Nội, thôn Trung không được thu hoạch do ảnh hưởng từ nguồn nước xả thải của các doanh nghiệp. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Ban quản lý Các khu công nghiệp tỉnh khảo sát, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và xây dựng kênh tiêu thoát nước thải riêng cho các khu công nghiệp. Đồng thời chỉ đạo ngành chức năng kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường của các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn.
Sau khi nhận được ý kiến phản ánh của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiến hành kiểm tra thực tế, kết quả như sau:
Khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng (cả khu phía Bắc và khu phía Nam) đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung (khu phía Bắc dự kiến hoàn thành đưa vào vận hành tháng 01/2018; khu phía Nam đã xây dựng xong, đang chạy thử); thời gian qua, các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN phải tự xử lý nước thải đạt yêu cầu theo báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Lượng nước thải của các doanh nghiệp được thải vào Ngòi Bún chảy ra sông Thương, không ảnh hưởng tới diện tích ruộng lúa của thôn Nội, thôn Trung xã Nội Hoàng.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, một số diện tích lúa của thôn Nội và thôn Trung, xã Nội Hoàng bị ảnh hưởng là do nước thải của một số doanh nghiệp thuộc Cụm công nghiệp Nội Hoàng (7). Hiện nay, Cụm công nghiệp này chưa có hệ thống thu gom nước mưa, nước thải riêng và hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Để khắc phục tình trạng trên, UBND tỉnh đã yêu cầu các doanh nghiệp tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải của doanh nghiệp, đảm bảo nước thải đạt yêu cầu theo quy định. Hiện, các doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng và đưa vào hoạt động trong tháng 10/2017.
Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo Ban Quản lý các KCN nghiên cứu, đề xuất phương án xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Nội Hoàng; đảm bảo xây dựng hệ thống thu gom nước mưa, nước thải riêng biệt, hệ thống xử lý nước thải tập trung, hoàn thành trong năm 2019; đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, giám sát các doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Cử tri các huyện Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, thành phố Bắc Giang đề nghị: UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng kiểm tra, xem xét và xử lý việc xả khói bụi, tiếng ồn và xả nước thải tiếp tục tái diễn gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp: Công ty xi măng Hương Sơn (xã Hương Sơn, Lạng Giang), Công ty Khải Thừa (xã Tiên Hưng, Lục Nam), Công ty TNHH khoáng sản Bắc Giang - Việt Trung (xã Hộ Đáp, Lục Ngạn), Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc và Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang.
Sau khi nhận được ý kiến phản ánh của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, doanh nghiệp có tên trên. Kết quả như sau:
- Đối với Công ty cổ phần Xi măng Bắc Giang: Kết quả kiểm tra tại cho thấy, ngày 01/7/2017 Công ty có sự cố về điện dẫn đến bụi, khí thải không được xử lý, thải trực tiếp ra môi trường đúng như ý kiến phản ánh của cử tri. UBND tỉnh đã chỉ đạo Công ty tiến hành khắc phục ngay sự cố và vận hành trở lại thiết bị xử lý bụi, khí thải. Hiện nay, Công ty đang duy trì vận hành hệ thống thu gom, xử lý bụi, khí thải từ lò nung và khu vực nghiền nguyên liệu trước khi thải ra ngoài môi trường; đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Môi trường xanh Gia Phong thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động liên tục. Công ty cam kết tiếp tục duy trì vận hành thường xuyên các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.
Trong thời gian tới, UBNB tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường đối với Công ty cổ phần Xi măng Bắc Giang và yêu cầu Công ty thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động liên tục và đấu nối, truyền số liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát.
- Đối với Công ty TNHH khoáng sản Bắc Giang - Việt Trung: Kết quả kiểm tra thực tế tại Công ty cho thấy Công ty đã đầu tư, bố trí 04 hồ lắng chứa nước thải, trên mặt bờ hồ lắng dùng bạt nhựa chống thấm; không có hoạt động xả nước thải, nước mưa ra ngoài môi trường; đã thực hiện bố trí mương thoát nước mưa tại khu vực phía Bắc cạnh hồ lắng nước thải; Công ty có thực hiện việc lót đáy chống thấm hồ lắng số 3, 4 và sử dụng tuần hoàn nước thải sản xuất, nước mưa. Công ty được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Tại khu vực bãi chứa quặng đuôi đang có hoạt động đổ thải chất thải của Công ty, bờ đập chắn có hiện tượng rạn nứt một số vị trí. Trong thời gian tới, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất mới sẽ tái sử dụng lại chất thải này nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường.
UBND tỉnh đã chỉ đạo công ty TNHH khoáng sản Bắc Giang - Việt Trung tiếp tục duy trì vận hành thường xuyên các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; thực hiện việc gia cố những vị trí bị rạn nứt của bờ đập bãi chứa, không để sự cố xảy ra; thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát, thực hiện khơi thông, nạo vét cống, rãnh thu gom nước mưa, nước thải; vệ sinh đất đá, bùn rơi vãi tại khu vực đường giao thông phía trước cổng Nhà máy; tích cực phối hợp, thông tin với chính quyền địa phương về công tác bảo vệ môi trường để theo dõi, giám sát. Đồng thời, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm theo quy định.
- Đối với Công ty TNHH Khải Thừa Việt Nam: Kết quả kiểm tra tại Công ty cho thấy tại khu vực xưởng sản xuất của Công ty phát sinh mùi khó chịu, khí thải phát sinh từ các máy gia nhiệt hạt nhựa phân xưởng kéo sợi chưa được thu gom, xử lý triệt để. Sở Tài nguyên và Môi trường đã xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty với số tiền 80 triệu đồng và yêu cầu Công ty thực hiện khắc phục ngay; có biện pháp thu gom, xử lý triệt để mùi, khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động, không để ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.
Ngày 17/8/2017, UBND tỉnh tiếp tục thành lập Đoàn kiểm tra việc thực hiện khắc phục các tồn tại về bảo vệ môi trường của Công ty; tại buổi làm việc cho thấy Công ty đã dừng hoạt động đốt sàng nhựa có phát sinh khí thải không đúng quy định; Công ty đã tiến hành lắp đặt hệ thống thiết bị đốt sàng nhựa cùng hệ thống xử lý khí thải và hoạt động từ 10/10/2017; ký hợp đồng với đơn vị tư vấn lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường và liên hệ với đơn vị tư vấn tiếp tục lắp đặt, nâng cấp hệ thống xử lý khí thải phát sinh.
UBND tỉnh đã yêu cầu Công ty đẩy nhanh tiến độ đầu tư, lắp đặt, nâng cấp hệ thống thu gom, xử lý khí thải phát sinh từ các công đoạn gia nhiệt, đảm bảo mùi, khí thải phát sinh được thu gom, xử lý triệt để, không gây ảnh đến môi trường xung quanh; đồng thời, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục tăng cường theo dõi, đôn đốc, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của Công ty TNHH Khải Thừa Việt Nam, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.
- Đối với Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc: UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra thực tế tại Công ty. Kết quả cho thấy, từ ngày 16/4/2017 đến ngày 23/6/2017, trong quá trình sản xuất của công ty có tình trạng xả khí thải có hàm lượng bụi tổng vượt quy chuẩn cho phép, đúng như phản ánh của cử tri.
UBND tỉnh đã yêu cầu Công ty tiếp tục đầu tư công nghệ, giải pháp tiên tiến hơn trong công tác bảo vệ môi trường, giảm thiểu đến mức thấp nhất các yếu tố gây ô nhiễm ra môi trường; công khai thông tin, tăng cường tuyên truyền đến người dân để nắm rõ việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của Công ty. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý theo quy định.
- Đối với Bệnh viện Ung bướu tỉnh: UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức làm việc với Bệnh viện Ung bướu tỉnh; Bệnh viện đã xây dựng và đang vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 150 m3/ngày đêm. Hiện nước thải phát sinh được thu gom, xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung sau đó thải ra cống thoát nước chung của khu vực và thải trực tiếp vào khu ruộng canh tác của nhân dân (cống thoát chung nước thải và nước mưa).
Để khắc phục tình trạng trên, UBND tỉnh đã yêu cầu Bệnh viện bố trí tách riêng đường thoát nước thải và nước mưa, không xả thải trực tiếp vào khu ruộng canh tác của nhân dân. Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định về bảo vệ môi trường.
Cử tri huyện Tân Yên đề nghị: UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với ngành thuế điều chỉnh giá đất tính thuế vì theo chu kỳ 5 năm (2012-2017) đến nay đã hết, ngành thuế chưa tham mưu nội dung này gây khó khăn cho cơ sở.
UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Cục Thuế tỉnh, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh Bảng giá đất giai đoạn 2015-2019, dự kiến trình UBND tỉnh ban hành tháng 12/2017 để thực hiện từ 01/01/2018.
Cử tri huyện Tân Yên đề nghị: UBND tỉnh có giải pháp cụ thể xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh và sớm quy hoạch đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải của tỉnh theo công nghệ cao.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo thành lập Tổ công tác thường xuyên tiến hành kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc triển khai thực hiện Chiến dịch cao điểm vệ sinh môi trường năm 2017 của các huyện, thành phố. Qua kiểm tra cho thấy tình trạng xả rác thải ra các tuyến kênh, mương, sông, ngòi, ven đường giao thông trên địa bàn tỉnh chưa được xử lý dứt điểm gây mất cảnh quan và ô nhiễm môi trường. Mặt khác, tại hầu hết các bãi rác, lò đốt rác của thôn, xã rác thải không được xử lý triệt để, các khu xử lý không đảm bảo hợp vệ sinh, khí thải, nước thải xả thải gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh.
Để khắc phục tình trạng này, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, hoàn thiện Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh. Nội dung Đề án đánh giá rõ thực trạng rác thải trên địa bàn tỉnh và đề xuất các mô hình áp dụng trong thời gian tới, trong đó có đề xuất ứng dụng các công nghệ xử lý rác thải hiện đại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc, tổ chức kiểm tra việc thực hiện Kết luận số 43-KL/TU ngày 11/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 26/5/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh; triển khai thực hiện Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh sau khi được ban hành, kịp thời có biện pháp giải quyết, hạn chế tối đa phát sinh ô nhiễm môi trường.
Cử tri nhiều xã của huyện Tân Yên phản ánh: Hiện nay, hầu hết các xã, thị trấn đã được đo đạc bản đồ địa chính chính quy và kinh phí thực hiện do ngân sách nhà nước chi trả. Tuy nhiên khi người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa, chuyển quyền sử dụng một phần đất, phải nộp phí đo đạc, tách thửa, chỉnh lý bản đồ rất cao. Đề nghị UBND tỉnh cho phép sử dụng bản đồ địa chính chính quy đã đo đạc để chỉnh lý hoặc đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh đơn giá đo đạc theo hướng giảm tiền chi phí đo đạc tách thửa, chuyển quyền sử dụng đất.
UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra việc sử dụng bản đồ địa chính và việc thu tiền đo đạc, tách thửa tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Tân Yên. Qua kiểm tra cho thấy:
- Các xã trên địa bàn huyện Tân Yên đã được đo đạc bản đồ địa chính 100% diện tích tự nhiên; tuy nhiên, hầu hết các xã chưa thực hiện việc cấp đổi GCNQSD đất sau đo đạc theo quy định và hiện tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Tân Yên vẫn đang sử dụng hệ thống bản đồ địa chính của các xã, thị trấn để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chức năng nhiệm vụ (cấp GCNQSDĐ, đăng ký biến động đất đai…).
- Về đơn giá và việc thu phí khi đo đạc, chỉnh lý, tách thửa: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Tân Yên đã thực hiện đầy đủ các quy định về đo đạc bản đồ, tài chính; đơn giá không vượt quá đơn giá do UBND tỉnh ban hành.
Ngoài ra, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản hướng dẫn việc áp dụng đơn giá đo đạc chỉnh lý thửa đất, đo đạc tách thửa theo hướng giảm tiền chi phí đo đạc tách thửa, phù hợp với tình hình thực tế và mặt bằng tại địa phương để Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thành phố có cơ sở thực hiện. Hoàn thành trước tháng 12/2017.
Cử tri xã Đồng Vương, Đông Sơn và một số xã huyện Yên Thế phản ánh: Diện tích đất lâm nghiệp đã được UBND huyện giao và cấp sổ bìa xanh (giao 30 năm và có thời hạn đến năm 2023-2024) nhưng hiện nay UBND tỉnh lại có quyết định giao cho Công ty Lâm nghiệp Yên Thế (cấp chồng lên diện tích mà nhân dân đang sử dụng) mà không thông báo, không đền bù cho nhân dân. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra xem xét giải quyết vấn đề này.
Đây là nội dung phức tạp, đã tồn tại trong thời gian dài và ảnh hưởng đến nhiều cá nhân, tổ chức liên quan. Để làm rõ, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1289/QĐ-UBND ngày 27/7/2017 về việc thành lập Tổ công tác liên ngành để kiểm tra rà soát về hoạt động quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp và đơn thư có liên quan đến Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế. Hiện, Tổ công tác đang trong quá trình kiểm tra, rà soát và tham mưu UBND tỉnh biện pháp giải quyết.
Cử tri nhiều xã huyện Hiệp Hòa phản ánh: Công tác dồn điền, đổi thửa của các thôn, xã đã hoàn thành từ lâu nhưng đến nay các hộ dân vẫn chưa được cấp GCNQSD đất. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu (do Sở Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư) khẩn trương hoàn thành đo đạc bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu, lập hồ sơ cấp GCNQSD đất cho nhân dân.
Sau dồn điền, đổi thửa, UBND huyện Hiệp Hòa đã chỉ đạo lập và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật dự toán đo đạc, cấp giấy chứng nhận cho các xã đã thực hiện; đồng thời, bố trí kinh phí, thuê đơn vị tư vấn đo đạc, lập hồ sơ cấp GCNQSD đất. Kết quả đến nay đã cơ bản đo đạc xong; tuy nhiên, mới chỉ cấp được 1.397 giấy chứng nhận với diện tích 181,4 ha (8); số còn lại đang hoàn thiện hồ sơ kê khai, cấp Giấy chứng nhận.
Tiến độ cấp GCN sau dồn điền, đổi thửa chậm chủ yếu do một số nguyên nhân: Kinh phí dành cho đo đạc, cấp GCN sau dồn điền, đổi thửa còn hạn chế; địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác cấp GCN sau dồn điền; quy trình và hồ sơ dồn điền, đổi thửa ở một số xã thực hiện không đúng nên dẫn đến thiếu, thất lạc...; sau dồn điền, đổi thửa một số hộ tự ý tiếp tục chia nhỏ ruộng đất (chia cho các thành viên trong hộ) dẫn đến số liệu trong phương án và số liệu đo đạc thực tế khác nhau; nhiều trường hợp mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không còn thông tin để hủy giấy theo quy định...
Tiếp thu ý kiến phản ánh của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn UBND huyện Hiệp Hòa về công tác cấp GCN sau dồn điền, đổi thửa; yêu cầu UBND huyện tăng cường tuyên truyền, vận động để người dân phối hợp kê khai, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp GCN sau dồn điền, đổi thửa.
Cử tri các xã huyện Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân Yên phản ánh: Tuyến đường tỉnh 288, 295, 296; tuyến đường 294 chạy qua địa bàn xã Phúc Sơn; tuyến đường Đại Lâm - An Hà do tỉnh quản lý (đoạn Xương Lâm- Đại Lâm) đã xuống cấp nghiêm trọng, những đoạn đường có hộ dân sinh sống hai bên không có rãnh thoát nước dọc, làm hư hỏng mặt đường, mất an toàn giao thông. Đề nghị tỉnh sớm cho nâng cấp, sửa chữa.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện công tác sửa chữa thường xuyên và đảm bảo an toàn giao thông cho các tuyến đường Tỉnh lộ 288, 295, 296, 294, tuyến đường Đại Lâm- An Hà; xong trong tháng 9/2017.
Cử tri huyện Lục Ngạn đề nghị: UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng báo cáo Bộ Giao thông - Vận tải sớm khắc phục xử lý cống thoát nước quốc lộ 31 (khu cổng chợ nông sản) gây ngập úng cục bộ vào mùa mưa.
Qua kiểm tra, khu vực cổng chợ nông sản quốc lộ 31 thường bị ngập úng cục bộ vào mùa mưa, nguyên nhân là do hệ thống rãnh dọc bị hư hỏng cục bộ và không có cửa xả do địa phương đã chia lô, đấu giá đất tại khu vực xả thoát nước. Đối với hệ thống rãnh dọc, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giao thông - Vận tải thực hiện sửa chữa, khắc phục, xong trong tháng 9/2017. Đối với công trình cống thoát nước khu cổng chợ nông sản trên quốc lộ 31 đang được nhà thầu đang thi công; dự kiến hoàn thành xong trong tháng 11/2017.
Cử tri các xã Ngọc Sơn, Hoàng Thanh, huyện Hiệp Hòa phản ánh: Đường tỉnh 295 và hệ thống cống thủy lợi qua đường của thôn Ngọc Thành (giáp huyện Tân Yên) đã bị sập, hư hỏng nặng, mặt đường xuống cấp nghiêm trọng. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng kiểm tra, xử lý và khắc phục.
Đường tỉnh 295 đoạn từ Tân Yên đến Hiệp Hòa nằm trong dự án cải tạo, nâng cấp do Ban QLDA ĐTXD các CTGT tỉnh Bắc Giang làm chủ đầu tư. Hiện nay, dự án đang được triển khai giai đoạn 1 (đoạn từ Lạng Giang đi Tân Yên). Trong quý IV/2017, dự án sẽ triển khai GPMB và làm các thủ tục lựa chọn nhà thầu đoạn từ huyện Tân Yên đến huyện Hiệp Hòa và dự kiến khởi công vào quý I/2018. Trong khi chờ Dự án triển khai thực hiện, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, thay tầm cống mới và sửa chữa mặt đường, đảm bảo giao thông êm thuận; hoàn thành từ ngày 10/9/2017.
Cử tri huyện Yên Thế, Lục Nam đề nghị: UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng kiểm tra, cho thay nắp đậy rãnh dọc, nạo vét và làm mới mương thoát nước dọc đường tỉnh lộ 292, 293, 294, 268, 242 và quốc lộ 17; lắp đặt biển báo và gờ giảm tốc tại khu vực cổng các trường học và khu vực các chợ, các điểm giao nhau; kẻ vạch phân làn đường để đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông.
Việc sửa chữa, làm mới hệ thống rãnh dọc, mương thoát nước dọc đường tỉnh lộ và quốc lộ là rất cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay nguồn vốn cho công tác duy tu, bảo trì đường rất hạn chế, do đó cần sự ủng hộ của nhân dân theo phương án nhà nước và nhân dân cùng làm. Trước mắt, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thay thế nắp đậy rãnh dọc, nạo vét và làm mới một số vị trí rãnh thoát nước dọc trên các tuyến đường cử tri có ý kiến phản ánh; đồng thời, lắp đặt, thay thế hệ thống biển báo hiệu đường bộ, sơn gờ giảm tốc, kẻ sơn vạch tim đường trên QL17, hoàn thành trong tháng 9/2017.
Cử tri xã Lão Hộ, huyện Yên Dũng đề nghị: UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí để cứng hóa tuyến đường liên huyện có chiều dài khoảng 700 m từ thôn Quyết Chiến, xã Lão Hộ, huyện Yên Dũng đi xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang. Vì đây là tuyến đường đất, mật độ xe ô tô đi lại nhiều đã xuống cấp nghiêm trọng.
Qua kiểm tra thực tế, tuyến đường này là tuyến đường liên thôn (kết nối giữa thôn Quyết Chiến, xã Lão Hộ với thôn Lải, xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang), hiện trạng là đường đất, dài khoảng 655 m, mặt đường rộng trung bình 5,0 m, mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn. UBND huyện Yên Dũng đã đưa vào danh mục công trình được hỗ trợ cứng hoá năm 2017 theo Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 của HĐND tỉnh và đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị , nhân dân đối ứng đủ kinh phí để thực hiện cứng hoá tuyến đường nói trên (tổng kinh phí là 1,29 tỷ đồng, trong đó: UBND tỉnh hỗ trợ 329.137 kg xi-măng, tương ứng kinh phí 378,5 triệu đồng; ngân sách huyện hỗ trợ 20% tổng giá trị mặt đường bê tông, tương ứng với 258,02 triệu đồng; ngân sách xã và nhân dân đóng góp 703 triệu đồng).
Hiện tại, địa phương đã thực hiện xong công tác GPMB và san gạt, lu lèn nền đường và đang chờ thời tiết thuận lợi (không mưa, khô ráo) sẽ tiến hành đổ bê tông mặt đường; dự kiến đến hết tháng 10/2017 sẽ hoàn thành công trình, đưa vào sử dụng.
LĨNH VỰC VĂN HÓA – XÃ HỘI
Cử tri xã Mỹ Thái, huyện Lạng Giang đề nghị: UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo rà soát các đối tượng làm hồ sơ giả để hưởng chế độ thương binh, người nhiễm chất độc hóa học và có biện pháp xử lý cương quyết đối với những đối tượng này.
- Về việc rà soát các đối tượng làm hồ sơ giả để hưởng chế độ thương binh: Tỉnh Bắc Giang có 864 trường hợp làm giả hồ sơ để hưởng chế độ thương binh, Bộ Tư lệnh Quân khu I thu hồi 832 đối tượng và thanh tra Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thu hồi 32 đối tượng, (trong đó huyện Lạng Giang 199 trường hợp, xã Mỹ Thái 10 trường hợp). Đến nay, toàn tỉnh đã thu hồi được số tiền 9.079.107.800/36.884.481.500 đồng (huyện Lạng Giang 1.237.630.000/8.578.667.600 đồng).
Trong thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với Quân khu I để giải quyết dứt điểm vụ việc trên, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. Tăng cường công tác nắm tình hình, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các đối tượng thực hiện nghiêm quyết định giải quyết của Quân khu I. Đồng thời có thái độ rõ ràng đối với từng đối tượng cụ thể; xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi quá khích, lợi dụng khiếu kiện gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn, nhằm từng bước ổn định tình hình.
- Về việc rà soát các đối tượng làm hồ sơ giả để hưởng chế độ người nhiễm chất độc hóa học: UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan kiểm tra hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ, phát hiện có 280 trường hợp có tóm tắt bệnh án tại hồ sơ nhưng không có bệnh án lưu trữ tại các bệnh viện. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đã chuyển toàn bộ 280 hồ sơ này sang Công an tỉnh để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo kết quả xác minh của Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Bắc Giang, 275/280 bản tóm tắt bệnh án là giả; trong đó có 267 trường hợp chưa được giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và 08 trường hợp đã hưởng trợ cấp chất độc hóa học. (9)
Để việc giải quyết chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đảm bảo đúng quy định, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền về điều kiện, quy trình lập hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; chủ động giải quyết những phát sinh trong quá trình thực hiện chế độ; tiếp nhận, kiểm tra, xác minh theo thẩm quyền đối với các ý kiến phản ánh của công dân về các trường hợp cụ thể làm hồ sơ giả để hưởng chế độ và xử lý nghiêm minh các trường hợp sai phạm.
Cử tri huyện Hiệp Hòa, Lục Ngạn phản ánh: Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động chưa phù hợp, chưa sát với nhu cầu của người lao động ở từng địa phương và doanh nghiệp. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng có giải pháp tổ chức đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của người lao động, phù hợp với từng địa phương và doanh nghiệp giúp người lao động sau đào tạo có được việc làm ổn định.
Để chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp hoặc nhu cầu của từng nhóm lao động ở từng địa phương cụ thể; từ năm 2016, UBND tỉnh đã và đang tiếp tục triển khai, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 và các văn bản để xây dựng, chuyển đổi chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghề của đơn vị mình theo hướng giao quyền tự chủ, tự quyết định về thời gian đào tạo, chương trình đào tạo cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm thích nghi, phù hợp với yêu cầu của từng doanh nghiệp, từng nhóm lao động, từng địa bàn.
Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho lao động về giáo dục nghề nghiệp; chỉ đạo các huyện, thành phố nâng cao chất lượng điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn hằng năm; chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tích cực, chủ động đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình phù hợp yêu cầu của người lao động với sự tham gia của doanh nghiệp từ khâu xây dựng nội dung chương trình đào tạo đến quá trình tiếp nhận người lao động và thực hành nhận vào làm việc tại doanh nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.... để công tác đào tạo nghề ngày càng đáp ứng yêu cầu và giải quyết tốt việc làm sau đào tạo.
Cử tri huyện Lạng Giang, Yên Thế và Hiệp Hòa đề nghị: UBND tỉnh sớm hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 11/9/2013, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1433/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh với tổng số hộ cần hỗ trợ là 3.108 hộ, trong đó 1.759 hộ cần hỗ trợ xây dựng mới, 1.349 hộ sửa chữa, tổng kinh phí nhà nước hỗ trợ 97,34 tỷ đồng. Đến hết tháng 6/2016, đã hỗ trợ xây dựng mới cho 650 hộ, với tổng kinh phí là 26 tỷ đồng; số hộ còn lại cần hỗ trợ là 2.457 hộ (trong đó xây mới 1.109 nhà, sửa chữa 1.349 nhà). Giai đoạn 2016-2020, Đề án được Trung ương hỗ trợ 67,77 tỷ đồng; UBND tỉnh đã đề nghị Trung ương phân bổ toàn bộ nguồn vốn trên trong năm 2018, đồng thời bố trí 3,57 tỷ đồng nguồn vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh đối ứng để hoàn thành trong năm 2018, trong đó dự kiến sẽ được hỗ trợ huyện Lạng Giang khoảng 9,7 tỷ đồng (xây mới 166 nhà, sửa chữa 182 nhà), huyện Yên Thế khoảng 8,2 tỷ đồng (xây mới 121 nhà, sửa chữa 192 nhà) và huyện Hiệp Hòa khoảng 3,5 tỷ đồng (xây mới 51 nhà, sửa chữa 83 nhà).
Cử tri xã Song Vân, huyện Tân Yên đề nghị: UBND tỉnh xem xét tiếp tục có chính sách hỗ trợ 20% tiền mua BHYT tự nguyện cho hộ nông - lâm nghiệp có mức sống trung bình trong năm 2018.
Để duy trì, phát triển bền vững các nhóm đối tượng đã và đang tham gia BHYT, đặc biệt là đối tượng người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình năm 2018 theo tinh thần Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 01/9/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục xây dựng chính sách hỗ trợ 20% mệnh giá đóng BHYT cho đối tượng thuộc hộ gia đình làm nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình năm 2018.
Cử tri huyện Yên Thế phản ánh: Bệnh viện tuyến huyện thường giữ bệnh nhân không cho chuyển tuyến trong khi bệnh nhân đã điều trị một thời gian bệnh không chuyển biến. Đề nghị Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện tạo điều kiện cho bệnh nhân khi điều trị không có hiệu quả hoặc phải chuyển tuyến cao hơn để bệnh nhân điều trị bệnh kịp thời.
Tiếp thu ý kiến của cử tri để việc chuyển tuyến được thực hiện theo đúng quy định và đảm bảo quyền lợi của người bệnh, UBND tỉnh đã yêu cầu các Bệnh viện Đa khoa huyện thực hiện việc chuyển tuyến theo đúng quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 của Bộ Y tế; thực hiện chuyển tuyến khi vượt quá phạm vi chuyên môn, danh mục kỹ thuật đã được phê duyệt thực hiện tại đơn vị; trường hợp điều trị không thấy tiến triển cần hội chẩn để đánh giá quá trình điều trị và xem xét chuyển tuyến cho người bệnh. Không thực hiện chuyển tuyến theo yêu cầu, chuyển tuyến các bệnh, danh mục kỹ thuật đơn vị đã được phê duyệt và thực hiện được tại đơn vị.
C. CÁC Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ SẼ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT
LĨNH VỰC KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH
Cử tri huyện Yên Dũng, Lục Ngạn, Lục Nam đề nghị: UBND tỉnh có cơ chế hỗ trợ giống, vốn, phân bón, khoa học kỹ thuật cho những mô hình cánh đồng mẫu, hợp tác xã, tổ hợp tác xã liên kết sản xuất nông nghiệp.
Về hỗ trợ mô hình cánh đồng mẫu: Thực hiện Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND ngày 11/7/2013 của HĐND tỉnh về hỗ trợ dồn điền, đổi thửa; xây dựng cánh đồng mẫu trên địa bàn tỉnh. Nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất và mua máy cơ giới. Phần kinh phí mua giống, vật tư phân bón do các hộ nông dân tự chủ. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn, hướng dẫn việc ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp cho người dân tham gia mô hình cánh đồng mẫu trên địa bàn tỉnh.
Về hỗ trợ Hợp tác xã, Tổ hợp tác liên kết sản xuất: Thực hiện Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020, UBND tỉnh hỗ trợ cho các Hợp tác xã có đủ điều kiện theo quy định để xây dựng nhà kho, cửa hàng, nhà sơ chế, đóng gói và bảo quản. Trong thời gian tới UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo nhân rộng các mô hình Hợp tác xã, Tổ hợp tác hoạt động có liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.
Cử tri huyện Lục Nam đề nghị: UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với UBND huyện Lục Nam xây dựng mô hình vườn cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGap gắn với du lịch sinh thái dọc tuyến đường Tây Yên Tử.
Việc xây dựng mô hình vườn cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với du lịch sinh thái dọc tuyến đường Tây Yên Tử là phù hợp với mục tiêu phát triển sản xuất cây ăn quả theo quy hoạch của tỉnh, phát huy được tiềm năng lợi thế của địa phương. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp với UBND huyện Lục Nam nghiên cứu xây dựng Đề án cụ thể, lựa chọn các đối tượng cây ăn quả phù hợp, có thế mạnh như: Na, vải, bưởi, cam, dứa… để triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Cử tri huyện Lục Ngạn đề nghị: UBND tỉnh có hướng dẫn cụ thể trong việc chi quỹ quản lý, bảo vệ rừng ở cấp xã.
Nội dung chi của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp xã đã được quy định cụ thể tại khoản 3, Điều 3, Thông tư số 85/2012/TT-BTC ngày 25/5/2012 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (cấp tỉnh, cấp xã).
Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có địa phương nào thành lập được Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp xã. Ngoài việc phải xét tới nhu cầu thành lập, khả năng huy động các nguồn tài chính để đảm bảo cho Quỹ cấp xã hoạt động ổn định, lâu dài, hiệu quả thì các xã phải có đề án (phương án) thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ. Khi các địa phương thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp xã, UBND tỉnh sẽ có hướng dẫn trình tự, thủ tục lập kế hoạch và phê duyệt dự toán thu, chi và quyết toán tài chính Quỹ cấp xã theo quy định hiện hành.
Cử tri huyện Yên Dũng đề nghị UBND tỉnh kiến nghị: Các bộ, ngành Trung ương sớm có hướng dẫn thực hiện Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh đã kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường tại các buổi hội thảo chuyên đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai và tham gia tại buổi làm việc trực tiếp với Tổng cục Quản lý đất đai ngày 07/9/2017. Đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn và đang trong quá trình xin ý kiến đóng góp của UBND các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành liên quan để hoàn thiện, ban hành.
Cử tri xóm Cang, xã Hương Gián, huyện Yên Dũng phản ánh: Đoạn đường từ Hương Gián đi Kế, tại khu vực thôn Thuyền (thành phố Bắc Giang), những hộ kinh doanh làm nghề phá dỡ ô tô lấn chiếm hành lang, gây cản trở giao thông.
Tiếp thu ý kiến cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND thành phố Bắc Giang, UBND xã Dĩnh Trì phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát các trường hợp lấn chiếm hành lang giao thông đoạn đường thôn Thuyền đi Hương Gián - Yên Dũng; đồng thời tiến hành lập biên bản, ra thông báo thu dọn tài sản vi phạm hành lang giao thông với 09 trường hợp. Sau khi thông báo đôn đốc, 9/9 trường hợp đã chặt cây, thu dọn tài sản vi phạm hành lang giao thông. Đội trật tự đô thị của xã hằng ngày kiểm tra, duy trì, không để các trường hợp tái vi phạm.
Để giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm hành lang giao thông tại khu vực nêu trên, UBND tỉnh đang xem xét điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu số 2 thành phố (khu vực thôn Thuyền, xã Dĩnh Trì mở rộng Cụm công nghiệp xã Dĩnh Trì) để giải quyết nhu cầu mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các hộ làng nghề (mua bán ô tô, dịch vụ vận tải, xử lý tập kết phế liệu xe ô tô cũ…).
D. CÁC Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ ĐỂ GIẢI TRÌNH, THÔNG TIN
LĨNH VỰC PHÁP CHẾ
Cử tri thành phố Bắc Giang phản ánh: Kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở phường, xã 02 triệu/năm và Ban công tác mặt trận ở thôn, tổ dân phố 03 triệu/năm, không đảm bảo tổ chức các hoạt động, đề nghị xem xét nâng lên 5 triệu/năm. Đề nghị xem xét bố trí kinh phí cho hoạt động giám sát và phản biện xã hội cho MTTQ các xã, phường, thị trấn theo Thông tư 337/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Tài chính về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
- Về kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở phường, xã, thị trấn: UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo Nghị quyết trình HĐND tỉnh Quy định mức kinh phí hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã, phường, thị trấn, dự kiến trình HĐND tỉnh thông qua tại kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVIII. Theo đó, dự kiến mức kinh phí hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã, phường, thị trấn đối với các xã loại 1 và xã đặc biệt khó khăn: 7 triệu đồng/Ban/năm; các xã loại 2: 6 triệu đồng/Ban/năm; các xã loại 3: 5 triệu đồng/Ban/năm.
- Về kinh phí hoạt động giám sát và phản biện xã hội cho MTTQ các xã, phường, thị trấn:
Theo nguyên tắc, kinh phí hoạt động giám sát và phản biện xã hội cho MTTQ của cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm. Do đó, kinh phí hoạt động giám sát và phản biện xã hội cho MTTQ các xã, phường, thị trấn do ngân sách cấp xã, phường, thị trấn đảm bảo. Đối với cấp tỉnh, năm 2017 ngân sách cấp tỉnh đã bố trí kinh phí cho MTTQ tỉnh 250 triệu đồng để thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội.
Hằng năm, căn cứ chương trình hoạt động giám sát, phản biện xã hội của năm kế hoạch, chế độ chi tiêu hiện hành và quy định của nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp xây dựng dự toán kinh phí đảm bảo hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tổng hợp trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan gửi cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm định, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
Ngoài ra, Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh về Ban hành quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017 của các cấp chính quyền địa phương tỉnh Bắc Giang, trong đó khoán kinh phí hoạt động đối với Mặt trận Tổ quốc (bao gồm cả hỗ trợ hoạt động của Ban công tác MTTQ ở thôn, tổ dân phố): 12 triệu đồng/xã/năm.
Cử tri huyện Yên Thế đề nghị: UBND tỉnh có chính sách cho cán bộ không chuyên trách, hợp đồng, bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản các xã khó khăn thuộc chương trình 135 được hưởng phụ cấp vùng khó khăn như cán bộ, công chức, viên chức (thêm 70%); có chế độ hỗ trợ phụ cấp cho chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở. Đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo việc chuyển, xếp ngạch bậc, cho các cán bộ ngành giáo dục đã hoàn thành chương trình đào tạo nhiều năm chưa được hưởng lương theo bằng cấp được đào tạo.
- Về chế độ, chính sách đối với các xã khó khăn thuộc chương trình 135: Nghị định 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút. Như vậy chỉ những người hưởng lương đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mới được hưởng thêm phụ cấp thu hút. Còn người hoạt động không chuyên trách, như: Bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản… đang hưởng phụ cấp theo quy định của HĐND tỉnh thì không thể giải quyết được (không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp thu hút theo quy định của nghị định).
- Về chế độ hỗ trợ phụ cấp cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở được hưởng chế độ phụ cấp theo quy định tại Quyết định số 1439/QĐ-TLĐ ngày 14/12/2011 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành quy định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn. Nguồn kinh phí để chi trả phụ cấp sử dụng số thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn tại các công đoàn cơ sở.
- Về việc chuyển, xếp ngạch bậc cho các cán bộ ngành giáo dục đã hoàn thành chương trình đào tạo nhiều năm chưa được hưởng lương theo bằng cấp được đào tạo: Ngày 16/9/2015, Liên Bộ Giáo dục- Đào tạo và Bộ Nội vụ đã ban hành 04 Thông tư Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên công lập (gồm: Mầm non, tiểu học, THCS và THPT), trong đó quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng các hạng tương ứng. Ngày 23/5/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 13/2017/TT-BGDĐT quy định về điều kiện để các cơ sở giáo dục được tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập. Theo đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức xong 05 lớp bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II, 05 lớp bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II và Trung học cơ sở hạng II.
Ngày 18/8/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 20/2017/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập; Sở Nội vụ có tờ trình báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh cho phép tổ chức thi thăng hạng giáo viên các bậc học, cấp học năm 2017 vào thời gian tháng 12/2017.
Cử tri huyện Tân Yên phản ánh: Tiền chi cho hoạt động của khu dân cư 3 triệu/thôn/năm là thấp. Các thôn được hưởng như nhau là chưa công bằng, đề nghị tăng mức hỗ trợ theo tiêu chí phân loại thôn, tránh hình thức cào bằng.
Để thực hiện kinh phí "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" theo Thông tư Liên tịch số 144/2014/TTLT/BTC-BVHTTDL, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, năm 2017 ngân sách tỉnh đã bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách các xã, phường, thị trấn để hỗ trợ Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư đối với khu dân cư thuộc xã vùng khó khăn 5 triệu đồng/năm/khu dân cư; các khu dân cư còn lại 3 triệu đồng/năm/khu dân cư.
Cử tri huyện Sơn Động phản ánh: Hiện nay, nhân viên nuôi dưỡng trong các trường mầm non trên địa bàn chỉ làm việc theo hình thức thuê khoán hoặc hợp đồng ngắn hạn (theo mùa vụ) nên không được hưởng chế độ hỗ trợ nào của nhà nước. Đề nghị UBND tỉnh bổ sung định biên, chế độ cho nhân viên nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non.
- Về biên chế: Điều 6 Thông tư số 06/2015/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 16/3/2015 về quy định danh mục vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập quy định “Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non có tổ chức bán trú thì được hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ nấu ăn như sau: Cứ 35 trẻ nhà trẻ hoặc 50 trẻ mẫu giáo thì được ký 01 lao động hợp đồng để bố trí vào vị trí nấu ăn” như vậy công việc nấu ăn (nhân viên nuôi dưỡng) thực hiện trong năm học và chỉ thực hiện khi các trường mầm non có tổ chức học bán trú. Do vậy, việc Hợp đồng lao động nhân viên nấu ăn theo theo hình thức thuê, khoán hoặc hợp đồng ngắn hạn (theo mùa vụ) là đúng theo quy định.
- Về chế độ với nhân viên nuôi dưỡng: Nhà nước không có chính sách hỗ trợ; việc thực hiện chế độ đối với nhân viên nuôi dưỡng là do thỏa thuận giữa nhà trường và cha, mẹ học sinh. Hiện nay, tỉnh Bắc Giang mới thực hiện chủ trương hợp đồng lao động giáo viên mầm non chưa có chủ trương hợp đồng nhân viên nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non.
Cử tri thị trấn Neo, huyện Yên Dũng phản ánh: Hiện tượng trộm chó hiện nay gây bức xúc trong nhân dân. Đề nghị đưa thêm tội danh trộm cắp vật nuôi vào Bộ Luật hình sự và có chế tài để xử lý nặng tội danh nay.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 Bộ Luật hình sự 1999 thì hành vi trộm cắp tài sản (trong đó có bao gồm trộm chó) của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Như vậy, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người trộm chó bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Pháp luật không quy định cụ thể từng tội danh đối với hành vi trộm cắp. Ý kiến của cử tri không thể xem xét, giải quyết được.
Cử tri đề nghị: UBND tỉnh xem xét, nghiên cứu về việc phân cấp cho chính quyền cơ sở theo hướng việc gì cơ sở giải quyết thuận lợi thì nên phân cấp để tạo sự chủ động trong việc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.
Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung tham mưu phân cấp nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm giữa UBND tỉnh và chính quyền cấp cơ sở trên các lĩnh vực chủ yếu như: Quản lý quy hoạch, kế hoạch, đầu tư; ngân sách nhà nước; đất đai, tài nguyên, doanh nghiệp nhà nước; hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công; tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức. Sau một thời gian triển khai thực hiện, nhiều nội dung phân cấp quản lý đã được thể chế hóa vào các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh và các quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Sở, ban ngành. Các quy định phân cấp giữa UBND tỉnh và chính quyền cơ sở đã được các địa phương thực hiện tương đối thống nhất và có hiệu quả, nâng cao tính chủ động cho chính quyền cơ sở trong quản lý, sử dụng các nguồn lực ở địa phương, đưa nền hành chính sát hơn với những đặc điểm kinh tế - xã hội cụ thể của địa phương, góp phần giải quyết kịp thời và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức và nhân dân tại địa phương.
Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh quá trình phân cấp quản lý nhà nước. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện một số giải pháp cụ thể:
- Tập trung hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật; thường xuyên rà soát chức năng, nhiệm vụ hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước, loại bỏ chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm một việc chỉ do một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính, phù hợp với nội dung đã phân cấp.
- Giảm hợp lý các loại giấy phép và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động cấp phép; rà soát, cắt giảm mạnh các thủ tục hành chính và chỉnh sửa quy trình giải quyết công việc với người dân, với doanh nghiệp còn chưa phù hợp. Bảo đảm công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, đúng thời hạn trong hoạt động công vụ; đặc biệt đối với các quy trình thủ tục phục vụ, giải quyết các yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.
- Quy định trách nhiệm báo cáo, giải trình, xử lý các vi phạm theo chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm được phân cấp.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công vụ, hoạt động quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công;
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát và thực hiện sự điều phối cần thiết của Chính phủ, các Bộ, ngành đối với các địa phương sau phân cấp.
LĨNH VỰC KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH
Cử tri huyện Lục Nam đề nghị: Phân cấp quản lý một số hồ đập có dung tích lớn trên địa bàn huyện từ công ty Cầu Sơn về cấp xã để chủ động tích nước, xả nước, đáp ứng yêu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất.
Căn cứ các quy định của Trung ương và tỉnh, các hồ chứa nước thủy lợi có dung tích trên 500.000m3 hoặc có chiều cao đập trên 12 m phục vụ diện tích tưới phạm vi liên xã giao cho Công ty TNHH một thành viên KTCTTL tỉnh quản lý, không thể phân cấp cho địa phương quản lý. Như vậy, nội dung đề nghị của cử tri không thể thực hiện được.
Cử tri xã Cao Thượng, huyện Tân Yên đề nghị: UBND tỉnh tiếp tục quan tâm hỗ trợ các xã đã về đích nông thôn mới để duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới.
Căn cứ quy định tại Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, theo đó các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới được hỗ trợ theo hệ số 1,0 để duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới. Ngày 04/5/2017, tỉnh Bắc Giang đã thực hiện thông báo vốn trung hạn 2017-2020 cho các xã, căn cứ vào nguồn vốn được trung ương giao hằng năm và tình hình thực tiễn của tỉnh, UBND tỉnh sẽ phân bổ cụ thể cho các xã theo quy định.
Hiện nay, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 07/2017/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 về quy định chính sách hỗ trợ cứng hóa đường trục thôn, đường liên thôn và đường nội đồng gắn với giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017-2021 hỗ trợ các xã xi-măng làm đường trục thôn, liên thôn và đường nội đồng để nâng cao tiêu chí giao thông.
Cử tri huyện Việt Yên, Tân Yên đề nghị: UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình chăn nuôi trên địa bàn, đồng thời có các giải pháp lâu dài đối với vấn đề này, tránh tình trạng người dân chăn nuôi thua lỗ, bỏ chuồng trại, ao, hồ... do “khủng hoảng thừa”.
Hiện tại, chính sách của Nhà nước không có mục hỗ trợ cho các hộ gia đình chăn nuôi bị thua lỗ do ”khủng hoảng thừa” và trong điều kiện ngân sách địa phương có hạn nên không thể trực tiếp hỗ trợ người dân bị thua lỗ.
Để hỗ trợ người dân tiêu thụ hết sản phẩm chăn nuôi lợn, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức hội nghị kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thu mua, tạm trữ thịt, xuất khẩu lợn sữa đông lạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi được giết mổ, bán sản phẩm, hạn chế tư thương ép giá; đề nghị các nhà máy thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giảm giá bán sản phẩm, chia sẻ khó khăn, đồng hành cùng người chăn nuôi; đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện giãn nợ, khoanh nợ, giảm lãi suất vay đối với người chăn nuôi.
Về các giải pháp lâu dài, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo tổ chức lại chăn nuôi của tỉnh, tăng cường xây dựng các chuỗi liên kết chặt chẽ từ chăn nuôi đến tiêu thụ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hài hòa lợi ích các bên tham gia; phát triển chăn nuôi theo định hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn thế giới, tiêu chuẩn khu vực hướng tới xuất khẩu chính ngạch, vừa đảm bảo hạn chế gây ô nhiễm môi trường, phát triển bền vững.
Cử tri một số xã của huyện Tân Yên phản ánh: Hiện nay UBND tỉnh, UBND huyện chỉ đạo tổ chức tiêm phòng gia súc, gia cầm tập trung theo đợt (xuân hè và thu đông). Tuy nhiên, việc tiêm phòng đối với gia súc, gia cầm nuôi bán công nghiệp đã được các chủ trại chủ động thực hiện theo lứa tuổi khi nhập chuồng, do đó số vắc- xin được cấp không sử dụng hết, dẫn đến lãng phí ngân sách. Cán bộ thú y cơ sở đề nghị chỉ cấp đủ vắc-xin cho số gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng nhưng không được chấp thuận và phải nhận đủ số vắc-xin theo số thống kê đầu con gia súc, gia cầm tại thời điểm. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng xem xét việc cấp vắc-xin tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm phù hợp với thực tế, tránh lãng phí.
Việc tiêm phòng vắc-xin cho đàn gia súc, gia cầm nuôi bán công nghiệp, trang trại, gia trại theo các đợt tiêm phòng vụ xuân hè, thu đông và tiêm phòng bổ sung trong năm được người dân chủ động thực hiện và nhà nước không có chính sách hỗ trợ. Hằng năm căn cứ vào thực tế chăn nuôi tại các địa phương, UBND tỉnh hỗ trợ vắc- xin cúm gia cầm và vắc- xin tai xanh cho đàn lợn nái và lợn đực giống cho các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, với số lượng rất ít. Qua làm việc trực tiếp với UBND huyện, 22/24 trưởng thú y các xã, thị trấn của huyện Tân Yên và kiểm tra tình hình sử dụng vắc-xin hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi tại xã An Dương, Cao Xá cho thấy vắc-xin được sử dụng đúng đối tượng theo quy định của Nhà nước, chưa phát hiện tình trạng lãng phí vắc-xin hỗ trợ.
Cử tri huyện Yên Thế, Lục Nam kiến nghị: UBND tỉnh cho chuyển đổi diện tích đất trồng lúa một vụ không ăn chắc sang đất sử dụng nuôi trồng cây, con có hiệu quả hơn và cho phép hộ sản xuất cải tạo mặt bằng để trồng cây và có cam kết hoàn trả mặt bằng đất trồng lúa khi Nhà nước yêu cầu.
Việc chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm được quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013 và thuộc trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu việc chuyển đổi đất trồng lúa một vụ không ăn chắc sang đất sử dụng nuôi trồng cây, con có hiệu quả hơn mà không vi phạm quy định nói trên, phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm của xã thì UBND cấp xã nơi có đất cho phép các hộ gia đình thực hiện và phải chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc sử dụng đất.
Thực tế cho thấy nhu cầu chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản của địa phương là chính đáng, góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc chuyển đổi phải cân đối các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được Chính phủ phê duyệt. Để đáp ứng nguyện vọng của cử tri, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát quy hoạch, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất và xây dựng kế hoạch, quy hoạch cụ thể, sát với điều kiện thực tế để trình Chính phủ phê duyệt.
Cử tri các thôn My Điền, xã Hoàng Ninh, Đức Liễn, xã Hồng Thái, huyện Việt Yên phản ánh: Khi thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án, UBND huyện Việt Yên không họp dân công khai dự án; chưa được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương, các hộ dân bị thu hồi chưa nhận tiền bồi thường đã triển khai dự án, gây bức xúc trong nhân dân. Đề nghị UBND tỉnh kiểm tra, giải quyết.
Sau khi nhận được ý kiến phản ánh của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Việt Yên thực hiện rà soát các dự án thu hồi đất thực hiện tại hai xã Hoàng Ninh và Hồng Thái, kết quả cho thấy:
- Các dự án thu hồi đất đều nằm trong danh mục các dự án được Thủ tướng Chính phủ và HĐND tỉnh thông qua cho phép thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án.
- Các dự án triển khai thực hiện đều đảm bảo đúng trình tự quy định của pháp luật hiện hành. Từng bước, từng khâu trong quy trình thực hiện dự án đều được triển khai đúng trình tự, theo đúng quy định ban hành kèm theo Quyết định số 01/2017/QĐ-UBND ngày 16/01/2017 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong công tác thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Như vậy, các dự án đã và đang triển khai trên địa bàn huyện Việt Yên đã được thực hiện theo quy định, chính sách pháp luật hiện hành về thu hồi chuyển mục đích sử dụng đất và bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng.
Tập thể xã viên hợp tác xã (HTX) dịch vụ tiêu thụ điện năng xã Đại Hóa, huyện Tân Yên phản ánh: Cuối năm 2011, BQLDA tỉnh xây dựng lưới điện cho HTX đạt 55% để hoàn thành lưới điện, HTX đã huy động nguồn vốn đóng góp của xã viên và vay các nguồn vốn khác. Đến tháng 6/2013, HTX được Sở Tài chính thiết lập hồ sơ ký hợp đồng vay vốn. Tháng 12/2014, HTX tiếp tục huy động nguồn vốn để ký quỹ với Sở Tài chính. Tháng 5/2016, HTX hoàn tất việc chuyển giao lưới điện cho ngành điện quản lý. Tuy nhiên đến nay HTX vẫn chưa được Sở Tài chính thanh lý hợp đồng vay vốn. HTX đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết để HTX thanh toán công nợ trước khi tuyên bố giải thể.
Theo quy định tại điểm 2, mục III, Phương án thu hồi nguồn vốn đầu tư thực hiện Dự án REII trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ban hành kèm theo Quyết định số 180/QĐ-UBND ngày 18/02/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh, khi bàn giao lưới điện cho ngành điện quản lý các HTX “phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ số nợ gốc, lãi chưa trả và phần khấu hao tài sản còn lại của công trình từ khi nhận bàn giao (từ Ban QLDA ĐTXD tỉnh) đưa vào khai thác sử dụng đến thời điểm thu hồi (bàn giao cho Công ty Điện lực Bắc Giang), nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Đến thời điểm bàn giao cho Công ty Điện lực Bắc Giang quản lý (10), HTX dịch vụ tiêu thụ điện năng xã Đại Hóa chưa thực hiện thanh toán xong phần khấu hao tài sản phải trả và Bộ Tài chính chưa cho ý kiến xử lý về số nợ khấu hao ngành điện không tiếp nhận thuộc nguồn vốn vay WB của 45 HTX đã bàn giao trên địa bàn tỉnh; do vậy, Sở Tài chính chưa thể thanh lý hợp đồng tín dụng vay lại đã ký và tất toán tài khoản ký quỹ với với HTX tiêu thụ điện năng xã Đại Hóa.
Cử tri huyện Lạng Giang đề nghị: UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng kiểm tra xem xét việc cấp phép cho doanh nghiệp đầu tư xưởng sang chiết ga ở địa bàn xã Quang Thịnh vì địa điểm đầu tư nằm gần với khu dân cư thôn Cầu Bằng, xã Hương Sơn, do đó có nguy cơ gây mất an toàn về cháy, nổ, ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, Dự án Trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại thôn Thanh Lương, xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang thuộc Công ty cổ phần Dầu khí Bắc Giang đang trong quá trình triển khai thực hiện với diện tích khoảng 1,8 ha, xung quanh có một số hộ dân sinh sống. Khoảng cách từ các hộ dân đến vị trí đặt các bồn chứa và nơi sang chiết khoảng từ 200 m đến 300 m, khoảng cách trên đảm bảo phù hợp với quy định tại Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16/12/2011 của Bộ Công thương.
Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện dự án. Trước khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp phải hoàn thiện hồ sơ, thủ tục và phải được cơ quan quản lý nhà nước: Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp phép phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Cử tri huyện Lạng Giang đề nghị: UBND tỉnh nâng hạng tuyến đường từ Thái Đào đi Tân Dĩnh-Mỹ Thái-Dương Đức-Mỹ Hà thành đường tỉnh và có kế hoạch đầu tư sửa chữa, nâng cấp mở rộng tuyến đường này, hiện nay tuyến đường này nhỏ hẹp đã xuống cấp nghiêm trọng, rất dễ xảy ra tai nạn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Qua xem xét, nghiên cứu cho thấy tuyến đường từ Thái Đào - Tân Dĩnh - Mỹ Thái - Dương Đức - Mỹ Hà chưa đáp ứng các tiêu chí thành đường tỉnh, việc sửa chữa nâng cấp, mở rộng tuyến đường này thuộc trách nhiệm UBND huyện Lạng Giang. UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Lạng Giang thường xuyên quản lý, bảo trì, xem xét nâng cấp, mở rộng tuyến đường, đáp ứng nguyện vọng của cử tri.
Cử tri huyện Sơn Động đề nghị: UBND tỉnh và Chính phủ xem xét tiếp tục cấp bổ sung kinh phí còn lại của dự án đường giao thông đến trung tâm các xã Cẩm Đàn, Chiên Sơn, Quế Sơn, Vân Sơn và Hữu Sản; tiếp tục bố trí kinh phí cho Dự án đường vào trung tâm xã Bồng Am tạo điều kiện để chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ sớm hoàn thành dự án, góp phần cải thiện đời sống nhân dân các xã nêu trên.
- Đối với Dự án Đường ô tô đến trung tâm xã miền núi Cẩm Đàn, Chiên Sơn, Quế Sơn, Vân Sơn và Hữu Sản thuộc vùng ĐBKK huyện Sơn Động được phê duyệt tại Quyết định số 1433/QĐ-UBND ngày 11/10/2011(11) và giao cho UBND huyện Sơn Động làm chủ đầu tư; tổng mức đầu tư: 384,466 tỷ đồng, trong đó (giai đoạn I: 243,669 tỷ đồng; giai đoạn II: 140,796 tỷ đồng). Đến năm 2017, tổng nguồn vốn đã được bố trí là 170 tỷ đồng (trong đó: giai đoạn 2011-2015 là 135 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 là 50 tỷ đồng. (12)
Thực hiện Luật Đầu tư công 2014, tỉnh Bắc Giang đã trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nguồn vốn ngân sách Trung ương, đến nay dự án đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao vốn trung hạn 2016-2020 tại Quyết định số 1178/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2017, số vốn được giao là 50 tỷ đồng (đã bao gồm thu hồi vốn ứng trước là 15 tỷ đồng). Như vậy, tổng số vốn được giao cho dự án là 170 tỷ đồng, không đủ theo tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Phần kinh phí còn thiếu không được Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí để hoàn thành toàn bộ dự án đã được phê duyệt. Do vậy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các chủ đầu tư điều chỉnh lại dự án đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý để đảm bảo phù hợp với kế hoạch vốn trung hạn 2016-2020 đã được phân bổ và kết thúc dự án theo quy định.
- Đối với dự án Đường vào trung tâm xã Bồng Am, huyện Sơn Động được triển khai theo Quyết định số 357/QĐ-UBND ngày 18/3/2016, tổng mức đầu tư là 83,447 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao vốn tại Quyết định số 1178/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2017, số vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020 là 65 tỷ đồng, hiện tại đã được phân bổ 24 tỷ đồng (năm 2016 là 14 tỷ đồng, năm 2017 là 10 tỷ đồng). Trong giai đoạn 2018-2020 sẽ tiếp tục phân bổ vốn để hoàn thành dự án theo kế hoạch. Tuy nhiên do nguồn vốn bố trí cho dự án chỉ có 65 tỷ đồng, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát, điều chỉnh lại dự án, cắt giảm tổng mức đầu tư để triển khai phù hợp với kế hoạch vốn đã được phân bổ.
Cử tri huyện Sơn Động đề nghị: UBND tỉnh xem xét hỗ trợ nguồn vốn đầu tư dự án: Hồ Trùm Dâu, xã An Châu để bổ sung nguồn nước thô cho nhà máy nước thị trấn An Châu vì nguồn nước cung cấp cho nhà máy đã bị cạn kiệt, không đảm bảo chất lượng, nhất là vào mùa khô.
Ngày 10/11/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 649/QĐ-UBND bàn giao các công trình hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn huyện Sơn Động cho Công ty TNHH MTV xây dựng và cấp nước Hà Bắc quản lý khai thác. Hiện nay Hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung thị trấn An Châu đang lấy nước thô từ Hồ Khe Đặng để xử lý cung cấp đủ nước sạch cho nhân dân thị trấn An Châu, không lấy nước thô từ Hồ Trùm Dâu. Công ty TNHH MTV xây dựng và cấp nước Hà Bắc đã cải tạo, nâng cấp khu xử lý hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung thị trấn An Châu, đến nay đã cung cấp nước cho khoảng 1.200 hộ/1.750 hộ dân. Công suất của nhà máy và nguồn nước thô cung cấp cho nhà máy đủ nước để cung cấp cho 1.750 hộ, Công ty TNHH MTV xây dựng và cấp nước Hà Bắc đang vận động các hộ dân chưa sử dung nước sạch chuyển sang sử dụng nước sạch từ nhà máy để tránh lãng phí và tăng doanh thu. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng dự án Hồ Trùm Dâu để bổ sung nguồn nước thô cho nhà máy nước thị trấn An Châu là chưa cần thiết.
Cử tri xã Trường Giang, huyện Lục Nam đề nghị: UBND tỉnh xem xét cho xây dựng cây cầu cứng qua sông Lục Nam tại bến Tòng Lệnh, nối từ xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn sang.
Dự án xây dựng cầu Tòng Lệnh thuộc Chương trình xây dựng cầu dân sinh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2529/QĐ-TTg về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình xây dựng cầu dân sinh đảm bảo an toàn giao thông vùng dân tộc thiểu số, giai đoạn 2014-2020. Tuy nhiên sau khi phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát danh mục, vị trí, quy mô các cầu theo tiêu chí dự án; theo đó, công trình cầu Tòng Lệnh, xã Trường Giang, huyện Lục Nam không có trong danh mục cầu dân sinh theo Quyết định số 2529/QĐ-TTg. Sau khi tổ chức kiểm tra, đánh giá, nhận thấy hiện trạng cầu cũ vẫn cơ bản đảm bảo khai thác an toàn; trường hợp cần sửa chữa, bảo trì huyện Lục Nam có trách nhiệm bố trí kinh phí để cải tạo, sửa chữa cầu phục vụ đi lại cho người dân.
LĨNH VỰC VĂN HÓA – XÃ HỘI
Cử tri huyện Sơn Động đề nghị: UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng sớm xem xét công nhận các điểm di tích lịch sử thuộc địa bàn huyện khi đã đủ hồ sơ, tờ trình để địa phương có kế hoạch tôn tạo, bảo tồn.
Từ năm 2012 đến 2017, huyện Sơn Động có 4 di tích đề nghị xếp hạng. Trong đó có di tích Chùa Chủa, xã Tuấn Đạo đã được Ban Quản lý di tích tỉnh xây dựng hồ sơ và UBND tỉnh Bắc Giang cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh (năm 2012), còn lại 3 di tích (Đình làng Néo, Đình Náng, Hang Chiêng-Khe Nương Dâu) do cơ sở vật chất, các tài liệu hiện vật ở di tích không đủ căn cứ để chứng minh lịch sử hình thành của di tích nên chưa đủ tiêu chí xếp hạng theo Điều 28, Khoản 1 Điều 29 của Luật Di sản văn hóa năm 2001 (được sửa đổi bổ sung năm 2009). Do đó, Ban Quản lý di tích tỉnh không đưa vào danh mục lập hồ sơ đề nghị xếp hạng cấp tỉnh. Riêng điểm di tích Hang Chiêng, Khe Nương Dâu của xã Tuấn Đạo do điều kiện đất đai chưa rõ ràng, địa phương chưa khoanh vùng bảo vệ đất cụ thể cho di tích nên không thể lập hồ sơ xếp hạng.
Cử tri huyện Hiệp Hòa, Lục Ngạn phản ánh: Một số tiêu chí trong bộ công cụ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa phù hợp với thực tế. Đề nghị UBND tỉnh kiến nghị các Bộ, ngành chức năng của Trung ương điều chỉnh để quá trình triển khai thực hiện ở cơ sở đảm bảo khách quan, công bằng, đúng đối tượng và bố trí thời gian tổ chức rà soát hộ nghèo hằng năm sớm hơn (tháng 9-10).
- Đối với ý kiến cử tri phản ánh “một số tiêu chí trong bộ công cụ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa phù hợp với thực tế”: UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục tham mưu, nghiên cứu và có kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương xem xét điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp với tình hình thực tiễn của các vùng, địa phương khác nhau.
- Về ý kiến bố trí thời gian tổ chức rà soát hộ nghèo hằng năm sớm hơn (tháng 9-10): Theo quy định tại Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016, thời điểm rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm được thực hiện từ ngày 01/9 đến hết ngày 31/12 của năm. Việc thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trong năm để thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho năm tiếp theo; để đảm bảo thời gian tổ chức rà soát phù hợp với tình hình thực tiễn (tránh sự biến động tăng, giảm nhiều); hằng năm, UBND tỉnh ban hành kế hoạch rà soát, thống kê hộ nghèo, hộ cận nghèo trong năm kể từ ngày 01/10.
Cử tri xã Nghĩa Hưng, Hương Sơn, Mỹ Thái huyện Lạng Giang đề nghị: UBND tỉnh quan tâm hỗ trợ, đầu tư trang thiết bị, dụng cụ y tế cho các Trạm y tế xã để đảm bảo điều kiện khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.
Qua xem xét, kiểm tra thực tế cho thấy, các Trạm y tế xã Nghĩa Hưng, Hương Sơn, Mỹ Thái huyện Lạng Giang đã có các thiết bị thiết yếu, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh theo phân tuyến của Bộ Y tế như: Máy siêu âm, máy điện châm, máy khí dung, bộ dụng cụ đỡ đẻ, bộ dụng cụ khám phụ khoa, bộ dụng cụ tiểu phẫu, bộ dụng cụ khám tai mũi họng, bộ dụng cụ khám răng đơn giản, tủ sấy điện, nồi hấp điện, nồi luộc dụng cụ điện...(13).
Các cán bộ của trạm y tế đã được đào tạo để khai thác các trang thiết bị y tế được đầu tư. Trong những năm gần đây, các trạm y tế trên đã thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, đối tượng không có BHYT; triển khai quản lý, điều trị bệnh tăng huyết áp, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân trên địa bàn.
Để đảm bảo điều kiện khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, UBND tỉnh đã yêu cầu UBND huyện Lạng Giang chỉ đạo Trung tâm y tế huyện phối hợp các trạm y tế mua sắm từ nguồn kinh phí chi thường xuyên được ngân sách cấp (36 triệu đồng/trạm /năm, sau khi trừ tiết kiệm 10%) và nguồn thu dịch vụ khám, chữa bệnh tại trạm y tế được để lại chi theo chế độ hiện hành (năm 2016 trung bình thu 15 triệu/trạm; 6 tháng đầu năm 2017, bình quân thu 20 triệu đồng/trạm) từng bước đảm bảo điều kiện khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.
Cử tri huyện Sơn Động đề nghị: UBND tỉnh đầu tư xây dựng đường truyền, truyền hình số mặt đất (DVB-T2) cho Đài Truyền thanh Truyền hình huyện, thay thế công nghệ analog, theo đó nâng chất lượng truyền thanh, truyền hình phục vụ cho nhân dân huyện Sơn Động.
Theo nội dung của Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 của Chính phủ chỉ cấp tần số giao cho 05 doanh nghiệp (VTV, VTC, AVG, RTB, SDTV2) thực hiện xây dựng hạ tầng phát sóng truyền hình mặt đất DVB-T2 phát sóng vùng, phát sóng toàn quốc. Như vậy không có cơ sở để thực hiện ý kiến đề nghị của cử tri huyện Sơn Động.
Trong khi chờ các đơn vị doanh nghiệp triển khai xây dựng hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất, UBND tỉnh đã yêu cầu UBND huyện Sơn Động duy trì hoạt động của các trạm phát lại theo nguồn kinh phí sự nghiệp phát thanh, truyền hình đã cấp hằng năm cho huyện và tăng cường tuyên truyền, khuyến khích nhân dân sử dụng truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình internet… để xem các kênh truyền hình của Trung ương, của tỉnh được thuận lợi và chất lượng.
Cử tri xã Lan Giới, Tân Trung và một số xã huyện Tân Yên phản ánh: Một số cán bộ chủ chốt xã nghỉ việc trước năm 2000 theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ, mặc dù đã đủ 15 năm công tác và đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi hưu, khi đủ tuổi thì BHXH không giải quyết do khi nghỉ việc cấp xã không làm đầy đủ hồ sơ về bảo hiểm. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng xem xét giải quyết.
Sau khi nhận được ý kiến phản ánh của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, xem xét; kết quả cụ thể như sau:
+ Tại UBND xã Tân Trung, huyện Tân Yên: UBND xã Tân Trung xác nhận, đến thời điểm hiện tại, UBND xã chưa nhận được hồ sơ nào đề nghị nghỉ việc trước năm 2000 theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ theo cử tri phản ánh.
+ Tại UBND xã Lan Giới, huyện Tân Yên: BHXH tỉnh, BHXH huyện Tân Yên đã làm việc với đại diện UBND xã và cử tri có ý kiến phản ánh là ông Nguyễn Hồng Lợi. Qua xác minh, ông Nguyễn Hồng Lợi không thuộc đối tượng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ tồn đọng chưa được giải quyết.
E. CÁC Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ CHƯA CÓ ĐIỀU KIỆN GIẢI QUYẾT
LĨNH VỰC KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH
Cử tri huyện Lục Ngạn đề nghị UBND tỉnh: Tiếp tục xem xét bố trí kinh phí hoặc đề nghị Chính phủ bố trí kinh phí để xây dựng đập Làng Chả, xã Phong Vân, huyện Lục Ngạn.
Dự án đập làng Chả, xã Phong Vân, huyện Lục Ngạn đã được UBND tỉnh đề xuất vay nguồn vốn JICA tài khóa VII (ODA); tuy nhiên, hiện nay nguồn vốn JICA tạm dừng để đánh giá lại các chương trình tài khóa trước và dự án cũng không được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa vào danh mục đầu tư giai đoạn 2016-2020. Mặt khác, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh khó khăn; do vậy, trong giai đoạn 2016-2020, chưa thể bố trí được vốn đầu tư để xây dựng đập Làng Chả. Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ quan tâm để đầu tư công trình này khi có điều kiện.
Cử tri xã Song Mai, thành phố Bắc Giang đề nghị: UBND tỉnh sớm đầu tư trạm bơm tiêu tại Cống Rụt để hạn chế ngập úng gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp trong mùa mưa.
Do nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh gặp nhiều khó khăn; căn cứ vào tình hình thực tế, UBND tỉnh lựa chọn đầu tư các dự án theo thứ tự ưu tiên; trong giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh không bố trí được vốn để đầu tư trạm bơm tiêu Cống Rụt. Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ quan tâm để đầu tư công trình này khi có điều kiện.
Cử tri huyện Hiệp Hòa đề nghị: UBND tỉnh sớm thực hiện dự án đường giao thông theo hình thức BOT nối quốc lộ 37 với khu công nghiệp Yên Bình, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và sớm triển khai đường vành đai IV; đề nghị sớm triển khai xây dựng cầu Đại Thắng hoặc cầu Thanh Lương theo kế hoạch để giúp người dân đi lại, giao thương được thuận lợi.
- Đoạn đường nối quốc lộ 37 với khu công nghiệp Yên Bình, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên thuộc dự án cải tạo nâng cấp QL37 đoạn nối đường cao tốc Hà Nội- Lạng Sơn với đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên theo hình thức hợp đồng BOT. Hiện tại, Bộ Giao thông - Vận tải đã đình hoãn thực hiện Dự án do chủ trương không thực hiện đầu tư các dự án BOT trên đường cũ. Riêng đoạn nối từ quốc lộ 37 với khu công nghiệp Yên Bình, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) để triển khai thực hiện.
- Đối với dự án đường Vành đai IV: Dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt dự án tại Quyết định số 1384/ QĐ-UBND ngày 11/8/2017. Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo chủ đầu tư khẩn trương thực hiện các công việc tiếp theo, phối hợp với địa phương trong công tác bồi thường GPMB để khởi công công trình vào đầu năm 2018.
- Việc xây dựng cầu Đại Thắng hoặc cầu Thanh Lương không có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh giai đoạn 2016-2020, ngân sách của tỉnh còn khó khăn; do vậy, kiến nghị của cử tri chưa thể thực hiện được.
Cử tri và doanh nghiệp huyện Hiệp Hòa phản ánh: Trên tuyến đường tỉnh 295, 296 có nhiều vị trí cầu có tải trọng khai thác thấp, không đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa bằng công-ten-nơ. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng rà soát, kiểm tra, có biện pháp cải tạo, nâng cấp để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương.
Việc cải tạo, nâng cấp các cầu có tải trọng khai thác thấp trên các tuyến đường tỉnh 295, 296 qua địa bàn huyện Hiệp Hòa không có trong kế hoạch đầu tư trung hạn 2016 - 2020. Tuy nhiên, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên quản lý, bảo trì đảm bảo hoạt động khai thác các cầu và đường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cử tri xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên đề nghị UBND tỉnh kiến nghị: Bộ Giao thông - Vận tải bổ sung hạng mục làm hầm chui dân sinh hoặc cầu vượt qua quốc lộ 1A đoạn ngã tư thuộc địa phận xã Hoàng Ninh đi sang xã Vân Trung để đảm bảo thuận tiện cho người dân khi tham gia giao thông.
Dự án cải tạo nâng cấp QL1A đoạn Hà Nội – Bắc Giang đến nay đã cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng. Vì vậy, đề nghị của cử tri không thực hiện được ở thời điểm hiện tại.
Cử tri huyện Hiệp Hòa đề nghị: UBND tỉnh sớm có hướng dẫn việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở đối với diện tích đất xen kẹp; đất nông nghiệp trồng cây hằng năm (kể cả đất lúa) sang đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản để sử dụng có hiệu quả hơn.
- Đối với nội dung đề nghị UBND tỉnh có hướng dẫn việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở đối với diện tích đất xen kẹp: Hiện nay Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định đối với việc xử lý phần diện tích đất nông nghiệp nhỏ lẻ, xen kẹp được chuyển mục đích sử dụng sang đất ở nên tạm thời những trường hợp này chưa xem xét, xử lý được. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu chính sách và xin ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường, tham mưu giải quyết vướng mắc phù hợp với quy định của Luật Đất đai về giao đất không thông qua đấu giá. Khi có hướng dẫn của Trung ương, UBND tỉnh sẽ hướng dẫn cụ thể cho các tổ chức, cá nhân thực hiện.
- Đối với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp trồng cây hằng năm (kể cả đất trồng lúa) sang đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản: Nội dung này được quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013 và thuộc trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu việc chuyển đổi đất trồng lúa một vụ không ăn chắc sang đất sử dụng nuôi trồng cây, con có hiệu quả hơn mà không vi phạm quy định nói trên, phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm của xã thì UBND cấp xã nơi có đất cho phép các hộ gia đình thực hiện và phải chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc sử dụng đất.
Thực tế cho thấy nhu cầu chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản của địa phương là chính đáng, góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc chuyển đổi phải cân đối các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được Chính phủ phê duyệt. Để đáp ứng nguyện vọng của cử tri, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát quy hoạch, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất và xây dựng kế hoạch, quy hoạch cụ thể, sát với điều kiện thực tế để trình Chính phủ phê duyệt.
LĨNH VỰC VĂN HÓA – XÃ HỘI
Cử tri thôn Đông, thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên đề nghị: UBND tỉnh có kế hoạch trùng tu, sửa chữa Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt đình Đông vì hiện nay khu di tích này đã bị xuống cấp.
Ngày 31/10/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1740/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình: Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế, tỉnh Bắc Giang (giai đoạn 1), trong đó có Khu di tích đình Đông. Tuy nhiên, do Chính phủ dừng Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa từ năm 2016, nên hiện tại chưa có vốn bố trí cho di tích đình Đông cũng như các di tích khác thuộc hệ thống di tích quốc gia đặc biệt những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế.
Đối với việc tu bổ, tôn tạo đình Đông, UBND tỉnh sẽ tiếp tục kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bố trí vốn cho dự án (giai đoạn 2 – sau năm 2021), đồng thời đẩy mạnh công tác vận động xã hội hóa đầu tư, tranh thủ mọi nguồn lực từ NSNN các cấp, từ xã hội để bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị di tích đình Đông, đáp ứng nguyện vọng của cử tri.
Cử tri thành phố Bắc Giang, Lục Ngạn đề nghị: UBND tỉnh kiến nghị sửa đổi Luật Người cao tuổi theo hướng giảm tuổi hưởng chế độ từ 80 xuống 75 tuổi.
Theo quy định tại Điều 17 của Luật Người cao tuổi, độ tuổi người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội là đủ 80 tuổi. Thực hiện quy định của Luật, hiện nay cả tỉnh có hơn 27.000 người cao tuổi đang được hưởng trợ cấp. Việc hạ dần độ tuổi của người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội là mục tiêu chung trong chính sách an sinh xã hội được các cơ quan chức năng quan tâm và người dân đồng tình ủng hộ. Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh sẽ kiến nghị với cấp có thẩm quyền nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp.
(1) Tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thực hiện cho vay theo lãi suất quy định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ, hiện nay mức lãi suất cho vay phổ biến là 0,55%/tháng; tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh: Hiện nay ngân hàng chưa quy định giảm lãi suất cho vay riêng đối với ngành chăn nuôi mà chỉ quy định mức lãi suất cho vay các đối tượng ưu tiên theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, trong đó có đối tượng vay vốn phát triển nông nghiệp nông thôn (bao gồm cho vay chăn nuôi); theo đó Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Bắc Giang đã ban hành văn bản quy định mức lãi suất cho vay ngắn hạn là 6,5%, trung dài hạn là 10% áp dụng từ ngày 10/7/2017 đối với khách hàng có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh (xếp hạng khách hàng loại A trở lên, có vốn đối ứng tham gia tối thiểu theo mức quy định, không có nợ nhóm 2 trong 3 năm gần nhất). (2) Tính đến 30/6/2017, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 162/221 xã/thị trấn có quản lý điều trị ngoại trú bệnh tăng huyết áp (trừ 9 TYT phường của TP Bắc Giang không KCB BHYT do Bệnh viện ĐK thành phố giải thể), với 11.582 người bệnh (tăng 983 người so với cuối năm 2016). Đã triển khai quản lý, điều trị ngoại trú bệnh ĐTĐ tại 6 TYT xã. (3) Theo báo cáo số 170/BC-CAT-PV11 ngày 25/8/2017 của Công an tỉnh: Trong 8 tháng năm 2017, lực lượng Công an tỉnh đã phát hiện, xử lý 499 lượt phương tiện vi phạm (trong đó 240 lượt phương tiện chở hàng quá khổ, 259 lượt phương tiện chở hàng quá tải trọng), phạt thu nộp kho bạc nhà nước trên 01 tỷ đồng. (4) Có 245 hộ đồng ý điều chỉnh mục tiêu của dự án, chiếm 64,5%; 116 hộ không đồng ý điều chỉnh mục tiêu của dự án, chiếm 30,5% và 19 hộ không bày tỏ quan điểm, chiếm 5% số hộ được lấy ý kiến.) (5) Trong 6 tháng đầu năm 2017, lực lượng QLTT đã kiểm tra xử lý 03 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón; xử phạt VPHC 215.000.000 đồng, buộc tiêu hủy 1.900 kg phân bón NPK 12-6-2 giả. Trong đó, 02 doanh nghiệp xuất phân bón không có giấy phép, xử phạt VPHC 155.000.000 đồng; 01 doanh nghiệp sản xuất phân bón giả không có giá trị sử dụng, xử phạt VPHC 60.000.000 đồng. Buộc tiêu hủy 1.900 kg phân bón NPK 12-6-2 giả không có giá trị sử dụng trị giá 8.360.000 đồng. (6) Ngày 18/11/2016, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 1842/QĐ-UBND về việc phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đường liên xã Nghĩa Trung - Minh Đức đã xác lập tổng mức đầu tư của dự án và số công nợ của dự án còn thiếu, trong đó số kinh phí GPMB là hơn 3 tỷ đồng. (7) Nguồn nước xả thải của Công ty CP thép Việt Úc, Công ty TNHH đầu tư và thương mại Mạo Hợi và Công ty TNHH Mạo Hợi (đang cho 20 doanh nghiệp thuê nhà xưởng); Công ty TNHH Việt Đặng và Công ty TNHH Việt Chiến xả nước thải ra cánh đồng thôn Nội, thôn Trung, xã Nội Hoàng, làm ảnh hưởng tới khoảng 10.000 m2 đất lúa (27,7 sào). Các doanh nghiệp đã bồi thường cho nhân dân với mức 7.000.000 đồng/sào. (8) Theo Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 22/10/2013 của UBND tỉnh, theo đó trong giai đoạn 2014-2016 huyện Hiệp Hòa cần thực hiện dồn điền, đổi thửa 1.213 ha; tính đến thời điểm hiện huyện Hiệp Hòa đã thực hiện dồn điền, đổi thửa, giao ruộng trên thực địa được 1.669,4 ha (đạt 137,6% kế hoạch giao). (9) Đối với 267 trường hợp chưa hưởng chế độ chất độc hóa học, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bắc Giang giữ lại bản khai, bản gốc tóm tắt bệnh án và bản gốc giấy ra viện (đối với một số trường hợp có giấy ra viện trong hồ sơ), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Giang chuyển lại giấy tờ quân đội chứng minh quá trình hoạt động ở vùng Mỹ sử dụng chất độc hóa học trước 30/4/1975 mà đối tượng đã nộp theo hồ sơ về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện để trả cho đối tượng. Đối với 08 trường hợp đã hưởng trợ cấp chất độc hóa học, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành quyết định đình chỉ chế độ chất độc hóa học và thu hồi số tiền trợ cấp đã nhận theo quy định. (10) Tại thời điểm bàn giao tình hình công nợ của HTX như sau: Nguyên giá tài sản HTX nhận bàn giao từ Ban QLDA ĐTXD tỉnh: 4.456.656.616 đồng, trong đó: nguồn (giá trị) vốn vay WB: 3.972.984.039 đồng, nguồn ngân sách tỉnh: 483.672.577 đồng; giá trị nhận nợ của ngành điện tại thời điểm bàn giao: 2.548.230.783 đồng, trong đó: nguồn vốn vay WB: 2.271.676.079 đồng, nguồn ngân sách tỉnh: 276.554.704 đồng; giá trị vốn vay WB ngành điện không tiếp nhận: 1.701.307.960 đồng; số nợ gốc HTX đã trả đến thời điểm bàn giao: 278.108.000 đồng; số tiền ký quỹ còn lại: 103.235.529 đồng (số tiền ký quỹ 10%: 400.000.000 đồng; số đã trích trả nợ gốc, lãi năm 2016 do HTX không thực hiện trả nợ: 296.764.471 đồng). (11) Nội dung và quy mô của dự án là đầu tư xây dựng 26 tuyến đường, tổng chiều dài 47,49 km, theo tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi; thời gian thực hiện dự án từ năm 2011-2015 và đã được gia hạn thời gian thực hiện đến hết năm 2017; tổng mức đầu tư: 384,466 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh. (12) Trong đó, thu hồi vốn ứng trước 15 tỷ đồng. (13) TYT xã Nghĩa Hưng có 143/176 loại thiết bị, đạt 81,3%; xã Mỹ Thái có 146/176 loại thiết bị, đạt 83%, Hương Sơn có 135/176 loại thiết bị, đạt 76,7% danh mục quy định theo Quyết định số 1020/QĐ-BYT ngày 22/3/2004 của Bộ Y tế (cao hơn so với với mức trung bình của các TYT trong tỉnh năm 2016 khoảng 72,5% danh mục). |
Ý kiến bạn đọc (0)