Mặc dù là địa bàn miền núi gặp nhiều khó khăn, song thời gian gần đây xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đang khởi sắc từng ngày. Nhờ khai thác tiềm năng, thế mạnh từ đồi, rừng cùng hỗ trợ của chính quyền địa phương, đời sống của người dân nơi đây ngày càng cải thiện, thoát được nghèo, vươn lên làm giàu.
Có của ăn, của để nhờ rừng
Quyết không cam chịu cảnh nghèo, vợ chồng chị Hạnh mạnh dạn vay 10 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để mua máy xay xát gạo, kết hợp chăn nuôi lợn. Nhờ chịu khó làm ăn, mỗi năm anh chị tiết kiệm, dành vốn đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi. Đến năm 2011, vợ chồng chị đã có khu trang trại thường xuyên nuôi từ 40 - 50 con lợn thịt. Bên cạnh đó, anh chị còn kinh doanh hàng tạp hóa, cho thuê phông bạt.
Không nản chí, vợ chồng chị Hạnh quyết định chuyển sang nghề khác; huy động toàn bộ số vốn tích cóp trong nhiều năm và vay thêm người thân, bạn bè đầu tư mở xưởng bóc gỗ. Chị Hạnh chia sẻ: “Lúc đầu vốn lưu động cho xưởng chế biến gỗ chỉ khoảng 400 triệu đồng thì nay tăng lên hơn 1,2 tỷ đồng. Trung bình, gia đình tôi thuê từ 15- 20 nhân công, tiền công từ 7- 10 triệu đồng/tháng. Năm 2023, trừ mọi chi phí, gia đình tôi thu lãi hơn 300 triệu đồng”.
Vợ chồng chị Hạnh kiểm tra sản phẩm ván bóc của gia đình.
Xã Hương Sơn có lợi thế tự nhiên về phát triển rừng kinh tế, tạo nguyên liệu cho chế biến gỗ.
Sức hút từ cây dứa
Việc canh tác dứa ở Hương Sơn được thực hiện bằng cơ giới hóa, giải phóng đáng kể sức người. Bà con còn tích cực sử dụng phân bón hữu cơ khoáng thân thiện môi trường; sau khi thu hoạch dứa, dùng chế phẩm sinh học xử lý thân, lá, gốc để làm phân bón. Nhờ đó giúp nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng quả dứa, tăng thu nhập đáng kể cho bà con nông dân.
Thu hoạch dứa ở Hương Sơn.
Bà Vũ Thị Phương cùng ông Trần Văn Tuyến trao đổi về phương pháp chăm sóc dứa.
Theo ông Tuyến, trồng dứa quan trọng nhất là khâu chọn giống. Giống tốt thì quả to. Sau khi thu hoạch dứa, người trồng phải bón phân cho dứa để nuôi giống; cắt tỉa những nhánh yếu, còi cọc, mỗi gốc chỉ để lại 3- 4 nhánh to khỏe làm giống; đồng thời biết cách xử lý cho dứa ra quả trái vụ theo từng thời điểm thích hợp. Điều này khiến cho việc trồng, chăm sóc dứa không tốn nhân lực. “Gia đình tôi hiện chỉ có hai vợ chồng ở nhà, các con đều đi làm ăn xa, song vẫn bảo đảm chăm sóc được 3 ha dứa mà không cần thuê mướn nhân công, bởi rảnh lúc nào, vợ chồng tôi lên bãi trồng lúc đó. Việc thu hoạch dứa thì thương nhân đến tận vườn”, ông Tuyến nói.
Định hướng đúng, gắn kết cùng tiến
Hương Sơn là xã miền núi, vùng sâu, xa của huyện Lạng Giang, nằm tiếp giáp với huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn), có đông đồng bào dân tộc thiểu số chung sống (chiếm 56%), bao gồm dân tộc Nùng, Tày, Sán Dìu, Cao Lan, Sán Chí... Vì thế, những năm trước đây đời sống của người dân Hương Sơn gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói, nghèo thường chiếm từ 50- 60%. Nguyên nhân đói, nghèo chủ yếu do nhận thức của người dân còn hạn chế, canh tác lạc hậu, chưa biết cách khai thác hết tiềm năng, thế mạnh kinh tế vườn, đồi, rừng của địa phương.
Ông Vũ Văn Báo, Chủ tịch UBND xã Hương Sơn bày tỏ, không thể cứ hỗ trợ mãi người dân bằng tiền mặt hay vật tư nông nghiệp mà quan trọng hơn là làm sao giúp họ thay đổi được tư duy, nếp nghĩ, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước và của cấp trên. Vì thế, Đảng ủy, UBND xã Hương Sơn đã tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân về cách thức tổ chức sản xuất; tư duy làm kinh tế, từ đó nỗ lực vương lên, chủ động quyết định hướng đầu tư phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng gia đình, lợi thế của từng nơi.
Ngoài chú trọng phát triển kinh tế đồi, rừng, trên địa bàn xã Hương Sơn còn xuất hiện nhiều hộ chăn nuôi gia cầm lớn, cho thu nhập cao.
Đảng ủy, UBND xã Hương Sơn đã thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT- XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có nhiều dự án hỗ trợ mua máy móc chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt phân tán, xây dựng nhà ở, cứng hóa đường giao thông và kênh mương nội đồng...
Không những vậy, Đảng ủy, UBND xã còn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thành lập các HTX, tổ hợp tác sản xuất, giúp bà con nông dân thay đổi tư duy sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang phương thức sản xuất có sự liên kết, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ bao tiêu sản phẩm để cùng phát triển. Xã Hương Sơn đã thành lập được 7 HTX và 4 tổ hợp hợp tác. Trong đó có nhiều HTX tiêu biểu, như: Dứa sạch Hương Sơn; Gà Núi Hương Sơn; Hồ Hố Cao; Sâm núi Dành và cây dược liệu hữu cơ Lạng Giang...
Sâm núi Dành đã được đưa về trồng ở xã Hương Sơn.
Nhiều loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số cũng đang được người dân xã Hương Sơn khôi phục, phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm.
Thông qua phương thức sản xuất liên kết, hợp tác này đã giúp cho nhiều sản phẩm của xã Hương Sơn được nâng tầm giá trị, có thương hiệu trên thị trường. Hiện xã có 2 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, gồm: Dứa Hương Sơn và Xôi sắc màu. Nhờ đó, thu nhập của người dân Hương Sơn ngày càng được cải thiện, toàn xã chỉ còn 169 hộ nghèo (chiếm 4,3%); số hộ khá và giàu tăng cao; bộ mặt làng quê thêm khởi sắc. Năm 2019, xã Hương Sơn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Mặc dù là địa bàn miền núi gặp nhiều khó khăn, song thời gian gần đây xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đang khởi sắc từng ngày. Nhờ khai thác tiềm năng, thế mạnh từ đồi, rừng cùng hỗ trợ của chính quyền địa phương, đời sống của người dân nơi đây ngày càng cải thiện, thoát được nghèo, vươn lên làm giàu.
Vợ chồng chị Hạnh kiểm tra sản phẩm ván bóc của gia đình.
Xã Hương Sơn có lợi thế tự nhiên về phát triển rừng kinh tế, tạo nguyên liệu cho chế biến gỗ.
Bà Vũ Thị Phương, Chủ tịch Hội Nông dân xã, thành viên Hội đồng quản trị HTX Dứa sạch Hương Sơn cho biết, trước đây, mỗi năm cây dứa chỉ cho thu hoạch một vụ tập trung vào tháng 6, 7 thì nay nhờ áp dụng kỹ thuật cho dứa ra quả trái vụ nên thời gian thu hoạch kéo dài cả năm. Giải pháp khoa học kỹ thuật này đã vinh dự đoạt giải Ba tại Cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bắc Giang lần thứ 10, năm 2022- 2023 do UBND tỉnh tổ chức và giải Nhì tại Hội thi Sáng tạo nhà nông năm 2023 do Hội Nông dân tỉnh tổ chức.
Việc canh tác dứa ở Hương Sơn được thực hiện bằng cơ giới hóa, giải phóng đáng kể sức người. Bà con còn tích cực sử dụng phân bón hữu cơ khoáng thân thiện môi trường; sau khi thu hoạch dứa, dùng chế phẩm sinh học xử lý thân, lá, gốc để làm phân bón. Nhờ đó giúp nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng quả dứa, tăng thu nhập đáng kể cho bà con nông dân.
Thu hoạch dứa ở Hương Sơn.
Ông Trần Văn Tuyến, thôn Kép 11, thành viên HTX Dứa sạch Hương Sơn cho biết, do biết cách chăm sóc, nhất là cho dứa ra quả trái vụ nên gia đình ông đã có của ăn, của để. Mỗi năm trừ chi phí, gia đình ông thu lãi khoảng 500 triệu đồng. Vườn dứa của gia đình ông cũng là một trong những địa điểm để huyện, xã tổ chức hội thảo đầu bờ cho bà con nông dân. Ông Tuyến trở thành “giảng viên” nhà nông từ lúc nào không hay.
Bà Vũ Thị Phương cùng ông Trần Văn Tuyến trao đổi về phương pháp chăm sóc dứa.
Theo ông Tuyến, trồng dứa quan trọng nhất là khâu chọn giống. Giống tốt thì quả to. Sau khi thu hoạch dứa, người trồng phải bón phân cho dứa để nuôi giống; cắt tỉa những nhánh yếu, còi cọc, mỗi gốc chỉ để lại 3- 4 nhánh to khỏe làm giống; đồng thời biết cách xử lý cho dứa ra quả trái vụ theo từng thời điểm thích hợp. Điều này khiến cho việc trồng, chăm sóc dứa không tốn nhân lực. “Gia đình tôi hiện chỉ có hai vợ chồng ở nhà, các con đều đi làm ăn xa, song vẫn bảo đảm chăm sóc được 3 ha dứa mà không cần thuê mướn nhân công, bởi rảnh lúc nào, vợ chồng tôi lên bãi trồng lúc đó. Việc thu hoạch dứa thì thương nhân đến tận vườn”, ông Tuyến nói.
Hương Sơn là xã miền núi, vùng sâu, xa của huyện Lạng Giang, nằm tiếp giáp với huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn), có đông đồng bào dân tộc thiểu số chung sống (chiếm 56%), bao gồm dân tộc Nùng, Tày, Sán Dìu, Cao Lan, Sán Chí... Vì thế, những năm trước đây đời sống của người dân Hương Sơn gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói, nghèo thường chiếm từ 50- 60%. Nguyên nhân đói, nghèo chủ yếu do nhận thức của người dân còn hạn chế, canh tác lạc hậu, chưa biết cách khai thác hết tiềm năng, thế mạnh kinh tế vườn, đồi, rừng của địa phương.
Ông Vũ Văn Báo, Chủ tịch UBND xã Hương Sơn bày tỏ, không thể cứ hỗ trợ mãi người dân bằng tiền mặt hay vật tư nông nghiệp mà quan trọng hơn là làm sao giúp họ thay đổi được tư duy, nếp nghĩ, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước và của cấp trên. Vì thế, Đảng ủy, UBND xã Hương Sơn đã tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân về cách thức tổ chức sản xuất; tư duy làm kinh tế, từ đó nỗ lực vương lên, chủ động quyết định hướng đầu tư phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng gia đình, lợi thế của từng nơi.
Ngoài chú trọng phát triển kinh tế đối, rừng, trên địa bàn xã Hương Sơn còn xuất hiện nhiều hộ chăn nuôi gia cầm lớn, cho thu nhập cao.
Sâm núi Dành đã được đưa về trồng ở xã Hương Sơn.
Nhiều loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số cũng đang được người dân xã Hương Sơn khôi phục, phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm.
Thông qua phương thức sản xuất liên kết, hợp tác này đã giúp cho nhiều sản phẩm của xã Hương Sơn được nâng tầm giá trị, có thương hiệu trên thị trường. Hiện xã có 2 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, gồm: Dứa Hương Sơn và Xôi sắc màu. Nhờ đó, thu nhập của người dân Hương Sơn ngày càng được cải thiện, toàn xã chỉ còn 169 hộ nghèo (chiếm 4,3%); số hộ khá và giàu tăng cao; bộ mặt làng quê thêm khởi sắc. Năm 2019, xã Hương Sơn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.